Sự ra đời và phát triển của hợp đồng kinh tế - pdf 28

Download miễn phí Sự ra đời và phát triển của hợp đồng kinh tế



LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP
ĐỒNG KINH TẾ 2
I. Khái niệm của hợp đồng kinh tế 3
II. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế 4
PHẦN II: NỘI DUNG 5
I. Nội dung của Hợp đồng kinh tế 5
II. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế 5
1. Điều khoản thường lệ 5
2. Điều khoản tuỳ nghi 5
3. Đặc điểm hợp đồng kinh tế 6
III. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế 7
KẾT LUẬN 16
1. Đánh giá vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế 16
2. Ý kiến của bản thân 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ế còn tồn tại nhiều thành phần, phát triển bình đẳng theo định hướng XHCN. Trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải dựa vào vào các quan hệ hợp đồng kinh tế. Nói cách khác, hợp đồng kinh tế là quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ hợp pháp tất yếu, tất cả các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì các quan hệ kinh tế thay đổi theo. Vì vậy chế độ hợp đồng kinh tế của nhà nước ta luôn luôn đặt trước những yêu cầu thay đổi và đã thay đổi phù hợp với mỗi bước phát triển của các quan hệ kinh tế.Trong thời kỳ đầu xây dựng CNXH ở Miền Bắc, nền kinh tế nước ta còn bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 735/TTg ngày 10/4/1957 kèm theo bản Nghị định này là bản Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh.
Đến năm 1960 ở Miền Bắc chúng ta hoàn thành cơ bản công cuộc cải tạo XHCN bước vào giai đoạn xây dựng CNXH mở đầu bằng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1960- 1965 các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi về cơ cấu chủ thể và về tính chất. Vì vậy điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế được nhà nước ban hành kèm theo nghị định 04/ TTg ngày 4/1/1960, đồng thời nhà nước quyết định thành lập Hội đồng trọng tài kinh tế để thực hiện chức năng quản lý công tác hợp đồng kinh tế và giải quyết các hợp đồng kinh tế ( Nghị định 20/ TTg ngày 14/1/1960) Trước yêu cầu của việc cải tiến quản lý kinh tế ngày 10/3/1975 Nhà nước ta ban hành bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế( ban hành kèm theo Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 của Hội đồng Chính phủ).
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế mang một nội dung mới. Bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm Nghị định 54/CP ngày 10/3/1975 không còn phù hợp nữa. Vì vậy Nhà nước ta ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, nó đã thể chế hoá được những tư tưởng lớn về đổi mới quản lý kinh tế của Đảng, trả lại giá trị đích thực của hợp đồng kinh tế với tư cách là sự thống nhất ý chí của các bên. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản pháp lý cụ thể hoá pháp lệnh đã tạo thành một hệ thống các quy phạm làm cơ sơ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế trong cơ chế kinh tế mới hiện nay .
I. Khái niệm hợp đồng kinh tế:
Theo điều1 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989: " Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình ".
II. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế
1. Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh
2. Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hay giá trị quy ước đã thoả thuận.
3. Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hay yêu cầu kỹ thuật của công việc.
4. Giá cả , cách thanh toán
5. Bảo hành
6. Điều kiện nghiệm thu, giao nhận
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế
8. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế
9. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế
10. Các thoả thuận khác
Với tính chất là 1 loại quan hệ kinh tế trong kinh doanh hợp đồng kinh tế có vai trò rất quan trong đối với các chủ thể kinh doanh. Hợp đồng kinh tế là cơ sở xây dựng, thực hiện kế hoạch của mỗi đơn vị kinh tế và là cầu nối giữa kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị với thị trường. Thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế, các chủ thể kinh doanh xác lập được căn cứ để xây dựng kế hoạch của mình. Kế hoạch của đơn vị chỉ trở thành hiện thực khi nó được đảm bảo bằng các cam kết trong hợp đồng.
Phần II . NÔI DUNG
I. Nội dung của Hợp đồng kinh tế:
Nội dung của Hợp đồng kinh tế là toàn bộ những điều khoản mà các bên đã thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên với nhau. Về phương diện khoa học pháp lý, căn cứ vào tính chất, vai trò của các điều khoản, nội dung của Hợp đồng kinh tế được chia thành 3 loại điều khoản như sau:
II. Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế
Là những điều khoản cơ bản , quan trọng nhất của một hợp đồng. Khi xác lập hợp đồng, các bên phải thoả thuận và ghi các điều khoản chủ yếu vào văn bản hợp đồng, nếu không ghi vào hợp đồng thì hợp đồng không có giá trị.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán, những điều khoản chủ yếu là: đối tượng, số lượng , chất lượng , giá cả, thời gian.
1. Điều khoản thường lệ
Là những điều khoản đã được pháp luật ghi nhận, nếu các bên không ký vào văn bản hợp đồng thì coi như các bên đă mặc nhiên công nhận và có nghĩa vụ thực hiện những quy định đó.
Ví dụ: Điều khoản về bồi thường thiệt hại, về khung phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.
2. Điều khoản tuỳ nghi
Là những điều khoản do các tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của nhà nước hay đã có quy định nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình mà không trái pháp luật. Điều khoản này các bên cũng phải ghi vào văn bản hợp đồng.
Ví dụ: Điều khoản thưỏng vật chất, điều khoản áp dụng mức phạt cụ thể khi vi phạm các điều khoản của hợp đồng trong khung phạt mà pháp luật đã quy định.
II. Đặc điểm của hợp đồng kinh tế:
* Hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể ký kết được xác lập một cách tự nguyện , bình đẳng.
* Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Đó là nội dung thực hiện các công việc sản xuất , trao đổi hàng hoá , dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác do các chủ thể tiến hành trong một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình tái sản xuất, từ khi đầu tư vốn đến khi tiêu thụ sản phẩm hay hoàn thành dịch vụ nhằm sinh lời hợp pháp. Kinh doanh là chức năng , nhiệm vụ , là mục tiêu của các đơn vị kinh tế. Vì vậy, mục đích kinh doanh luôn được thể hiện hàng đầu trong các hợp đồng mà các chủ thể kinh doanh ký kết nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
* Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, hay pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể, các tổ chức và cá nhân nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế khi họ ký kết hợp đồng với một pháp nhân. Trên thực tế hiện nay và xu hướng nền kinh tế thị trường, chủ thể chủ yếu của hợp đồng kinh tế ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status