Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình CPH ở Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình CPH ở Việt Nam



Lời nói đầu 1
Chương I : 3
Một số những vấn đề lý luận cơ bản về CPH các DN. 3
I. Khái quát chung về công ty cổ phần. 3
1. Khái niệm về công ty cổ phần . 3
2. Sự ra đời của công ty cổ phần là tất yếu khách quan. 4
3. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới. 6
4. Đặc điểm của công ty cổ phần. 8
3.5.Đặc điểm về tính chất dân chủ trong quản lý. 12
5. Vai trò của công ty cổ phần. 13
II. Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước là một yêu cầu khách quan và là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 15
1. Khái niệm thực chất CPH. 15
2. Vai trò của DNNN và tính tất yếu của việc CPH DNNN. 15
2.1. DNNN và vai trò của DNNN. 15
a)Khái niệm DNNN. 15
2.2.Tính tất yếu của việc CPH DNNN ở Việt Nam. 17
3.Đẩy nhanh tiến trình Cổ phần hoá là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN. 19
chương II : 22
thực trạng cph các dnnn ở nước ta hiện nay. 22
I. Thực trạng DNNN trước khi tiến hành CPH. 22
1.Đánh giá tình hình DNNN trước khi CPH. 22
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế . 23
2. Nguyên nhân của thực trạng. 24
II. Tình hình CPH các DNNN từ 1991 đến nay. 26
1. Mục tiêu cổ phần hoá. 26
2. Tiến trình CPH ở Việt Nam. 29
2.1. Giai đoạn 1: Thí điểm CPH từ 1992 đến tháng 5 /1996. 29
2.2. Giai đoạn 2: Mở rộng CPH ( từ 5/1996 đến 6/1998 ). 32
Phân theo ngành: 35
Phân theo lãnh thổ: 35
2.3. Giai đoạn 3: Chủ động CPH ( từ 6/1998 đến nay ). 36
3. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện cổ phần hoá ở nước ta. 39
3.1. Những thuận lợi. 39
3.2. Những khó khăn. 40
4. Những thành công bước đầu và một số vấn đề còn tồn tại. 43
4.1. Đánh giá kết quả của việc cổ phần hoá các Doanh Nghiệp Nhà nước. 43
4.2. Một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân làm chậm tiến trình CPH. 45
Số lượng DNNN đã CPH qua các năm 49
Chương III : 55
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình 55
cổ phần hoá ở nước ta 55
I. Những căn cứ để đưa ra giải pháp. 55
1. Xu hướng phát triển các công ty cổ phần hiện nay trên thế giới. 55
2. Dự báo nhu cầu phát triển các công ty cổ phần ở nước ta. 59
3. Chủ trương và chính sách của Nhà nước về vấn đề cổ phần hoá các Doanh Nghiệp Nhà nước . 60
4. Định hướng các giải pháp cổ phần hoá ở nước ta hiện nay . 61
4.1. Giải pháp phải mang tính kế thừa và phát triển. 61
4.2. Giải pháp phải mang tính đồng bộ và hệ thống. 61
4.3. Giải pháp phải mang tính hiệu quả và khả thi. 61
II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá ở nước ta. 62
1. Giải pháp về quản lý vĩ mô. 62
1.1. Xây dựng kế hoạch và tạo tiền đề, điều kiện đẩy mạnh tiến trình CPH. 62
1.2.Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách có liên quan. 63
1.3. Cụ thể hoá và phân định rõ ràng hơn về cách, lộ trình và trách nhiệm thực hiện. 67
1.4. Đưa ra chính sách ưu đãi đối với DN và người lao động khi tiến hành CPH. 67
1.5. Thiết lập môi trường kinh tế xã hội ổn định: ổn định tiền tệ, giảm tốc độ lạm phát. 68
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iệp
Tỉnh An Giang 1 doanh nghiệp
Trong số 18 doanh nghiệp nói trên có 1 DNNN bán toàn bộ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mà không giữ lại cổ phần nào; số còn lại Nhà nước nắm giữ ít nhất là 18%, cao nhất là 51% cổ phần của công ty (bình quân của 18 doanh nghiệp là 34,2%), còn lại do cán bộ công nhân viên trong công ty và các thành phần kinh tế khác ngoài xã hội nắm giữ.
Trong số 18 DNNN đã chuyến thành CTCP có 11 DN hoạt động từ 1 năm trở lên, trong đó có 2 DN trước khi chọn làm thí điểm CPH có những điều kiện thuận lợi, hoạt động có lãi cao là CTCP Cơ điện lạnh, CTCP Đại lý liên hiệp vận chuyển. Nhiều DN trước khi CPH kinh doanh kém hiệu quả , lợi nhuận thấp, vốn giảm dần như Xí nghiệp VIFOCO, Xí nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thuyền Bình Định…Từ khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức CTCP thì sản xuất kinh doanh phát triển, có tiến bộ về mọi mặt, Nhà nước và DN, người lao động đều có lợi.
2.3. Giai đoạn 3: Chủ động CPH ( từ 6/1998 đến nay ).
Chủ trương thực hiện CPH của Đảng và Nhà nước.
Ngày 29/6/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP thay cho Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996. Các bộ, ngành chức năng cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn.
Nội dung của các chủ trương.
Về đối tượng CPH: Chính phủ quy định rõ loại DN chưa CPH gồm: các DN hoạt động công ích; các DN sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ Nhà nước độc quyền kinh doanh như vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phóng xạ, in bạc và các chứng chỉ có giá, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế. Số DNNN còn lại thuộc diện CPH hay các hình thức chuyển đổi sở hữu khác.Đây là định hướng lâu dài để Nhà nước cơ cấu lại DNNN. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1998 đến 2000, một số DN hoạt động ở các lĩnh vực quan trọng như: tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo cân đối lớn cho Nhà nước và cho nền kinh tế về ngoại tệ, vật tư chiến lược hay là công cụ giúp cho Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế thì Nhà nước vẫn tiếp tục giữ 100% vốn, chưa CPH. Đối với các DN được phép CPH mà đóng vai trò làm nòng cốt dẫn dắt nền kinh tế trong qúa trình CNH-HĐH thì Nhà nước phải giữa cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt. Số DN kinh doanh ngành nghề thông thường, dân có điều kiện làm ăn kinh doanh tốt hơn Nhà nước thì sẽ được CPH, trong đó Nhà nước có thể tham gia hay không nhất thiết tham gia cổ phần.
Về thẩm quyền quyết định CPH, Chính phủ quy định rõ: Bộ trưởng các Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, Chủ tịch HĐQT các Tổng công ty là người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm chính về lựa chọn và tổ chức triển khai CPH đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý , không phải chờ sự tự nguyện của các DN cấp dưới như trước đây. Riêng việc phê duyệt đề án CPH thì DN có vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở lên thì mới phải trình Thủ tướng Chính phủ để theo dõi giám sát việc thực hiện công tác đầy phức tạp này. Khi tình hình đi dần vào nề nếp sẽ mở rộng thêm diện cấp. DN có mức vốn dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan quyết định thành lập DNNN liên quan phê duyệt.
Về đối tượng bán cổ phần: Mở rộng thêm diện bán cổ phần cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam. Mở rộng mực khống chế mua cổ phần cho những DN mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối thì cá nhân và pháp nhân được mua gấp 2 lần trước đây, còn những DN mà Nhà nước không tham gia cổ phần thì không khống chế quyền mua cổ phần.
Về hình thức CPH: Ngoài 3 hình thức cũ còn mở rộng thêm 1 hình thức so với trước đây là bán toàn bộ giá trị vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để chuyển thành CTCP, trong đó Nhà nước không tham gia cổ phần. Hình thức này áp dụng cho các DN hoạt động kinh doanh các ngành nghề thông thường .
Việc xác định giá trị doanh nghiệp : Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp CPH quy định tại Nghị định 44/1998/NĐ-CP và Thông tư 104/1998/TT-BTC có nhiều cải tiến hơn về quy trình cũng như về nội dung và về thẩm quyền quyết định và điều chỉnh giá trị doanh nghiệp CPH. Một số nội dung và phương pháp xác định giá trị thực tế của DN để CPH đã có nhiều đổi mới:
- Đối với tài sản cố định, tài sản lưu động là hiện vật đã được kiểm kê và được xác định theo công thức sau:
Giá trị thực tế tài sản
=
Số lượng thực tế của từng tài sản
x
Giá trị thường của tài sản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
x
Chất lượng còn lại của tài sản (%)
- Trường hợp giá trị lợi thế (như uy tín mặt hàng, vị trí địa lý ) đã được đánh giá thì lấy số dư thực tế trên sổ kế toán để tính vào giá trị doanh nghiệp .
- Trường hợp chưa xác định được giá trị lợi thế kinh doanh thì căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân của 3 năm liền kề với thời điểm xác định giá doanh nghiệp để tính lợi thế theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận bình quân 3 năm của doanh nghiệp
=
Tổng số lợi nhuận thực hiện của 3 năm liền kề
Tổng số vốn Nhà nước theo sổ kế toán 3 năm liền kề
Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch
=
Tỷ suất lợi nhuận bình quân 3 năm liền của doanh nghiệp
-
Tỷ suất lợi nhuận bình quân chung của DNNN cùng ngành trên cùng địa bàn (tỉnh, thành phố)
Giá trị lợi thế tính vào giá trị doanh nghiệp
=
Vốn Nhà nước theo sổ kế toán bình quân của 3 năm liền kề
x
Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch
x
30%
Những ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp CPH: Mở rộng mức ưu đãi tới 20% giá trị vốn Nhà nước tại DN (trước đây Nghị định 28/CP chỉ quy định 10% ). Người lao động được mua cổ phần ưu đãi với mức giá giảm 30% so với các đối tượng khác. Cổ phần của người lao động do Nhà nước bán ưu đãi có quyền chuyển nhượng, thừa kế và các quyền khác của cổ đông. Đối với người lao động cùng kiệt còn được Nhà nước cho trả chậm tiền mua cổ phần ưu đãi.
Về quản lý và sử dụng tiền bán phần vốn Nhà nước tại các DN : Trước đây, mọi khoản tiền thu được từ bán phần vốn Nhà nước ở các DN CPH đều phải nộp cho Nhà nước. Song, theo cơ chế mới, các khoản thu này sẽ được tập trung về quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN ở Trung ương, địa phương và các Tổng công ty theo tinh thần quyết định 177/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Quá trình thực hiện CPH.
Từ năm 1998 đến nay là giai đoạn thực hiện một cách bình thường và phổ biến đối với tất cả các DNNN thuộc danh sách cần CPH. CPH DNNN có chuyển biến rõ rệt và đáng khích lệ. Nếu như trong 7 năm (1992 đến 6/1998 ) cả nước mới CPH được 30 doanh nghiệp thì riêng 6 tháng cuối năm 1998 đã CPH được 90 DNNN, đưa số DNNN được CPH lên 120 doanh nghiệp . Năm 1999, CPH được 250 DNNN, gấp 7 lần so với 6 năm trước đó (1992-1997) cộng lại. Và đến đầu năm 2000 cả nước đã CPH được 370 DNNN và đến nay là 875 DN. Đây là một bước tiến dài trong quá trình CPH DNNN.
3. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện cổ phần hoá ở nước ta.
3.1. Những thuận lợi.
Môi trường pháp lý đã được xác lập về cơ bản, đặt tất cả các DN hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện “thươn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status