Thực trạng hoạt động thẩm đinh dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng hoạt động thẩm đinh dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang



Phần I 3
Giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã bắc giang 3
I. Quá trình hình thành, phát triển chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã bắc giang. 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Bắc Giang. 3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Bắc Giang. 4
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã bắc giang. 7
2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý. 7
2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 8
2.2.1. Phòng Kế hoạch - Kinh doanh. 8
2.2.2. Phòng Kế toán - Ngân quỹ. 11
2.2.3. Phòng Hành chính- Nhân sự. 12
2.2.4. Phòng tín dụng. 14
2.2.5. Chi nhánh trực thuộc: 14
2.3. Trình độ chuyên môn: 15
III. kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang một số năm gần đây. 15
3.1- Nguồn vốn: 15
3.2- Dư nợ: 17
3.3 - Công tác kế toán, ngân quỹ: 21
3.4 - Công tác hành chính, nhân sự: 21
3.5 - Công tác kiểm tra và tự kiểm tra: 22
3.6 - Hoạt động phong trào, đoàn thể: 23
3.7. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. 24
Phần II 27
Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang 27
I. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 27
1.1. Nhân tố khách quan. 27
1.1.1 Môi trường pháp luật. 27
1.1.2. Môi trường kinh tế - xã hội. 28
1.2. Nhân tố chủ quan. 29
1.2.1. Phương pháp thẩm định. 29
1.2.2. Lựa chọn đối tác. 31
1.2.3. Thông tin. 31
1.2.4. Quy trình thực hiện dự án. 33
1.2.5. Đội ngũ cán bộ thẩm định. 34
1.2.6. Vấn đề định lượng và tiêu chuẩn trong thẩm định dự án. 34
II. Qui trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 35
2.1. Thẩm định tư cách pháp nhân vay vốn 35
2.2. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư. 35
2.3. Thẩm định các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực lao động.) 37
2.4. Thẩm định về mặt tài chính. 37
2.4.1. Thẩm định tài chính doanh nghiệp: 40
2.4.2. Thẩm định nguồn vốn đầu tư: 44
2.4.3. Thẩm định thời gian hoàn vốn của dự án. 45
2.4.4. Thẩm định về khả năng sinh lời của dự án : 46
2.4.5. Thẩm định về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: 47
2.5. Tái thẩm định sau đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 47
III. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 54
IV. đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang . 60
4.1. Kết quả đạt được: 60
4.2. Hạn chế: 61
4.2.1. Yếu tố thông tin: 61
4.2.2. Yếu tố con người: 62
4.2.3. Yếu tố kỹ thuật: 62
4.2.4. Công tác lập và thẩm định dự án. 63
4.3. Nguyên nhân của các hạn chế: 69
4.3.1. Nguyên nhân chủ quan: 69
4.3.2. Nguyên nhân khách quan: 72
Phần III 74
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang 74
I. Mục tiêu kinh doanh năm 2005 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 74
1.1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2005: 74
1.1.1. Căn cứ lập KHKD năm 2005: 74
1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2005: 75
II. Sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 76
III. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 78
3.1. Giải pháp về kỹ thuật. 78
3.2. Giải pháp về con người. 79
3.3. Nâng cao chất lượng thông tin thẩm định. 81
3.4. Tăng cường chặt chẽ hơn nữa công tác thẩm định dự án sau đầu tư. Thường xuyên xuống cơ sở theo dõi, tư vấn cho chủ đầu tư về việc sử dụng nguồn tài trợ hiệu quả. 83
IV. Kiến nghị. 84
4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang. 84
4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang. 86
4.3. Kiến nghị với các ban ngành lãnh đạo của tỉnh Bắc Giang. 87
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


sinh lời: Sử dụng các chỉ tiêu NPV, IRR, R (lợi ích/chi phí) để tính toán và đánh giá dự án.
Vấn đề rủi ro và quản lý rủi ro: Đây cũng là vấn đề khá quan trọng trong phân tích tài chính dự án. Khi phân tích rủi ro Ngân hàng cần đưa ra các giả định thay đổi, sản lượng, giá bán, chi phí sản xuất nó làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả, khả thi, độ ổn định và khả năng trả nợ của dự án như thế nào.
* Vai trò của thẩm định tài chính.
Thẩm định tài chính có vai trò quan trọng đối với Ngân hàng, thể hiện:
- Thông qua thẩm định tài chính Ngân hàng sẽ xác định được nhu cầu về vốn cho dự án từ đó Ngân hàng sẽ có quyết định cho vay hay không? Mức cho vay là bao nhiêu? Tránh trường hợp tính toán vốn quá cao hay quá thấp.
- Thông qua phân tích đánh giá tài chính dự án Ngân hàng sẽ đánh giá được tình hình tài chính của dự án từ đó xác định được cá chỉ tiêu rất quan trọng như: Khả năng thu hồi vốn, thời gian hoàn vốn và mức độ rủi ro.
- Giúp ngân hàng có kế hoạch cân đối nguồn vốn qua từng thời kỳ
* Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư:
Trong những năm qua đầu tư ở nước ta nói chung và tại địa bàn tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh mẽ. Rất nhiều dự án lớn hoạt động có hiệu quả. Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn đã có nhiều đổi mới thích ứng với vốn cơ chế mới. Bên cạnh đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Bắc Giang đã học hỏi nhiều kinh nghiệm thẩm định dự án của nhà đầu tư nước ngoài cũng như kinh nghiệm thẩm định dự án đầu tư của các tỉnh bạn làm cho phương pháp thẩm định ngày càng hoàn thiện.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn trung và dài hạn, hiệu quả cho vay chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, việc cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp chủ yếu cho vay đối với Doanh nghiệp Nhà nước và còn nhiều tồn tại trong phương pháp thẩm định. Nhìn chung hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đang được sử dụng hiện nay trong thẩm định dự án tại Ngân hàng là: Mức sinh lời của dự án, khả năng hoàn trả vốn vay và độ an toàn của dự án. Thực tế hiện nay ba chỉ tiêu trên đều đã được đề cập tới tuy nhiên mức độ chưa sâu và còn nặng về hình thức.
Về mức sinh lời thì thường được xét theo chỉ tiêu lợi nhuận ròng hàng năm. Về khả năng hoàn vốn thì Ngân hàng quan tâm nhiều hơn tới mức hoàn trả vốn vay mà ít quan tâm tới việc hoàn trả vốn đầu tư. Do đó hiệu quả của hoạt động đầu tư bị xem nhẹ so với vấn đề thu hồi vốn của ngân hàng.Còn về độ an toàn Ngân hàng chỉ xét độ an toàn của dự án vay thông qua việc đánh giá tài sản thế chấp cầm cố, bảo lãnh...
Hiện nay việc sử dụng hai chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV và suất thu hồi nội bộ IRR đang được sử dụng nhiều và có kết quả khả quan nhất.
2.4.1. Thẩm định tài chính doanh nghiệp:
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về mặt tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp.
Đối với các ngân hàng thường quan tâm tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Ngân hàng đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp. Mặt khác ngân hàng cũng thường quan tâm tới số lượng vốn của chủ sở hữu bởi vì nguồn vốn chủ sở hữu là khoản đảm bảo khi doanh nghiệp gặp rủi ro.
Phân tích tình hình tài chính của khách hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Do vậy trước khi cho vay thì một công việc hết sức quan trọng đối với Ngân hàng là đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, Ngân hàng thường sử dụng các báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Bảng tổng kết tài sản)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Để tiến hành phân tích thường chia theo các chỉ tiêu sau:
* Phân tích tình hình và khả năng thanh toán:
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn và ngược lại.
Để đánh giá khả năng thanh toán ta dùng chỉ tiêu sau:
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
(Hệ số thanh toán hiện hành)
Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Hệ số lớn thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại. Tuy nhiên hệ số này quá cao cũng không phải là tốt.
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản lưu động - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
( Hệ số thanh toán tức thời)
Hệ số này > 0,5 là đảm bảo được khả năng thanh toán
< 0,5 doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ
Thông thường hệ số này được chấp nhận từ 0,5 đến 1,2
Hệ số khả năng thanh toán =
Khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán
Khả năng thanh toán bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán có giá, các khoản phải thu. Nhu cầu thanh toán là các khoản nợ quá hạn và đến hạn
Nếu hệ số này > 1 thì đơn vị có khả năng thanh toán nợ đến hạn và quá hạn. Nếu < 1 thì tình hình tài chính doanh nghiệp đang gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán.
Hệ số quay vòng hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Hệ số này cao thì việc kinh doanh được đánh giá tốt
Hệ số quay vòng các khoản phải thu =
Doanh thu bán hàng
Số dư BQ các khoản phải thu
Hệ số này phản ánh tốc độ cao khoản phải thu. Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh. Doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn và ngược lại.
Tỷ suất vốn tự có trên tổng tài sản (tỷ suất tự tài trợ) =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Tỷ lệ càng lớn thể hiện doanh nghiệp có nhiều vốn tự có tính độc lập cao và khả năng an toàn về trả nợ cao.
* Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sinhlời của hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề rất được Ngân hàng quan tâm vì đây là nguồn quan trọng để trả nợ Ngân hàng. Do vậy trước khi quyết định cho vay cán bộ tín dụng phải nắm rõ nguồn trả nợ trong tương lai của khách hàng. Để đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh người ta thường phân tích so sánh các chỉ tiêu.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
=
Lợi tức sau thuế
X 100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng sau thuế.
Hệ số vòng quay tài sản =
Doanh thu thuần
Tài sản ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status