Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Thiết bị đo điện - pdf 28

Download miễn phí Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ tại công ty Thiết bị đo điện



Lời nói đầu
Phần I : Lý luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ trong các doanh nghiệp sản xuất 3
I - Nguyên vật liệu, công cụ công cụ - đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán. 3
II - Phân loại và tính giá nguyên vật liệu, công cụ công cụ 5
III - Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ trong các doanh nghiệp sản xuất 10
IV - Công tác kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ công cụ 37
V - Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 38
VI - Hạch toán hàng tồn kho trong chuẩn mực kế toán quốc tế
và sự vận dụng của kế toán Việt Nam khi hạch toán nguyên vật liệu,công cụ công cụ 40
Phần II : Thực trạng công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ tại công ty Thiết bị đo điện 44
A - Khái quát chung về công ty Thiết bị đo điện 44
I - Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thiết bị đo điện 44
II - Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty Thiết bị đo điện 47
III - Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Thiết bị đo điện 49
IV - Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty Thiết bị đo điện 51
B - Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ
tại công ty Thiết bị đo điện 55
I - Khái quát chung tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ công cụ tại công ty Thiết bị đo điện 56
II - Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ tại công ty Thiết bị đo điện 59
III - Công tác kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ công cụ tại công ty Thiết bị đo điện 77
IV - Phân tích hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, công cụ công cụ tại công ty Thiết bị đo điện 78
Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ tại công ty Thiết bị đo điện 85
I - Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ tại công ty Thiết bị đo điện 85
II - Đánh giá chung công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ tại công ty Thiết bị đo điện 87
 
Kết luận 99
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đó rất có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai...
1.2- Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu:
Theo IAS - 2 trước hết để tính giá xuất kho nguyên vật liệu kế toán cần phân biệt được hai loại nguyên vật liệu là: nguyên vật liệu nhận diện được và nguyên vật liệu không nhận diện được. Vì vậy phương pháp tính giá xuất kho sẽ khác nhau.
1.2.1- Loại nguyên vật liệu nhận diện được:
Đối với các loại nguyên vật liệu nhận diện được thì giá phí xuất kho gồm tất cả các giá phí đích thị của nó.
1.2.2 Loại nguyên vật liệu giống nhau không nhận diện được:
Đối với loại này chuẩn mực IAS-2 đưa ra hai công thức:
- Công thức “chuẩn”
+ Nhập trước-xuất trước (FIFO)
+ Bình quân gia quyền (CMP)
- Công thức “thay thế chấp nhận được”
+ Nhập sau- xuất trước (LIFO)
Nếu sử dụng công thức LIFO cần có một số thông tin là các báo cáo tài chính phải cho biết chênh lệch giữa giá trị tồn kho trên bảng báo các kế toán hay giá trị thấp nhất giữa giá trị được tính theo một trong hai công thức “chuẩn” (FIFO, CMP) và giá trị có thể bán được thuần (là giá ước tính có thể bán được trong điều kiện kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và những chi phí cần thiết để bán hàng sau này) hay giá trị thấp nhất giữa giá ghi hiện tại trong ngày kế toán và giá có thể bán được thuần (hay giá lợi ích trong việc dùng).
1.3- Xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho tại thời điểm kế toán:
1.3.1- Nguyên tắc: Theo IAS-2 vào thời điểm kế toán giá trị nguyên vật liệu tồn kho được đánh giá trên cơ sở thấp nhất giữa giá phí nhập kho và giá có thể bán được thuần (giá trị tài sản trên báo cáo tài chính không thể cao hơn giá trị lợi ích trong việc dùng nguyên vật liệu).
1.3.2- Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu được tiêu thụ trong quá trình sản xuất không được giảm giá nếu thành phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu được bán với giá bằng hay cao hơn giá thành của nó.
- Tuy nhiên trong trường hợp giảm sút giá mua trên thị trường của các nguyên vật liệu làm cho giá phí thành phẩm cao giá có thể bán được thuần, thì giá trị ghi sổ kế toán của nguyên vật liệu này phải được giảm xuống bằng giá có thể bán được thuần của nó. Trong trường hợp này giá mua của nguyên vật liệu có thể được coi là giá có thể bán được thuần của nó.
2. Sự vận dụng của kế toán Việt nam khi tính giá NVL, CCDC.
Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ giữa hệ thống kế toán Việt nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên vẫn có những điểm khác nhau :
Hệ thống kế toán Việt nam
Đánh giá nguyên vật liệu:
Giá thực tế nguyên vật liệu xuất được xác định bằng một trong các phương pháp:
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước- xuất trước
- Phương pháp nhập sau- xuất trước
- Phương pháp giá thực tế đích danh...
Chuẩn mực kế toán quốc tế
Giá thực tế NVL xuất được xác định bằng một trong các phương pháp:
-Phương pháp bình quân gia quyền.
-Phương pháp nhập trước - xuất trước
-Phương pháp nhập sau - xuất trước.
-Phương pháp giá thực tế đích danh...
Trong đó ưu tiên phương pháp nhập trước – xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền.
Thiếu hụt nguyên vật liệu trong kho do hậu quả của việc kiểm kê:
- Phải ghi nợ tài khoản 138 để Giám đốc xem xét.
Được đưa vào tài khoản lãi- lỗ.
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
-Nếu giá thị trường nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ thấp hơn so với giá mua có thể có phần dự phòng cho khoản thiếu hụt này.
- Dự phòng giảm giá được trích vào cuối niên độ kế toán và trước khi lập báo cáo tài chính.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho có thể được lập ngay sau khi cấp quản lý nhận thấy giá trị của nó bị giảm. Khi đó giá trị NVL, CCDC được phản ánh theo giá trị thực hiện ròng.
Phần II
Thực trạng công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ tại Công ty Thiết bị đo điện
A - Khái quát chung về Công ty Thiết bị đo điện
I - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thiết bị đo điện :
Sau khi đất nước thống nhất, điện khí hoá trở nên một yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá. Việc mở rộng mạng lưới điện làm nảy sinh nhu cầu rất lớn về các thiết bị điện. Một loạt các nhà máy sản xuất thiết bị phục vụ cho ngành điện được thành lập trong thời gian này để đáp ứng nhu cầu đó.
Công ty Thiết bị đo điện được thành lập ngày 1/4/1983 theo QĐ số 317/CK -CB ngày 24/12/1982 của Bộ Cơ khí luyện kim tách ra từ một xưởng của nhà máy Chế tạo biến thế. Công ty lúc đó có tên nhà máy chế tạo Thiết bị đo điện. Lúc mới thành lập nhà máy có gần 300 công nhân ( 50% là nam, 50% là nữ ) với bậc thợ bình quân 3/7, số vốn được cấp ban đầu là 10.267.000 đồng ( vốn cố định : 5.216.000 đồng, vốn lưu động : 5.051.000 đồng ). Lúc này nhiệm vụ sản xuất chủ yếu của nhà máy là sản xuất các loại máy phát điện có công suất từ 2kw đến 200 kw ( chiếm 70% tổng giá trị sản lượng ). Ngoài ra nhà máy còn sản xuất các loại thiết bị đo điện như công tơ 1 pha, công tơ 3 pha, máy biến dòng hạ thế, đồng hồ Vôn - ampe.
Năm 1989 - 1990, Nhà nước chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh. Lúc này, nhu cầu về máy phát điện trên thị trường không còn nữa, song nhu cầu về thiết bị đo điện lại ngày càng tăng. Nắm được xu hướng đó, nhà máy giảm dần việc sản xuất các loại máy phát điện, đi sâu nghiên cứu chế tạo các thiết bị đo điện. Các thiết bị đo điện trở thành sản phẩm chính của nhà máy. Sự chuyển hướng đúng đắn này đã giúp nhà máy đứng vững trước những khó khăn do cơ chế thị trường đưa đến. Năm 1991, được sự cho phép của Bộ và Thành phố, nhà máy đã xây dựng khách sạn và văn phòng cho thuê trên phần đất do nhà máy quản lý. Từ năm 1993, kinh doanh dịch vụ khách sạn trở thành một bộ phận trong hoạt động kinh doanh của nhà máy, tạo điều kiện cho nhà máy có thêm nguồn vốn tích luỹ, cho đổi mới công nghệ.
Năm 1994, nhà máy thực hiện đổi tên theo quyết định số 173QĐ / TCCBĐT của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Tên mới của nhà máy là Công ty Thiết bị đo điện, tên giao dịch quốc tế là EMIC ( Electric Measuring Instrument Company ) công ty là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và có tư cách pháp nhân. Công ty Thiết bị đo điện trực thuộc Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện - Bộ Công nghiệp.
Công ty Thiết bị đo điện đặt trụ sở chính tại số 10 - Trần Nguyên Hãn - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất, bán buôn bán lẻ các loại thiết bị đo điện. Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh khách sạn như một ngành hoạt động kinh doanh phụ.
Nhận thức được vai trò quan trọng của chất lượng sản phẩm với sự sống còn của mình, công ty đã mạnh dạn tìm đối tác chuyển giao công nghệ và đưa các tiêu chuẩn quốc tế vào thực hiện trong công ty. Sau khi tìm hiểu nhiều doanh nghiệp nước ngoài chuyên sản xuất thiết bị đo điện, tháng 1/1995 công ty đã ký hợp đồng chuyển g...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status