Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP .............................................................13
1.1. Không gian bối cảnh xã hội. ..................................................................... 14
1.1.1. Không gian “láo nháo, thản nhiên rất ñời và ô trọc” ... 14
1.1.2. Không gian tù ñọng quẩn quanh bế tắc .... .................. 21
1.2. Không gian bối cảnh thiên nhiên ....................................................26
1.2.1. Không gian dòng sông ................................................ 26
1.2.2. Không gian biển cả ..................................................... 31
1.2.3. Không gian rừng núi ................................................... 33
1.2.4. Không gian ñồng quê .................................................. 36
1.3. Không gian tâm trạng ....................................................................38
1.3.1. Không gian tâm tưởng tâm linh vô thức . .................... 38
1.3.2. Không gian huyền thoại thực-ảo ................................. 42
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP .........................................................................48
2.1. Thời gian trần thuật ........................................................................48
2.1.1. Đảo lộn thời gian sự kiện .............................................. 50
2.1.2. Tự sự dòng ý thức và ñồng hiện thời gian .................... 59
2.2. Thời gian tâm trạng .........................................................................64
2.2.1. Cái nhìn hồi cố ............................................................... 65
2.2.2. Cái nhìn trải nghiệm . .....................................................70
2.3. Nhịp ñiệu thời gian ........ .................................................................74
2.3.1. Nhịp ñiệu thời gian nhanh gấp ........................................ 75
2.3.2. Nhịp ñiệu thời gian lặp lại............................................... 80
CHƯƠNG 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT . .....................................................................................86
3.1.Tổ chức không gian trong sự kết hợp với thời gian ........ . ................... 86
3.2. Sự luân chuyển không gian, thời gian nghệ thuật .. ............................ 89
3.3. Không gian ñược tổ chức theo nguyên tắc tương phản .................... 100
3.4.Thời gian nhân vật và trình tự thời gian trần thuật ñược hiện ñại hoá.111
KẾT LUẬN.. ........................................................................................ 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................119
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy không gian huyền thoại
thực - ảo rất ñời và rất tục. Ở nhiều truyện không gian mở ra kết thúc không
có hậu, cái thiêng liêng lại trở thành cái phàm tục. Hơn nữa, các yếu tố hư cấu
và phi hư cấu, hoang tưởng, kỳ ảo và các yếu tố thực ñược trộn lẫn, phát tán
càng tạo cảm giác nghi hay cực kỳ khó chịu. Những chi tiết nhuốm màu huyền
hay như: “Khi chém ñầu, máu phun ra không ñỏ mà trắng như nhựa cây, một
lúc sau thì bết lại” [110; 157], hay thân phận của Vinh Hoa ñược báo trước: “Khi
ñẻ Vinh Hoa, trên nóc nhà bỗng có ñám mây ngũ sắc bay ñến, toả ra ánh sáng
rực rỡ, khắp nơi hương thơm ngào ngạt. Trên cổ Vinh Hoa có tràng hoa cuốn cổ,
xoè lòng bàn tay thấy có viên ngọc ở trong, trên khắc hai chữ thiên mệnh” [110;
158] gần như trở thành một ñiểm tựa tâm linh. Liệu có một câu hỏi chính xác về
“sự thật” của lịch sử, và cái mà chúng ta vẫn coi là “sự thật” sẽ dừng lại ở ñiểm
nào trên nấc thang nhận thức của con người? Truyện ngắn Trương Chi, giống
như một giai thoại hiện ñại, nhưng Trương Chi ở ñây khác với Trương Chi
trong truyện cổ. Trương Chi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ñược khắc
họa trong một không gian ñầy lạnh lùng, cộc cằn, kiêu bạc: “Đứng ở mũi
thuyền, chàng trật quần ñái vọt xuống dòng sông. Phía xa kia là chân trời rực
hồng ráng ñỏ. Nhà chàng ở phía ấy” [110; 308]. Bịa ra một câu chuyện mới,
Nguyễn Huy Thiệp lược bỏ hoàn toàn lớp sương huyền ảo, thay vào ñó là một
không gian thực trần trụi ñến nghiệt ngã chua xót: “Đêm xuống. Bóng tối mù
mịt. Trương Chi rùng mình vì sự vắng lặng xung quanh. Không ai ñáp lại
chàng. Sự vắng lặng kinh hoàng. Chỉ có tiếng giun dế, tiếng ễnh ương, tiếng
chó sủa. Trương Chi úp mặt vào hai lòng bàn tay chai sạn. Chàng khóc!”[110;
308]. Đây tiếng khóc cho nỗi cô ñơn của kiếp người. Mượn hình thức “giả
cổ” kiểu Tây Du Ký, Hòa Vang ñã cố công nhận thức lại chính Con Người,
bản chất Người qua cuộc tuyển “thiên sứ”. Những kết luận gây choáng váng
ñược nhà văn ñưa ra hết sức quyết liệt: “Nhạt nhẽo là thuộc tính thứ nhất của
con người. Gồng gánh suốt ñời là thuộc tính thứ hai của con người. Đau ñớn
thay, có thể ăn thịt người khi ñói khát, cùng cực cũng là một thuộc tính của
con người”. Tác giả ñã làm cho người ñọc nhận thức ñược mặt trái, hạn chế
của con người, ñồng thời cũng cho thấy dấu hiệu tự nhận thức cá nhân trong
văn học hiện nay. Không gian thực - ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
thực sự ñã ñể lại ấn tượng trong dòng chảy chung của văn học hiện ñại.
Không gian ñó ñã tạo nên những ñặc trưng rõ rệt trong khuynh hướng tư
tưởng nghệ thuật của nhà văn. Nhiều nhân vật của Nguyễn huy Thiệp ñược
nuôi dưỡng và lớn lên trong những không gian huyền thoại, họ mang niềm tin
của mình vào sức mạnh siêu nhiên vào cái ñẹp tuyệt ñối trong vũ trụ: “Trâu
ñen có thực! Nó ở dưới nước. Khi nó lên bờ nó mang cho người ta sức mạnh
[110; 11].
Trong một số tác phẩm không gian huyền thoại thực - ảo mang tính ñưa
ñẩy có tính cách cổ tích. Ở Kiếm sắc, Nguyễn Huy Thiệp ñem Nguyễn Huệ và
Nguyễn Phúc Ánh ra khỏi sách sử chính thống của các lịch triều, không gian
cổ tích huyền thoại ñã làm nền ñể tác giả dựng nên dáng Nguyễn Ánh là
“người ña mưu túc trí”. Dùng người, ông lấy chữ hiệp chữ lễ làm trọng,
không coi nhân nghĩa trí tín ra gì: “Thỉnh thoảng Ánh vào sâu trong ñất Thuận
Quảng, xuất quỉ nhập thần. Ánh ñi ñến ñâu nghe nói cũng có mây ñen cuồn
cuộn bay ñằng trước, dân cứ thấy mưa là biết Ánh ñi qua” [110; 281]. Ở
truyện ngắn Nàng Sinh không gian huyền thoại thực - ảo, còn thấm ñẫm nhiều
chi tiết cổ tích lạ kì: “Thung lũng Hua Tát ít nắng. Ở ñây quanh năm cứ lung
bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vật thì chỉ nhìn thấy
những nét nhòa nhòa ñại thể mà thôi. Đây là thứ không khí huyền thoại” [110;
196]; “Sinh là một thiếu nữ mồ côi ở bản Hua Tát, nàng gầy gò trông ñáng
thương, nàng không bao giờ ñược ăn miếng ăn ngon, mặc áo ñẹp. Hua Tát
trên ñường ñi vào rừng ma, có một cái miếu nhỏ. Trong miếu có hòn ñá nhỏ
bằn nắm tay người, ñể trên bệ gạch. Hòn ñá nhẵn thín như bào, sâu trong lớp
ñá có vân ñỏ li ti như mạch máu người” [110; 221]…Hòn ñá trở thành một
thứ ngẫu vật thiêng liêng, ban ñêm có người trông thấy hòn ñá như cục lửa.
Cả làng không ai nhấc ñược hòn ñá ñó, chỉ có Sinh là nhấc ñược. Khi nhắc lên,
“hòn ñá bỗng tan thành nước trước mắt mọi người”.
Nàng Bua trong Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp và
người họa sĩ trong Bức tranh thiếu nữ áo lục của Quế Hương là những ví dụ
tiêu biểu. Nàng Bua trở thành “người giàu nhất bản, nhất Mường” từ sau khi
ngẫu nhiên ñào ñược một chum ñầy vàng bạc. Nàng trở thành người ñàn bà
hạnh phúc “khi lấy một người thợ săn hiền lành, góa bụa và không con cái”.
Nhưng sự giàu có ấy ñã không mang lại cho nàng hạnh phúc trọn vẹn. Nàng
ñã chết khi trở dạ ñẻ giữa “ñống chăn mềm ấm áp”. Cũng như vậy, bi kịch
của người họa sĩ trong Bức tranh thiếu nữ áo lục lại bắt ñầu từ lúc “vị cứu
tinh” tình cờ xuất hiện. “Anh ta ñến chỉ tình cờ núp mưa và chợt rùng mình
trước bức tranh ế ẩm của người họa sĩ vô danh. Anh ta trở lại với một trùm
buôn tranh với tầm cỡ quốc tế, ñặc biệt sính tranh Á Đông”. Từ ñó, cuộc sống
của người hoạ sĩ không còn yên ổn nữa. Tiền bạc, danh vọng ùa vào nhà ông
như một lũ xâm lăng. Chúng làm mất quân bình mọi cái, khuân ñi mọi cái,
thay ñổi mọi cái. Ngay cả ông cũng không nhận ra vợ con, bạn bè mình. Họ
ñẹp ra, sang ra, thân tình hết mực nhưng… “hoàn toàn xa lạ”.
Thông qua không gian huyền thoại thực ảo nhà văn muốn bộc lộ quan
niệm về một thế giới ña chiều. Ở ñó, tồn tại song song những yếu tố khả giải -
bất khả giải, duy lý - phi lý, tất nhiên - ngẫu nhiên. Thế giới ấy không ñược
nhìn nhận một cách an nhiên như trước mà ñã ñầy nỗi niềm khắc khoải âu lo.
Nếu như ở giai ñoạn trước, thế giới ñược nhìn nhận với con mắt lạc quan ñầy
tin tưởng, con người luôn tin vào ý chí, sức mạnh và những quy luật ñã chiếm
lĩnh ñược, thì giờ ñây, con người nhận ra rằng, thế giới vẫn mang trong mình
nó nhiều ñiều bí ẩn, và ñầy bất trắc. Những ñiều ñó thuộc về cái ngẫu nhiên.
Nó là một khả năng có thể ñem lại cho con người niềm vui, hạnh phúc nhưng
cũng có khi lại là nỗi ñau, là niềm bất hạnh.
Tiểu kết chương 1:
Ở chương này, chúng tui tập trung khảo sát không gian nghệ thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên ba bình diện: Không gian bối cảnh
xã hội; Không gian bối cảnh thiên nhiên; Không gian tâm trạng. Trong mỗi
vấn ñề ñó, chúng tui ñi sâu vào từng cấp ñộ nhỏ hơn. Bằng việc khám phá và
thể hiện thế giới ña chiều, Nguyễn Huy Thiệp ñã xây dựng một kiểu mô hình
không gian gần gũi và thực hơn trong văn học. Không gian này ñã ñược ñặt ra
ngoài “bầu không khí vô trùng vốn có”. Trước một thế giới ña chiều ñầy biến
ảo, con người phải ñối diện với chính mình, với số phận của mình trong tư
cách là một con người riêng lẻ, không nhân danh ai, không dựa vào ai. Vì vậy,
nhận thức về thế giới khách quan và nhận thức thế giới tâm linh trở thành một
nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người. Đây chính là cách tiếp cận biện
chứng về thế giới, mang lại cái nhìn không ñơn giản xuôi chiều về cuộc ñời
và con người với những ñiều vốn hết sức “ña sự” và phức tạp.
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
2.1. Thời gian trần thuật
Đặng Anh Đào cho rằng: “Không riêng gì các nhà lí luận, mà các tiểu
thuyết gia cũng ý thức ñược nhu cầu ñổi mới cách thể hiện thời gian” [26; 87].
Nếu thi pháp học quan tâm chủ yếu ñến thời gian của nhân vật, của những sự
kiện diễn ra trong tác phẩm, thì tự sự học quan tâm nhiều hơn ñến thời gian
của việc kể, tức là thời gian trần thuật vốn gắn liền với người kể chuyện. Theo
Trần Đình Sử: “Mối quan tâm giữa thời gian trần thuật và thời gian ñược

kD4DslAnfTz7A90

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status