giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các dnnqd tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành - pdf 27

Download miễn phí Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với các dnnqd tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành



Lời Thank 1
Lời mở đầu: 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNQD CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 3
1.1.1 Khái niệm về DNNQD: 3
1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ quốc doanh: 4
1.1.3. Đặc điểm của DNNQD: 6
1.2. Khái quát về hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNNQD: 9
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động cho vay của NHTM: 9
1.2.2. Các cách cho vay của NHTM đối với các DN ngoai quốc doanh: 11
1.2.3. Vai trò của vốn vay NH đối với các DNNQD: 15
 1.2.4.Chất lượng cho vay của NHTM đối với DNNQD 17
 
Chương 2: Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành: 28
2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành: 28
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Hà Thành: 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: 29
2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành: 37
2.2. Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Hà Thành: 42
2.2.1. Thực trạng chung về chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Hà Thành: 42
2.2.2. Đánh giá về chất lượng cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh Hà Thành: 46
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành 52
3.1. Định hướng kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới: 52
3.1.1. Định hướng chung hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới: 52
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay của Chi nhánh Hà Thành: 53
3.2. Giải pháp 54
3.2.1. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: 54
3.2.2.Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, 56
3.2.3. Chủ động tìm kiếm khách hàng, 58
3.2.4. Đa dạng hoá hình thức đảm bảo: 59
3.2.5.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với việc sử dụng vốn của khách hàng: 60
 3.2.6 Tiến hành phân loại khách hàng 61
3.2.7.Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng tránh ra các quyết định sai lầm: 61
3.3. Một số kiến nghị: 62
Kết luận: 65
Danh mục tài liệu tham khảo 65
Các chữ viết tắt: 66
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


được chất lượng cho vay. Uy tín của một cá nhân của chủ Dn cũng tác động đến chất lượng cho vay, uy tín cao sẽ tạo ra mối quan hệ làm ăn lâu dài, mật thiết giữa NH và DNNQD.
b. Các nhân tố thuộc về bản thân NH:
- Quy mô vón và chính sách cho vay của NH: điều này thể hiện ở khả năng huy động vốn của NH. Với đặc trưng của NH là trung gian tài chính, tức “đi vay để cho vay” nên việc cho vay có mối quan hệ mật thiết với việc đi vay: nguồn huy động càng lớn và đa dạng thì tạo điều kiện hoạt động cho vay phát triển; chi phí đi vay ảnh hưởng trực tiếp tới khung lãi suất cho vay của NH; kì hạn của vốn huy động phải phù hợp với kì hạn của vốn vay... Do vậy chất lượng hoạt động của cho vay cũng phụ thuộc vào chất lượng huy động vốn. Nếu để đọng vốn huy động được thì không những không tạo thêm thu nhập cho NH mà còn làm tăng chi phí đi vay. Mặc dù vậy tuỳ từng thời kì mà NH có chính sách cho vay là khác nhau. Có thời kì cho vay ít để tăng dự trữ, đảm bảo an toàn và ngược lại tăng lợi nhuận cho NH. Từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cho vay.
- Sự phát triển của công nghệ, trang thiết bị NH nhất là sự đa dạng các dịch vụ cho vay và hệ thống thông tin tín dụng: điều này quyết định đến việc mở rộng thị trường cho vay đồng thời có thể nắm bắt thông tin tín dụng kịp thời, chính xác. Các thông tin này gồm: thông tin tài chính, uy tín, trình độ quản lí, năng lực pháp lí, thông tin kinh tế xã hội... để kịp thời đối phó với những biến động của thị trường, tìm kiếm những khách hàng có lợi, loại bỏ những khách hàng xấu. Đây là việc làm rất cần thiết cho các NHTM Việt Nam do hiện nay lượng thông tin của DN cung cấp cho NH là rất ít, tạo ra hiện tượng khai man để lừa NH, tạo rủi ro rất lớn cho các NHTM.
- Công tác giám sát, thẩm định đối với các DNNQD của NH:
Công tác thẩm định là một khâu quan trọng trong quá trình cho vay của NH. Thẩm định là việc đánh giá, thẩm tra, đoán chính xác hiệu qủa của hợp đồng cho vay. Công việc này đòi hỏi tính chắt chẽ, chính xác nhưng cũng cần linh hoạt, nhạy cảm nghề nghiệp để trách bỏ qua những cơ hội cho vay có lợi. Thẩm định là việc cân nhắc giữa tính an toàn và tính sinh lời để có cơ sở cho vay hay không. Đây là bước đầu tiên của hoạt động cho vay. Chất lượng cho vay chỉ có hiệu quả khi tiến hành công tác thẩm định tốt. Mặc dù vậy sau khi giải ngân thì NH cũng không ngừng đôn đốc kiểm tra, giám sát với hoạt động của DNNQD tránh việc thay đổi mục đích sử dụng vốn, gây ra tình trạng làm ăn kém hiệu quả, gây ra khả năng mất vốn lớn cho NH.
- Trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng: làm việc trong môi trường luôn đối mặt với rủi ro, gây tổn thất nếu ra quyết định sai lầm đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải không ngừng nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức. Chất lượng của các khoản vay sẽ phụ thuộc rất lớn vào khâu đánh giá, thẩm định của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng phải nắm bắt được đầy đủ thông tin về khách hàng của mình, tinh tường nhận ra ưu điểm cũng như hạn chế để ra quyết định. Đặc biệt, phải luôn có phẩm chất đạo đức trong sáng, không tư lợi thì mới trách được tổn thất cho hoạt động của NH.
c. Các nhân tố thuộc về môi trường:
Hoạt động cho vay của NH có quan hệ mật thiết với nền kinh tế đất nước. Sự biến động của nền kinh tế làm cho hoạt động cho vay cũng bị biến động biểu hiện là sự thay đổi lãi suất, kì hạn... Cụ thể đó là các yếu tố:
- Môi trường pháp lí: đây là cơ sở để các DN làm ăn một cách hợp pháp, có hiệu qủa. Là cơ sở để NH đánh giá các DN một cách sơ bộ ban đầu thông qua các nghị định, quy định, văn bản dưới luật... của Quốc Hội, Chính phủ, Bộ ... Môi trường pháp lí sẽ điều chỉnh, hướng dẫn các DN phải có nghĩa vụ thực hiện đúng pháp luật, từ đó giúp NH tránh được phần nào nguy cơ trốn nghĩa vụ hoàn trả của DNNQD.
- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: mọi thành phần kinh tế luôn phải chịu tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước hay chịu sự chi phối của quy luật cung- cầu, quy luật giá trị trên thị trường. Khi môi trường kinh tế thiếu ổn định thì rủi ro về lãi suất, rủi ro tỉ giá... tác động tới chất lượng cho vay là rất lớn. Các chính sách của nhà nước cũng tác động rất lớn đến chất lượng cho vay của NH, đó là các chính sách về thuế, giá cả...có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Khi chính sách ổn định, phù hợp sẽ thúc đẩy các DNNQD làm ăn có hiệu quả, tạo điều kiện cho họ có khả năng trả nợ cho NH. Bản sắc văn hoá của các vùng miền có tác động gián tiếp; văn hoá kinh doanh tốt sẽ tạo nên nhiều DN tốt, rủi ro đạo đức mà các NH gặp phải sẽ được hạn chế.
- Môi trường địa lí: Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cho vay, NH đặt tại vùng dân cư đông đúc, giàu có thì cho các DNNQD vay được nhiều hơn và chất lượng cho vay cao hơn vì các DN này dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, tạo lợi nhuận cao do vậy khả năng hoàn trả nợ cho NH là rất lớn. Chất lượng cho vay ở thành thị cao hơn ở nông thôn không chỉ về khối lượng cho vay lớn hơn mà cả về khả năng bảo toàn vốn cũng tốt hơn nhiều.
Tóm lại, chương 1 trong chuyên đề của em đã khái quát toàn bộ lí luận về DNNQD và hoạt động cho vay của NH.Thấy được tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với sự phát triển cua DNNQD cũng như những nhân tố tác động tới việc mở rộng cho vay đối với DNNQD. Đây là cơ sở cho việc phân tích đánh giá chất lượng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển Hà Thành.
Chương 2: Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành:
2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành:
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Hà Thành:
Đứng trước nhiệm vụ xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại, đa năng đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn mới, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện lại đề án cơ cấu lại hoạt động giai đoạn 2001-2005 và tầm nhìn năm 2010. Cụ thể của đề án là ra quyết định đưa vào hoạt động đơn vị thành viên thứ 76 của mình, đó là: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành. Chi nhánh được thành lập vào ngày 16/09/2003 trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Tràng Tiền trực thuộc Sở giao dịch I, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở đặt tại số 34B- Hàng Bài - Quận Hoàn Kiếm- Thành phố Hà Nội, là nơi tập trung đông dân cư,là trung tâm thương mại lớn của Hà Nội với hơn 150 tổ chức tài chính hoạt động.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành là ngân hàng đa năng chuyên ứng dụng các công nghệ về quản lí để tạo ra những sản phẩm dịch vụ tiên tiến theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, tập trung chuyên sâu trong việc phục vụ các nhu cầu về vốn và dịch vụ tiện ích ngân hàng cho các đối tượng cụ thể như: Các tầng lớp dân cư, DNNQD, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Chi nhánh có các chức năng cụ thể như sau...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status