Một số ý kiến về việc mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Ba Đình - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số ý kiến về việc mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Ba Đình



Chương I: Một số vấn đề lý luận về mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.
I Tổng quan về NHTM trong nền kinh tế thị trường.
1.Khái niệm NHTM.
2. Vai trò của NHTM.
3. Chức năng của NHTM.
4. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM.
4.1. Nghiệp vụ tài sản nợ.
4.2. Nghiệp vụ tài sản có.
4.3. Nghiệp vụ trung gian.
II Một số vấn đề lý luận về mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.
1. ý nghĩa của việc mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng.
1.1 ý nghĩa đối với quản lý vĩ mô nền kinh tế.
1.2 . Đối với ngân hàng.
1.3. Đối với khách hàng.
2.Các loại tài khoản của khách hàng.
2.1Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.
2.2. Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.
2.3.Tài khoản tiền gửi tiết kiệm.
2.4.Tài khoản vãng lai.
2.5.Tài khoản tiền vay.
3.Các vấn đề chung về thủ tục mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.
3.1.Thủ tục mở và sử dụng tài khoản của khách hàng.
3.2. Nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng.
Chương II: Tình hình mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại chi nhánh NHNo&PTNT quận Ba Đình.
I Khái quát hoạt động của NHNo Ba Đình.
1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội quận Ba Đình.
2. Khái quát hoạt động của NHNo Ba Đình.
2.1. Sự hình thành và phát triển.
2.2. Cơ cấu hoạt động của bộ máy NHNo Ba Đình.
2.3.Hoạt động huy động vốn.
2.4. Sử dụng nguồn.
2.5. Kết quả tài chính.
2.6. Công tác kế toán và ngân quĩ.
2.7. Định hướng công tác hoạt động kinh doanh năm 2002 và những giải pháp.
II Tình hình mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại NHNo Ba Đình.
1. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của TCKT.
2. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm.
3. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân.
4. Một số ưu điểm và tồn tại trong việc mở và sử dụng tài khoản của khách hàng tại NHNo Ba Đình.
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ong khu vực. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực của tập thể Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên của NHNo&PTNT Ba Đình đã thu được kết quả đáng khích lệ, kết quả kinh doanh của ngân hàng như sau:
Tổng thu 10.925 trđ
Tổng chi :11053trđ
Quĩ thu nhập -148 trđ
Quĩ lương tực chi: 352 trđ
Lý do âm quĩ thu nhập là do ngân hàng trả lãi trước cho việc huy động kỳ phiếu 9 tháng năm 2002 là 852 trđ.
2.6. Dịch vụ cho vay ngân hàng nghèo.
Trong năm đã tiến hành họp Hội đồng quản trị Ngân hàng cùng kiệt quận và triển khai bằng văn bản đến các phường, xã về việc thành lập tổ vay vốn. Nhưng đến nay chưa có cơ sở nào thành lập được tổ vay vốn. Mặt khác ở phường, quận thường xuyên có các dự án cho vay hỗ trợ việc làm với lãi suất rẻ hơn ngân hàng nghèo. Do đó việc hành lập tổ vay vốn Ngân hàng cùng kiệt có thể khó khăn hơn.
Dư nợ đầu năm 2001 là 72 trđ
Thu nợ năm 2001 là 27 trđ
Trong đó thu quá hạn 4,3 trđ
Dư nợ đến 30/12/2001 là 45 trđ., trong đó quá hạn13 trđ.
2.7. Công tác kế toán và ngân quĩ:
Công tác kế toán và ngân quĩ năm 2001 phòng kế toán đã thực hiện tốt công tác thanh toán giữa các ngân hàng trên địa bàn, trong cùng một hệ thống không xảy ra nhầm lẫn. Đảm bảo hạch toán chính xác kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ, các thông tin báo cáo.
Doanh số thanh toán trong năm là 333.561 trđ,
Thực hiện chuyển tiền điện tử: 60 món số tiền 20 tỷ đồng
Công tác ngân quĩ: đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng kịp thời, chính xác, không xảy ra nhầm lẫn mất mát để khách hàng kêu ca phàn nàn.
Trong năm trả tiền thừa cho khách hàng là 67 trđ. Trong giao dịch với hách hàng nhân viên kế toán luôn có thái độ niềm nở, lịch sự trong giao tiếp, phòng kế toán ngân quĩ cán bộ tuy đông nhưng luôn có ý thức cao trong việc phối hợp để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
2.8. Định hướng công tác hoạt dộng kinh doanh năm 2002 và những giải pháp:
Phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế của công tác hoạt động ngân hàng năm 2001, chi nhánh NHNo quận Ba Đình đề ra những định hướng và những giải pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2002 với những nội dung chủ yếu sau:
*Mục tiêu phấn đấu năm 2002:
Nguồn vốn phấn đấu tăng tưởng 10%
Chú ý tập trung tăng trưởng ở tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và dân cư.
Dư nợ tăng trưởng 10%
Chú trọng cho vay vốn trung hạn để nâng tỷ lệ cơ cấu vốn trung hạn lên 30-35%, mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng.
Nợ quá hạn dưới 0,3%
Đảm bảo quĩ thu nhập và có lợi nhuận.
*Để đạt được các mục tiêu chủ yếu trên chi nhánh đề ra một số giải pháp sau:
-Tiếp tục khai thác và mở rộng thêm bàn tiết kiệm nhằm thu hút tiền gửi ngoài dân cư.
-Từng thời kỳ chủ động xin ý kiến thành phố để đa dạng hóa các hình thức huy động.
-Bám sát và phục vụ tốt hơn nữa các doanh nghiệp đang có quan hệ vay vốn, tăng cường công tác tiếp thị để tìm, mời một số doanh nghiệp ngoài quóc doanh về quan hệ vay vốn.
-Cải tiến và làm tốt các nghiệp vụ thanh toán đảm bảo nhanh gọn chính xác kịp thời.
-Tăng cường nêu cao vai trò công tác kiểm tra kiểm soat của tập thể và cá nhân để hạn chế sai phạm.
-Tiết kiệm kinh phí không cần thiết và tận thu lãi, thu nợ đã được xử lý rủi ro để tăng nguồn thu.
-Ngân hàng cùng kiệt quận sẽ tích cực tìm mọi biện pháp cùng với phường thành lập tổ vay vốn thì mới tiến hành làm dịch vụ cho vay người nghèo.
II. Tình hình mở và sử dụng các loại tài khoản của khách hàng tại NHNo&PTNT quận Ba Đình
Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các chủ thể hoạt động kinh doanh càng trở nên gay gắt hơn. Nó đòi hỏi các nhà doanh nghiệp luôn phải trăn trở, nghiên cứu đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm mở rộng thị phần hoạt động của mình, nâng cao uy thế trong cạnh tranh.Trong đó chiến lược khách hàng luôn là vấn đề hàng đầu được các nhà doanh nghiệp quan tâm. Các NHTM hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ cũng luôn xem khách hàng và nguồn vốn tiền gửi là vấn đề sống còn đối với hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, các NHTM phải không ngừng nghiên cứu tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút khách hàng ngày càng nhiều đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng và mở rộng nguồn vốn tiền gửi. Từ đó ngân hàng mới có điều kiện để mở rộng qui mô đầu tư kinh doanh, vững thế trên thị trường canh tranh.
Riêng đối với NHNo Ba Đình là một ngân hàng cấp 3 với qui mô hoạt động còn nhỏ bé và mới thành lập nên số lượng khách hàng đến với ngân hàng còn hạn chế. Nhưng với sự chỉ đạo của NHNo Hà Nội cùng sự cố gắng khắc phục khó khăn, bám sát thị trường, chủ động trong kinh doanh, năng động trong việc áp dụng lãi suất với phương châm “ buôn nhiều hơn bán đắt” để giữ và thu hút khách hàng về hoạt động tại ngân hàng của toàn bộ cán bộ công nhân viên đã phần nào mở rộng nguồn vốn huy động và thúc đẩy quá trình thanh toán qua ngân hàng góp một phần vô cùng quan trọng trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Thực chất hoạt động ngân hàng là “ Đi vay để cho vay” như vậy quan hệ đầu tien phát sinh giữa khách hàng và ngân hàng là quan hệ gửi và nhận tiền gửi. Công cụ pháp lý, kinh tế để thực hiện giao dịch ấy là các loại tiền gửi. Để thuận lợi cho việc xem xét, nghiên cứu trong phạm vi luận văn này em xin đề cập tới các tiền gửi phân theo tiêu thức chủ sở hữu bao gồm:
+ Tài khoản tiền gửi của các TCKT
+Tài khoản tiền gửi tiết kiệm
+Tài khoản tiền gửi các nhân.
1. Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của Tổ chức kinh tế:
Có thể nói mối quan hệ giữa Ngân hàng với các tổ chức kinh tế chủ yếu là quan hệ thanh toán, vay vốn đầu tư..Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng có ý nghĩa thực tế đối với các doanh nghiệp nó giúp cho việc thanh toán qua lại giữa các doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo sự an toàn về tài sản, đối với ngân hàng giúp cho ngân hàng có được nguồn đầu vào với chi phí thấp nhất và còn tạo điều kiện, cơ hội cho ngân hàng thu phí dịch vụ thanh toán góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng.
Nguồn vốn tiền gửi của các Tổ chức kinh tế tại NHNo Ba Đình chủ yếu là loại tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán). Tình hình mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của Tổ chức kinh tế (TCKT) tại NHNo Ba Đình được thể hiện qua số liệu sau:
Bảng 3 Tài khoản tiền gửi của TCKT (Đơn vị trđ)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Số lượng số tiền %
Năm 2001
Số lượng số tiền %
So sánh
Số tiền %
TGKKH
40 3000 100
65 5.500 100
2.500 83.3
TGCKH
0 0 0
0 0 0
0 0
Tổng
40 3.000 100
100 5.500 100
2.500 83.3
Theo báo cáo tình hình tài chính năm 2001 của NHNo Ba Đình và qua bảng trên ta thấy: Số dư tiền gửi của TCKT đã tăng lên 2.500 trđ (tăng 83,3%) so với năm 2000. Trong đó toàn bộ tiền gửi của TCKT là tiền gửi không kỳ hạn. Nguyên nhân là đa số các TCKT gửi tiền vào chỉ nhằm mục đích thanh toán thời hạn chỉ khoảng 6-7 ngày, còn với tiền gửi tiết kiệm thì thời hạn lại là 3,6,12 tháng..nên từ khi thành lập đến năm 2000, 2001 đối với tiền gửi của TCKT thì toàn bộ là tiền gửi không kỳ hạn. Dự kiến cho đến năm 2002 chi nhánh sẽ mở thêm loại ti
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status