Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây



Lời nói đầu 1
Phần I: Lý luận chung về đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư và hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng đầu tư phát triển. 3
I. Đầu tư và nguồn vốn đầu tư phát triển: 3
I. 1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển. 3
I. 1.1. Khái niệm đầu tư 3
I. 1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển: 4
I.1.3 Vai trò của đầu tư phát triển: 4
I. 2.Vốn và nguồn vốn đầu tư: 6
I. 2.1.Nguồn vốn đầu tư: 6
I.2.2. Vốn và vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế . 8
I. 3.Vai trò hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho phát triển kinh tế. 9
II. Ngân hàng đầu tư trong quá trình huy động vốn và sử dụng cho vốn đầu tư phát triển. 10
II.1.Vai trò và định hướng của ngân hàng đầu tư trong công cuộc đầu tư phát triển kinh tế . 10
II.1.2. Định hướng của ngân hàng đầu tư: 11
II.2. Hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển ở Ngân hàng đầu tư phát triển. 12
II. 2.1.Sự cần thiết của công tác huy động vốn ở Ngân hàng đầu tư & phát triển. 12
II.2.2. Các nguồn vốn ở Ngân hàng đầu tư & phát triển cho đầu tư phát triển : 12
II.2.3.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển của Ngân hàng. 13
II.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn. 14
II.3.Hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của Ngân hàng đầu tư phát triển. 16
II.3.1.Vai trò của hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của Ngân hàng đầu tư phát triển. 16
II.3.2 Các loại hình cho vay và đặc điểm của hoạt động của hoạt động cho vay vốn dầu tư phát triển của Ngân hàng đầu tư. 16
II.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển. 18
Phần II: Thực trạng và đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại Ngân hàng đầu tư & phát triển Hà Tây: 27
I. Tổng quan về ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây: 27
I.1. Mô hình tổ chức của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây: 27
 
 
I.2. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay đối với ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây: 28
I.2.1. Thuận lợi: 28
I.2.2. Khó khăn: 29
II. Thực trạng và đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. 30
II.1. Thực trạng tình hình huy động vốn và sử dụng vốn nói chung của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. 30
II.2. Thực trạng và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng. 33
II.2.1. Thực trạng về huy động vốn. 33
II.2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây . 37
II.3. Tình hình sử dụng vốn và đánh giá tình hình sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. 38
II.3.1. Tình hình hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây. 38
II.3.2 Thực trạng cho vay đầu tư phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây : 42
II.3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây trong thời gian qua: 47
II.3.3.1. Đánh giá chung: 47
II.3.3.2. Đánh giá công tác đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây: 47
 II.3.3.2.1 Công tác thẩm định .47
A. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây 48
B. Dự án minh hoạ: 52
 C. Đánh giá thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây . 61
 II.3.3.2.2 Công tác quản lý món vay và khách hàng vay vốn.64
 II. 3.3.2.3 Công tác thu thập và xử lý thông tin.65
 II. 3.3.2.4 Đường lối và chính sách của ngân hàng đối với hoạt động cho vay đầu tư .66
 II.3.3.2.5 Đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây.67
 II.4. Những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây .69
Phần III: Giải pháp và kiến nghị để tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây. 71
I. Phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới: 71
I.1. Nhận thức về vị trí của ngân hàng trong phục vụ đầu tư phát triển: 71
I.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây đối với phục vụ đầu tư phát triển trong thời gian tới: 71
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Hà Tây; 73
II.1. Giải pháp đối với hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển: 73
II.1.1. Mở rộng mạng lưới và đa dạng hoá hình thức huy động: 73
II.1.2. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hợp lý: 75
II.1.3. Các biện pháp khác: 77
II.2.Giải pháp đối với hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng: 78
II.2.1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định dự án vay vốn: 78
.II.2.2. Giám sát khách hàng vay: 82
II.2.3. Thực hiện các biện pháp hạn chế nợ quá hạn: 83
II.2.4. Tổ chức và xây dựng cơ cấu vốn cho vay đầu tư hợp lý: 83
II.3. Các giải pháp chung đối với hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng: 85
II.3.1. Tổ chức tốt hệ thống thu thập thông tin về khách hàng: 85
II.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng: 85
II.3.3 Áp dụng công nghệ hiện đại: 86
II.3.4. Công tác thông tin quảng cáo: 86
III. Kiến nghị đối với các cơ quan cấp trên: 86
III.1. Kiến nghị đối với Nhà nước: 86
III.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam: 90
Kết luận 92
Danh mục tài liệu tham khảo 93
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


a thấy tổng nguồn vốn cho vay đầu tư tính đến cuối năm: Nếu không tách riêng phần cho vay tài trợ đầu tư của TW ra ta thấy tổng nguồn cho vay đầu tư tương đối ổn định qua các năm năm 1999 (là 115.141 triệu), năm 2000(105.821 triệu ) và năm 2001 là 107.312 triệu đồng. Nếu tách riêng phần tín dụng tài trợ thì tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm như sau:
Năm 1999: 75.879 triệu chiếm 65% so với tổng nguồn cho vay đầu tư tính đến cuối năm.
Năm 2000: 75.608 triệu đồng chiềm 72% so với tổng nguồn cho vay đầu tư tính đến cuối năm.
Năm 2001: 78.456 triệu đồng chiềm 75% so với tổng nguồn cho vay đầu tư tính đến cuối năm.
Như vậy ta thấy trong tổng cho vay do ngân hàng tự lo đã có tỷ trọng tăng lên trong các năm. Điều này thể hiện ngân hàng ngày càng chủ động trong hoạt động sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mình. Nhưng là một chi nhánh ngân hàng đầu tư phát triển thì tỷ trọng tín dụng cho đầu tư như vậy còn rất nhỏ. Ngân hàng cần tăng tỷ trọng này cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, và trở thành một chi nhánh ngân hàng đầu tư phát triển với đúng nghĩa của nó.
Mặt khác cũng nhìn vào bảng 3 ta thấy Năm 2000 doanh số cho vay đầu tư chỉ bằng 91% (bằng 105.821 triệu đồng) so với năm 1999 nhưng đó là do bộ phận tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước giảm đáng kể trong năm này cụ thể năm 1999 là 40.262 triệu đồng thì đến năm 2000, 2001 còn tương ứng là 30.213 triệu đồng và 28.859 triệu đồng việc cho vay của ngân hàng trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước và khả năng tìm kiếm các dự án cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn rất nhiều hạn chế trong giai đoạn này trong khi nhu cầu vốn đầu tư cho thành phần kinh tế này là rất lớn.Việc cho vay vốn vẫn chỉ dựa và kế hoạch nhà nước giao, việc tự tìm kiếm khách hàng và dự án hiêu quả để cho vay còn rất hạn chế. Tuy nhiên, đẩy mạnh việc cho vay đối với các thành phần kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn hiệu quả của ngân hàng đã có xu hướng tăng lên qua các năm do vậy đến năm 2001 tuy vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước giảm xuống thì vốn cho vay đầu tư nói chung của ngân hàng tăng 3,8% so với năm 2000( tương đương 78.456 triệu đồng năm 2001).
Như vậy trong thời gian tới ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây cần đẩy mạnh hơn nữa việc cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và việc tìm kiếm khách hàng hiệu quả và dự án vay vốn hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng đem lại lợi ích cho ngân hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho nền kinh tế
Nhưng việc cho vay sẽ trở nên không có ý nghĩa nếu không thu được nợ. Do vậy để đánh giá tình hình cho vay đầu tư ta cần xem xét tình hình thu nợ cho vay đầu tư. Việc thu nợ đối với ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây luôn được chú ý, ngân hàng đã thực hiện việc giao kế hoạch thu nợ đến các phòng ban cụ thể của ngân hàng với các biện pháp tích cực và hợp lý các đơn vị vay vốn đã cùng ngân hàng tìm mọi cánh khắc phục nợ quá hạn trả lãi và nợ đến hạn kịp thời. Năm 1999 thu nợ đầu tư đạt 84.279 triệu đồng, năm 2000 là 85.289 triệu đồng và năm 2001 thu nợ cho vay đầu tư như sau:
VNĐ: là 78.821 triệu đồng đạt kế hoach trung ương giao là 120%.
USD: là 937,5 Ngàn đạt kế hoạch trung ương giao là 103%.
Có được thành tích thu nợ tín dụng đầu tư năm 2001 vượt mức trung ương giao như vậy là nhờ có sự phối kết hợp, tạo điều kiện của các bạn hàng. Năm 2001 có 23/ 25 đơn vị hoàn thành kế hoạch trả nợ cho ngân hàng, có những đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch trả nợ ngân hàng như công ty xi măng Tiên Sơn, Công ty may Hưng Thịnh, Công ty Chè Long phú... Điều đó đã minh chứng cho công tác thu nợ tín dung đầu tư của ngân hàng đã được chú trọng.
Việc thu nợ không những phản ánh hiệu quả và độ an toàn của đồng vốn cho vay mà nó còn là một nguồn để ngân hàng tiếp tục cho vay. Đây là một trong những giải pháp được ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chỉ đạo và được ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây thực hiện tốt, góp phần cùng với nguồn vốn TW hỗ trợ và nguồn vốn huy động để kịp thời cho các dự án đầu tư vay.
Mặt khác ta thấy tỷ phần trênh lệch giữa phần thu hồi vốn đầu tư và cho vay đầu tư của ngân hàng có giá trị âm và giảm dần trong các năm cụ thể năm 1999, 2000 và 2001 tươmg ứng là - 30.862; -20.532; -14.841 triệu đồng điều này chứng tỏ ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển và bên cạnh đó việc thu nợ các dự án cũ đang được đẩy mạnh.
Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Để đánh giá thêm hiệu quả của công tác sử dụng vốn cho đầu tư phát triển ta xem xét chỉ tiêu nợ qúa hạn và nợ khó đòi:
+ Các khoản nợ quá hạn: là các khoản nợ đã đến hạn thu hồi nhưng ngân hàng không thu được về và không được gia hạn thêm .
+ Các khoản nợ khó đòi: là các khoản nợ quá hạn nhưng khả năng thu hồi về thấp.
Như vậy, trong chỉ tiêu cho vay đầu tư phát triển bao gồm cả nợ quá hạn và trong số nợ quá hạn đó tồn tại một lượng nợ khó đòi, đó chính là rủi ro mà ngân hàng luôn gặp phải. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, điều đó có thể khẳng định chất lượng cho vay của ngân hàng đó là thấp và ngược lại.
Bảng 4. Tình hình nợ quá hạn cho vay đầu tư:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Nợ quá hạn
1.387
2.039
2.550
Tỷ lệ nợ quá hạn
0.67%
0.85%
0.89%
Nợ quá hạn cho vay đầu tư
891
1.687
2.154
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay đầu tư trong tổng nợ quá hạn
65%
83%
85%
Nợ qua hạn khó đòi cho vay đầu tư
543
1.063
1.421
Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi trong tổng nợ quá hạn cho vay đầu tư
61%
63%
66%
Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây
Xem xét tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây trong những năm qua ta thấy ngân hàng luôn giữ được một mức nợ quá hạn được coi là lý tưởng chung <1%. Nhưng nếu xét riêng về cơ cấu cho vay đầu tư trong tổng cơ cấu thì tỷ lệ này lớn hơn hẳn tỷ lệ chung và có su hướng tăng trong các năm cụ thể năm 1999 (là 65% tổng nợ quá hạn) thì đến năm 2000 tăng lên là 83% và năm 2001 tỷ lệ này vẫn tiếp tục tăng là 85% trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Song điều đó là tất yêú vì tín dụng đầu tư có thời gian dài hơn nên khả năng rủi ro, bất trắc cũng lớn hơn. Nhưng xét chung tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây trong những năm qua vẫn luôn giữ ở mức dưới 1%. Tuy nhiên nợ quá hạn tín dụng của ngân hàng đang có hướng tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối. Đặc biệt năm 2001 trong khi dư nợ tín dụng vẫn giữ ở mức gần như cũ thì tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng lên từ 0.67% năm 1999 và 0,85% năm 2000 lên 0,89% năm 2001. Tuy con số 0,89% như vậy vẫn là một con số lí tưởng song ngay từ bây giờ ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn đặc biệt là nợ quá hạn trong tín dụng đầu tư bằng cách đề ra các giải pháp hữu hiệu cho công tác thẩm định, quản lý vốn vay...
Một chỉ tiêu nữa mà ta chưa đề cập đến đó là tỷ lệ nợ khó đòi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status