Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa



LỜI NÓI ĐẦU. 1
CHƯƠNG I : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 3
I. Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng
thương mại trong nền kinh tế thị trường. 3
1. Khái niệm ngân hàng thương mại . 3
2. Các hoạt động của ngân hàng thương mại. 4
2.1 Hoạt động huy động vốn. 4
2.2 Hoạt động sử dụng vốn. 6
2.2.1 Hoạt động ngân quĩ. 6
2.2.2 Hoạt động đầu tư . 6
1.2.3 Hoạt động tín dụng . 6
2.3 Hoạt động trung gian. 8
1.3.1 Dịch vụ thanh toán hộ. 8
1.3.2 Dịch vụ mua bán hộ chứng khoán. 8
1.3.3 Dịch vụ mua bán ngoại tệ. 9
3. Vai trò của ngân hàng thương mại. 9
3.1 Vai trò thực thi chính sách tiền tệ. 9
3.2 Góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô thông qua chức năng
 tạo tiền của ngân hàng thương mại. 10
II. Tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng thương mại trong
nền kinh tế. 11
1. Khái niệm. 11
2. Đặc điểm của tín dụng trung, dài hạn. 12
3. Mục đích, đối tượng, điều kiện cho vay trung, dài hạn. 13
4. Nguyên tắc tín dụng trung, dài hạn. 14
5. Vai trò tín dụng trung, dài hạn trong nền kinh tế. 16
5.1 Tín dụng trung, dài hạn đảm bảo phát triển kinh tế theo
 chiều sâu, thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế theo hướng
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng tín dụng sẽ như thế nào ? . Quan điểm cắt giảm hay tiết kiệm biên chế cán bộ tín dụng được một số quan chức ngân hàng không tán thành. Bởi nếu ta làm phép so sánh số vốn hàng chục, hàng trăm tỉ đã và đang mất và không thể thu hồi được chỉ vì số lượng và chất lượng cán bộ hiện có đang bất lực, bất cập không thể nào đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên “ kinh doanh cái rủi ro” này thì hẳn sẽ thấy ra vấn đề sao không dùng số tiền đó hay một phần số tiền đó mà tăng cường đội ngũ cán bộ tín dụng có đủ phẩm chất, tài năng để quản lí, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn, bớt nguy cơ mất vốn. Xét cho cùng đây là vấn đề yếu tố con người cần đào tạo công phu, bố trí đầy đủ không htể tiết kiệm được. Từ quan điểm rất duy vật biện chứng “ tham đĩa, bỏ mâm” trong kinh doanh tiền tệ , trong hoạt động tín dụng .
Bên cạnh đó về phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp chưa có dự án tầm chiến lược để phát triển sản xuất kinh doanh hay có những doanh nghiệp mới thành lập, sản phẩm sản xuất ra chưa có tính cạnh tranh cao, khó khăn trong khâu tiêu thụ. Những khó khăn đó làm hạn chế nhiều khả năng hấp thụ vốn của ngân hàng kể cả vốn trung, dài hạn . Điều đó xảy ra nghích lí là ngân hàng ứ đọng vốn trong khi dó các doanh nghiệp khát vốn. Các ngân hàng cho rằng chính những đồng vốn huy động của họ không có “đất để dụng võ”. Một minh chứng rất cụ thể là NHNN dự định cho phép các ngân hàng quốc doanh trích từ nguồn vốn ngắn hạn khoảng 5000 tỉ đồng để cho vay trung, dài hạn. Song đến quí IV năm 1996 chỉ cho vay được trên 1000 tỉ đồng.
Nhìn chung hoạt động cho vay trung, dài hạn hiện nay rất hạn chế, chưa có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách cần thiết. Vì vậy trong thời gian tới phải có các biện pháp cần thiết để cải tiến tình hình này.
II. Giới thiệu chung về ngân hàng công thương Đống Đa .
Quá trình hình thành và phát triển .
Ngân hàng công thương Đống Đa được thành lập từ thág 7/ 1998 theo nghị định số 53 / HĐBT chyển từ NHNN quận Đống Đa thành ngân hàng công thương Đống Đa trực thuộc ngân hàng công thương thành phố Hà Nội. Từ tháng 4/1993 thực hiện một bước đổi mới công tác tổ chức, ngân hàng công thương quận Đống Đa thành ngân hàng công thương khu vực Đống Đa trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam – một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trong cả nước, có nhiệm vụ hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng theo pháp lệnh ngân hàng. Từ khi mới thành lập, ngân hàng công thương Đống Đa đã gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất cùng kiệt nàn, lạc hậu, mô hình tổ chức cũng như trình độ cán bộ chưa cao... nhưng trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng công thương Đống Đa luôn bám sát thực hiện định hướng kinh doanh tín dụng , dịch vụ ngân hàng trong cơ chế thị trường có hiệu quả cao, an toàn vừa góp phần tăng trưởng kinh tế và chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Ngân hàng công thương Đống Đa có trụ sở tại 187 Tây Sơn và các chi nhánh khác là phòng giao dịch Kim Liên, Cát Linh và gần 20 quỹ tiết kiệm thực hiên sự chỉ đạo điều hành tập trung của ngân hàng công thương Đống Đa .
+ Địa bàn hoạt động .
Đến năm 1998 ngân hàng công thương Đống Đa hoạt động trên hai địa bàn cơ bản là quận Đống Đa và quận Thanh Xuân. Quận Đống Đa là nơi tập trung đông dân cư, các công ty , tổ hợp sản xuất, các hộ công thương ... Do đó , khách hàng của ngân hàng rất đa dạng. Với địa bàn rộng, khách hàng đa đạng ngân hàng công thương Đống Đa đã có lợi thế rất lớn trong việc tạo ra mối quan hệ thường xuyên với khách hàng.
+ Đội ngũ cán bộ.
Ngân hàng có độingũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và nhiệt tình công tác. ýthức được tầm quan trọng của trình độ cán bộ đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, ban giám đốc của ngân hàng đã rất chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ. Thời kì trước khi chưa có sự chia cắt ngân hàng công thương Thanh Xuân thì ngân hàng công thương Đống Đa có 351 cán bộ công nhân viên, hiện nay con số đó là 275. Trong vòng 10 năm đã có 1 tiến sĩ, 8 thạc sĩ ,125 cán bộ hoàn thành chương trình đại học và đại học tại chức, 40% cán bbọ tín dụng nghiệp vụ tín dụng, kế toán đạt trình độ C Anh văn, 60% cán bộ sử dụng thành thạo máy vi tính. Đội ngũ cán bộ có kimh nghiệm này là một lợi thế lớn của ngân hàng công thương Đống Đa.
Bên cạnh những thuận lợi đó, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, khó khăn trước tiên là hiện nay địa bàn hoạt động của ngân hàng bị thu hẹp một cách đáng kể. Từ ngày 1/3/1999 ngân hàng đã thực hiện tách 1/3 quân số để thành lập ngân hàng công thương Thanh Xuân bắt đầu đi vào hoạt động như một chi nhánh ngân hàng cấp II trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam .
Cùng với sự chia tách này là sự san sẽ khách hàng, điều này ảnh hưởng rõ rệt tới kết quả kinh doanh của ngân hàng vì Thanh Xuân tuy là quận mới thành lập nhưng dân cư đông và có nhiều doanh nghiệp lớn .
Một khó khăn khác vẫn tồn tại từ trước của ngân hàng là trên địa bàn hoạt động ngân hàng không có nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Chính vì điều đó mà việc cho vay khối công tác xuất khẩu thấp, và chủ yếu diễn ra đối với khối nội địa.
Thêm vào đó tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính là sự tồn tại và phát triển cho ngân hàng, vì vậy khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì hoạt động ngân hàng không suôn sẽ là điều không tránh khỏi. Nhiều doanh nghiệp là khách quen của ngân hàng trước đây đã từng sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì nay cũng bị đình đốn. Đặc biệt là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tệ nạn lừa đảo, trốn nợ là mối đe doạ thường xuyên đối với ngân hàng khiến cho ngân hàng ngày càng thận trọng trong quan hệ với thành phần này nói riêng và công tác tín dụng nói chung nhất là tín dụng trung, dài hạn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng .
Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng công thương Đống Đa .
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Đống Đa đã liên tục phát triển trong những năm qua. Điều này thể hiện rõ qua các chỉ tiêu về huy động vốn, cho vay và lợi nhuận.
Hoạt động huy động vốn.
Tình hình huy động vốn của ngân hàng công thương Đống Đa được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng công thương Đống Đa từ năm 1997 - 2001
Nguồn vốn
1997
1998
1999
2000
2001
Tỉ
%
Tỉ
%
Tỉ
%
Tỉ
%
Tỉ
%
1. Tiền gửi tiết kiệm
760
79.9
970
70.5
1180
82.5
1200
64.8
1230
61.2
- Không kì hạn
35
3.7
20
1.5
14
1
20
1.1
25
1.2
- Có kì hạn
725
76.2
950
69
1166
81.5
1180
63.7
1205
60
2.Tiền gửi TCKT
180
18.9
350
25.5
245
17.1
650
35.2
750
37.3
3. Kì phiếu
11
1.8
55
4
4.5
0.4
-
-
30
1.5
Tổng
951
100
1375
100
1429.5
100
1850
100
2010
100
Nguồn : Phòng tổng hợp
Bảng số liệu đã mô tả kết quả huy động của ngân hàng công thương Đống Đa từ năm 1997 đến năm 2001. Như vậy, tổng nguồn mà ngân ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status