Đối tượng, chức năng nhiệm vụ môn học chính trị - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Giáo trình Chính trị học dành cho lớp cao đẳng nghề
Bài mở đầu
ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ MÔN HỌC CHÍNH TRỊ
1. Đối tượng nghiên cứu, học tập
Chính trị là một bộ phận của kiến thức thượng tầng và xã hội gồm hệ tư
tưởng chính trị, nhà nước liên quan đến giai cấp, tổ chức, đảng phái, dân tộc các
tầng lớp xã hội mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, lãnh đạo tổ chức và xác
định nội dung hoạt động của nhà nước.
Chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp dựa trên cơ sở kinh tế
là biểu hiện tập trung nhất của kinh tế, đồng thời chính trị có vị trí độc lập và có tác
dụng to lớn đối với kinh tế.
Môn học chính trị nghiên cứu những quy luật chung nhất của hoạt động
chính trị, cơ chế tác động, những cách sử dụng hiện thực hoá những quy
luật chung đó, nghiên cứu hoạt động của Đảng phái và chính quyền, các tổ chức
chính trị, giai cấp và các mối quan hệ về chính trị giữa các lực lượng đó của các
chế độ xã hội.
Mục đích của môn học Chính trị là trang bị cho người học nhận thức cơ bản
về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối lãnh đạo
của Đảng, làm rõ những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam, của giai
cấp công nhân Việt Nam, góp phần bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, giáo dục niềm
tin vào sự lãnh đạo của Đảng và định hướng trong quá trình học tập, rèn luyện cho
người học.
2. Chức năng, nhiệm vụ
Môn học Chính trị góp phần đào tạo người lao động bổ sung vào đội ngũ
giai cấp công nhân, tham gia công đoàn Việt Nam, giúp người học nghề tự ý thức
rèn luyện, học tập đáp ứng yêu cầu về tri thức và phẩm chất chính trị phù hợp với
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Môn học Chính trị có hai chức năng:
bước. Vấn đề cơ bản là phải xác định đúng bước đi, hình thức phù hợp với trình độ
lực lượng sản xuất, biết kết hợp các khâu trung gian, quá độ tuần tự, từng bước từ
thấp đến cao. Điều đó đòi hỏi đảng cầm quyền phải nắm vững chủ nghĩa Mác
Lênin để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của thực tiễn nước mình.
II. Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1. Cơ sở khách quan của thời kỳ quá độ ở việt Nam
Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng ta lựa chọn từ rất
sớm, ngay khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài, “ai nói dễ là chủ
quan và sẽ thất bại”. Người nhắc nhở, tiến lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều
bước, “bước ngắn, bước dài tuỳ theo hoàn cảnh của một bước”, nhưng “chớ ham
làm mau, làm rầm rộ. Làm ít mà chắc hơn làm nhiều, làm rầm rộ và không chắc
chắn. Đi bước nào vững bước ấy, cứ tiến tới dần dần”14.
Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, hậu quả của chế độ thực dân, phong kiến
còn nặng nề. Đất nước vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh, miền Bắc ba lần khôi
phục kinh tế, hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (lần thứ nhất từ
tháng 8 năm 1964 đến tháng 11 năm 1968, lần thứ hai từ tháng 4 đến hết tháng 12
năm 1972).
Sau năm 1975, cả nước ta quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế
còn phổ biến là sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa.
Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội và nền độc lập của dân tộc ta. Đảng ta xác định phải trải qua thời kỳ
quá độ lâu dài, khó khăn và phức tạp với nhiều chặng đường.
Qua 10 năm đổi mới (1986-1996), Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ
VIII (6-1996) đã khẳng định, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, nhưng


Px8TeVm4QXj1eOY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status