Hợp đồng ngoại thương - Nội dung và cách thức soạn thảo - pdf 28

Download miễn phí Hợp đồng ngoại thương - Nội dung và cách thức soạn thảo



 
Mở đầu 1
Chương I: Hợp đồng mua bán ngoại thương 2
1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương 2
1.2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương của nước ta 3
1.3. Các loại hợp đồng mua bán ngoại thương 4
Chương II: Hợp đồng ngoại thương - Nội dung và cách thức soạn thảo 4
2.1. Nội dung của hợp đồng ngoại thương 4
2.2. Các điều khoản của hợp đồng 5
Chương III: Hợp đồng mua bán ngoại thương đối với hoạt động kinh doanh XNK 8
3.1. Vai trò của XNK đối với nền kinh tế nước nhà 8
3.2. Vai trò của hợp đồng mua bán ngoại thương trong hoạt động kinh doanh XNK 10
Kết luận 12
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hợp đồng ngoại thương - nội dung và cách thức soạn thảo
Mở đầu
Công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng về kinh tế - xã hội. Chặng đường đổi mới tiếp theo đòi hỏi chúng ta phải tìm tòi, nghiên cứu, tiếp cận và giải quyết nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong công cuộc hội nhập quốc tế việc các doanh nghiệp của ta tìm kiếm và hợp tác với các đối tác nước ngoài thông qua việc ký kết các hợp đồng.Trong đó hợp đồng ngoại thương là loại văn bản chủ yếu, quan trọng và phổ biến nhất trong kinh doanh xuất nhập khẩu(XNK). Vì tính quan trọng của nó nên em đã chọn chủ đề này cho bài tiểu luận của mình.
Bài tiểu luận của em chia làm 3 Chương:
Chương I : Hợp đồng mua bán ngoại thương là gì?
Chương II: Hợp đồng ngoại thương – Nội dung và cách thức soạn thảo.
Chương III: Hợp đồng mua bán ngoại thương đối với hoạt động kinh doanh XNK.
Chương I : Hợp đồng mua bán ngoại thương là gì?
1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương
Với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và phân công lao động trên quy mô toàn thế giới đang diễn ra ngày càng sâu sắc xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức hợp tác. Tuy vậy trao đổi hàng hoá vốn là một hình thức mang tính chất cổ điển của quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng và có vị trí quan trọng bậc nhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Để các hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định cho các bên thông qua một hình thức pháp lý nhất định. Hợp đồng mua bán ngoại thương là hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng hoá quốc tế.
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về khái niệm hợp đồng mua bán ngoại thương. Do vậy nên em xin lấy một khái niệm về hợp đồng ngoại thương: Hợp đồng ngoại thương là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa một tổ chức ngoại thương hay thương nhân trong nước với một tổ chức hay thương nhân nước ngoài
Hợp đồng mua bán ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác, cũng như một hợp đồng kinh tế ở trong nước. Sự khác nhau cơ bản giữa hợp đồng mua bán ngoại thương với các hợp đồng mua bán khác là ở chỗ hợp đồng mua bán ngoại thương có yếu tố quốc tế, được thể hiện qua các dấu hiệu:
Thứ nhất: Chủ thể của hợp đồng - Hợp đồng mua bán có tính quốc tế nếu trụ sở kinh doanh của bên mua và bên bán được đăng ký tại hai quốc gia khác nhau.
Thứ hai: Hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá phải được giao tại một nước khác với nước mà hàng hoá đó được tồn trữ hay sản xuất ra khi hợp đồng được ký kết.
Thứ ba: Đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ hay có gốc ngoại tệ
Thứ tư: Được coi là hợp đồng mua bán quốc tế khi:
+ Có sự vận chuyển hàng hoá là đối tượng của hợp đồng từ lãnh thổ của quốc gia này sang lãnh thổ của quốc gia khác.
+ Tất cả các hành vi cấu thành sự chào hàng và sự ưng thuận không được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia.
+ Sự giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia mà ở đó các hành vi cấu thành sự chào hàng và sự ưng thuận đã được hoàn thành. Quan điểm trên đã được đề nghị trong dự thảo luật ROMA 1956.
Công ước Vienne ngày 11/04/1980 đã không chấp nhận quan điểm trong dự thảo luật Roma và chấp thuận tiêu chuẩn thứ nhất: Hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế khi hai bên có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau. Dấu hiệu quốc tịch của các bên không phải là yếu tố để phân biệt.
Ngoài ra, bên ký kết hợp đồng cấn phải tôn trọng các điều ước quốc tế(như Công ước Bruxelles ngày 24-4-1924 về vận đơn đường biển; Công ước vận chuyển đường biển của Liên hợp quốc; Luật về hối phiếu của Công ước Geneve 1930...). Khi lựa chọn luật quốc gia khác để đIều chỉnh quan hệ ngoại thương cần chú ý các nguyên tắc:
Hoàn toàn tự nguyện.
Không trái luật pháp của nước bán, nước mua hàng luật quốc tế.
Không hạn chế năng lực pháp lý và năng lực hành vi của các chủ thể(của các bên mua và bán).
Không làm phương hại đến lợi ích của nhà nước bên bán, bên mua.
Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương của nước ta.
(Điều 50 và 81 Luật Thương mại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 10-5-1997)
Muốn hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực phải có đủ ba điều kiện sau:
Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán có đủ tư cách pháp lý .
Đối tượng của hợp đồng là háng hóa, hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán.
Hợp đồng mua bán ngoại thương phải gồm các nội dung chủ yếu sau: Tên hàng, Số lượng, Quy cách,Phẩm chất, Giá cả, cách thanh toán, Địa chỉ và thời gian giao nhận hàng.
Ngoài ra các bên còn có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng.
1.3 Các loại hợp đồng mua bán ngoại thương:
Hợp đồng giao hàng một lần(là loại phổ biến nhất trong ngoại thương).
Hợp đồng giao hàng định kỳ(thường là hàng tháng hay nửa năm, giao đều đặn).
Hợp đồng thanh toán bằng tiền.
Hợp đồng thanh toán bằng hàng đổi hàng.
Hợp đồng giao hàng chậm.
Hợp đồng mẫu(theo tiêu chuẩn quy định ).
Chương II : Hợp đồng ngoại thương – Nội dung và cách thức soạn thảo.
2.1 Nội dung của hợp đồng ngoại thương
Là một doanh nghiệp hợp tác với nứớc ngoài thì việc nắm vững cách thức soạn thảo và nội dung của hợp đồng ngoại thương là cực kỳ quan trọng. Hợp đồng mua bán ngoại thương được chia thành ba phần:
2.1.1 Phần mởi đầu(Preamble)
Tên và số hợp đồng.
Ngày và nơi ký hợp đồng.
Các bên ký hợp đồng(Bên mua,bên bán):Tên đơn vị, địa chỉ thư, Tên điện tín, số điện thoại, fax, tên và chức vụ người ký hợp đồng.
Cam kết ký hợp đồng.
2.1.2 Các điều khoản của hợp đồng
Có hai loại điều khoản:
2.1.2.1 Điều khoản chủ yếu (condition): là những đIều khoản nếu một bên trong hợp đồng không thực hiên được, bên kia có quyền hủy hợp đồngvà bắt phạt bên gây thiệt hại. Các điều khoản chủ yếu là(Điều 50 luật Thương mại, Việt Nam): Tên hàng, Số lượng, Quy cách,Phẩm chất, Giá cả, cách thanh toán, Địa chỉ và thời gian giao nhận hàng.
Ngoài ra các bên còn có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng.
2.1.2.2 Điều khoản không chủ yếu (warranty): nếu một bên vi phạm, bên kia không có quyền hủy hợp đồng mà chỉ có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện và bắt phạt.
2.1.3 Phần ký kết
Hợp đồng làm thành máy bản bằng tiếng nước nào, mỗi bên giữ mấy bản, hiệu lực như nhau.
Hiệu lực hợp đồng từ lúc nào.
Bên bán và bên mua ký.
2.2 Các điều khoản của hợp đồng
2.2.1 Tên hàng
Tên hàng là đối tượng của hợp đồng cần được thể hiện chính xác nhằm tránh những hiểu lầm do bất đồng về mặt ngôn ngữ, tập quán của các bên có nhiều cách để ghi tên hàng hoá.
- Ghi tên thương mại của hàng hoá kèm theo tên thông thường và tên khoa học.
- Ghi tên hàng hoá kèm theo xuất xứ c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status