Tổ chức hạch toán tài sản cố định với vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty thực phẩm miền Bắc - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Tổ chức hạch toán tài sản cố định với vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty thực phẩm miền Bắc



Cùng với sự phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật, hoà nhập với xu hướng tiến bộ của toàn thế giới việc áp dụng công nghệ thông tin trong hạch toán kế toán là hoàn toàn cần thiết. Trong thời gian tới công ty nên trang bị máy vi tính cho kế toán. Mặc dù chi phí ban đầu có thể cao nhưng sẽ đảm bảo được tính chính xác và nhất quán trong công tác hạch toán. Hơn thế nữa trang bị hoàn hảo công nghệ tin học sẽ tiết kiệm được chi phí lao động, đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Việc cập nhật, thu thập thông tin diễn ra thường xuyên nhanh chóng đáp ứng kịp thời thông tin, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý của công ty.
2. Tăng cường công tác bảo quản tài sản cố định:
Do đặc thù mô hình tổ chức của công ty mà địa bàn hoạt động phân tán ở khắp các tỉnh trong cả nước. Vì vậy công tác quản lý TSCĐ rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm và tăng cường công tác quản lý TSCĐ. Khi đưa TSCĐ vào sử dụng cần phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn cho bộ phận sử dụng nó trong việc bảo vệ an toàn TSCĐ, tránh mất mát hư hỏng, phải thực hiện chế độ quản lý, bảo dưỡng, tiến hành sửa chữa kịp thời, đúng tiến độ, đúng kế hoạch.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ơn hay ngắn hơn theo yêu cầu bảo toàn vốn của đơn vị nhưng phải nằm trong khoảng thời gian tối đa và tối thiểu do nhà nước quy định.
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ được xác định theo công thức sau:
=
=
Ngoài ra trong thực tế việc tính khấu hao TSCĐ có thể căn cứ vào khối lượng sản phẩm, điều kiện môi trường hoạt động, mức huy động công suất TSCĐ...
Trong thực tế thời gian sử dụng TSCĐ được nhà nước quy định sẵn thời gian tối thiểu và tối đa cho từng loại, từng nhóm TSCĐ, nhưng doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình để nâng cao mức trích khấu hao trong giới hạn cho phép, đảm bảo không làm giá thành quá cao ảnh hưởng đến giá bán và việc tiêu thụ sản phẩm cũng như ảnh hưởng các chính sách giá cả của nhà nước.
Theo quy định chung, để đơn giản cách tính thì TSCĐ tăng trong tháng, tháng sau mới trích khấu hao, TSCĐ giảm trong tháng, tháng sau mới thôi không phải trích khấu hao. Do vậy để xác định khấu hao của tháng sau thì phải căn cứ vào tình hình tăng giảm của tháng này. Vì số khấu hao tháng này chỉ khác tháng trước trong trường hợp có biến động tăng giảm TSCĐ.
Để giảm bớt công việc tính toán hàng tháng người ta chỉ tính sổ khấu hao tăng thêm hay giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước để xác định số khấu hao phải trích tháng này theo công thức sau:
= + -
Việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Cuối tệp)
Bảng tính và phân bổ khấu hao này là chứng từ kế toán để hạch toán trích khấu hao TSCĐ. Bảng này được lập vào cuối tháng, cuối quý. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã kiến theo tốc độ hao mòn vô hình của tài sản cố định đặc biệt là các tài sản thuộc lĩnh vực tin học, điện tử tăng lên rất nhanh. Do vậy ở nhiều doanh nghiệp hiện nay việc áp dụng phương pháp bình quân tỏ ra không hiệu quả bởi lẽ phương pháp này tuy có ưu điểm là phần khấu hao được phân bổ một cách đều đặn vào chi phí, đảm bảo cho doanh nghiệp có mức giá thành vàlợi nhuận ổn định song nhược điểm của phương pháp naỳ là tốc độ thu hồi vốn đầu tư chậm nên khó tránh khỏi hao mòn vô hình.
Khắc phục tình trạng này chúng tacó thể tham gia khảo phương pháp khấu hao nhanh hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng rộng rãi.
* Phương pháp số dư giảm dần.
Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định nhờ một tỷ lệ cố định nhân với giá trị còn lại của tài sản cố định. Tỷ lệ này được tính dựa trên tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng như sau:
Nếu thời gian sử dụng là từ 1 - 4 năm T = TK
Nếu thời gian sử dụng là từ 5 - 6 năm T = TK x 2
Nếu thời gian sử dụng là từ ) 6 năm T = TK x 2,5
Với T: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần
TK: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp số dư bình quân
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp bình quân cho phép khấu hao nhanh tài sản cố định song nó lại cũng có hạn chế là giá trị khấu hao những năm đầu rất cao, do đó gây ra những biến động lớn về giá thành sản phẩm và không thu hồi hết được nguyên giá tài sản cố định nên đến năm cuối phải chuyển sang
Phương pháp tuyến tính cố định.
* Phương pháp tổng số.
Theo phương pháp này số trích khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao hàng năm. Tỷ lệ đó được xác định bằng cách chia số năm còn lại của thời gian tài sản cố định phục vụ cho tổng số dãy số thủ tục từ 1 cho tới số năm phục vụ.
Tkt =
Với T: Thời gian phục vụ của tài sản cố định theo năm
t : Thứ tự năm cần tính khấu hao
Tkt: Tỷ lệ trích khấu hao năm t
Phương pháp này cho phép vừa khâu hao nhanh mà tỷ lệ trích khấu hao cũng không quá lớn và đảm bảo thu hết nguyên giá tài sản cố định.
Trên thực tế nếu áp dụng một trong hai phương pháp khấu hao ở trên đã trình bày thì có thể khắc phục được những rủi ro do hao mòn vô hình gây nên hơn là khấu hao bình quân.
a. Tài sản sử dụng: Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụng TK 214
Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của doanh nghiệp như TSCĐ hữu hình, đi thuê dài hạn và TSCĐ vô hình.
Kết cấu của tài khoản:
Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do các lý do giảm TSCĐ
(Thanh lý, nhượng bán, chuyển đi nơi khác...)
Bên có: Giá trị hao mòn của TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ, do đánh giá lại TSCĐ.
Số dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có ở đơn vị.
Tài khoản 214 có 3 tài khoản cấp 2.
- TK 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình
- TK 2142 Hao mòn TSCĐ đi thuê
- TK 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình
b. Nội dung và trình tự hạch toán:
* Định kỳ (tháng, quý) đơn vị tính trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ ghi:
Nợ TK 627
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Có TK 214
Đồng thời phản ánh tăng vốn khấu hao cơ bản - ghi đơn vào bên nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TK ngoài bảng cân đối kế toán.
* Trường hợp phải nộp vốn khấu hao cho đơn vị cấp trên hay điều chuyển cho đơn vị khác.
- Trường hợp được hoàn trả lại. Khi nộp vốn khấu hao ghi:
Nợ TK 136 (1368)
Có TK 112
Đồng thời ghi giảm nguồn vốn khấu hao, ghi đơn vào bên có TK 009 - Nguồn vốn khấu hao.
Khi nhận lại số vốn khấu hao hoàn trả ghi bút toán ngược lại.
- Trường hợp không được hoàn trả lại, ghi:
Nợ TK 411
Có TK 111, 112 hay 338 (3388)
Đồng thời ghi giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản. Ghi đơn vào bên có TK 009 - Nguồn vốn khấu hao.
Khi nhận lại số vốn khấu hao hoàn trả ghi bút toán ngược lại.
- Trường hợp không được hoàn trả lại, ghi:
Nợ TK 411
Có TK 111, 112 hay 338 (3388)
Đồng thời gian giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản. Ghi đơn vào bên có TK 009.
* Trường hợp cho các đơn vị khác vay vốn khấu hao, ghi:
Nợ TK 128
Nợ TK 228
Có TK 111 hay 112
Đồng thời ghi đơn vào bên bán TK 009
- Những TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá khi tính hao mòn TSCĐ vào thời điểm cuối năm, ghi:
Nợ TK 4313
Có TK 214
- Những TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, khi tính hao mòn TSCĐ,ghi:
Nợ TK 466
Có TK 214
* TSCĐ đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước:
- Trường hợp đánh giá tăng nguyên giá của TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 412
Có TK 214. (Phần hao mòn thăm thêm) nếu có điểu chỉnh giá trị hao mòn.
- Trường hợp điều chỉnh tăng giá trị hao mòn.
Nợ TK 412
Có TK 214
Trường hợp điều chỉnh giá giảm giá trị hao mòn.
Nợ TK 214
Có TK 412
Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ, ghi:
Nợ TK 412
Nợ TK 214
Có TK 211
* Trường hợp giảm tài sản cố định thì đồng thời với việc phản ánh giảm nguyên giá TSCĐ phải phản ánh giúp giá trị hao mòn của TSCĐ.
* Đối với TSCĐ đã tính đủ khấu hao cơ bản thì không tiếp tục triết khấu hao cơ bản nữa.
* Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hay dùng vào v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status