Sự cần thiết ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân - pdf 28

Download miễn phí Sự cần thiết ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân



Mở đầu 1
1. Về sự cần thiết ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân 2
2. Những quy định mới trong dự thảo về "khởi điểm chịu thuế" 6
3. ĐÁNH GIÁ, NHẬN ĐỊNH CHUNG : 10
Kết luận 14
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


mở đầu
Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế TNCN cũng đóng một vai trò đáng kể trong nguồn thu ngân sách và là nghĩa vụ của tất cả những người lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, các chính sách thuế đối với thu nhập của cá nhân hiện hành của nước ta không còn phù hợp và hợp lý. Mức điều tiết về thuế của cá nhân có thu nhập từ kinh doanh và cá nhân thu nhập từ tiền lương, tiền công còn chưa công bằng; hay mức điều tiết mang tính bình quân mà chưa xét đến yếu tố hoàn cảnh của người nộp thuế; hay việc áp dụng ngưỡng khởi điểm chịu thuế chung, không phân biệt người nộp thuế là độc thân hay có gia đình tuy phù hợp với thực tiễn của nước ta, song không đảm bảo công bằng giữa cá nhân có cùng thu nhập nhưng có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Hơn nữa, các chính sách thuế đối với thu nhập của cá nhân còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; điều này thể hiện ở chỗ, cùng là thu nhập của cá nhân được điều chỉnh bởi các luật thuế khác nhau, trong khi đó biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công chưa phù hợp, thuế suất còn cao hơn so với các nước trong khu vực...
Ở Việt Nam hiện nay chưa có một mô hình thu thuế TNCN hoàn chỉnh, hiện nay thu nhập của cá nhân được điều tiết bởi rất nhiều loại hình, các sắc thuế khác nhau. Vì thiếu một sắc thuế TNCN, nên nhiều hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh phải chịu các hình thức thuế TNDN rất thiếu công bằng. Bộ phận quản lý và thu thuế TNCN còn thụ động, cách bố trí, sắp xếp để cho người lao động kê khai, quyết toán thuế còn chậm, không tạo ra được tính tự giác cho người lao động, không kiểm soát được thu nhập của các đối tượng nộp thuế. Nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội ổn định, công bằng, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế việc có một mô hình thu thuế TNCN khả thi là hết sức cần thiết, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữa tăng trưởng với công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo.
Chính vì vậy, việc ra đời Luật Thuế TNCN (đang được hoàn thiện) là rất cần thiết.
Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam (tên hiện tại là pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao) đã được áp dụng từ năm 1991. Tuy nhiên, trong suốt 16 năm, loại thuế này vẫn chỉ chiếm tỉ lệ quanh quẩn 2% trong tổng thu ngân sách.
Cũng trong 16 năm qua, ngưỡng bắt đầu chịu thuế áp dụng cho người Việt Nam đã được điều chỉnh 5 lần (chưa tính những lần Chính phủ đề xuất nhưng không được Quốc hội thông qua), ngưỡng này tăng dần từ 500 ngàn đồng/tháng (áp dụng từ năm 1991) đến 5 triệu đồng/tháng (áp dụng từ năm 2004). Đồng thời, thuế suất tối đa áp dụng cho người Việt Nam cũng giảm dần từ mức 80% xuống 72%, rồi 65%, rồi 40%, để còn lại mức 35% như trong dự thảo luật thuế hiện tại.
1. Về sự cần thiết ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân
Trong những năm qua, cùng với  sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên rõ rệt. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp đã có xu hướng ngày càng tăng lên, trong khi việc áp dụng thuế TNCN để thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu cùng kiệt giữa các tầng lớp dân cư vẫn còn chưa thực sự hiệu quả. Trong khi đó các chuyên gia tài chính nhận định, trong những năm tới các thị trường tài chính tiền tệ, vốn, lao động, bất động sản... phát triển mạnh mẽ hơn nữa; nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội đầu tư, sản xuất, kinh doanh và sẽ có thêm nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước sẽ kéo theo số người nước ngoài đến làm ăn sinh sống tại nước ta và số người trong nước có thu nhập từ nước ngoài cũng tăng lên nhanh chóng, do đó sự đa dạng và gia tăng thu nhập của các cá nhân trong xã hội sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư lại ngày càng lớn.  
Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế càng ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp, giáo dục y tế... cũng ngày một gia tăng. Bên cạnh đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích lũy trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN. Thuế TNCN cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho NSNN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thế nhưng khả năng thu được thuế TNCN hiện nay không cao, chưa mang tính triệt để vì rất nhiều lý do như đa số thu nhập của người lao động đều trả bằng tiền mặt, hệ thống thông tin chưa phát triển, các khoản thu nhập từ thừa kế, quà tặng còn khó kiểm soát và năng lực cán bộ thuế chưa đáp ứng được sự thay đổi của nền kinh tế.
Từ những yếu tố nói trên, Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải xây dựng và ban hành Luật thuế TNCN cho phù hợp với sự phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước. 
Đa số các ý kiến nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân với các lý do sau đây:
(1) Ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân là cần thiết để thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tài chính.
Nghị Quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra: "Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển". Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ... Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”. Triển khai các nghị quyết của Đảng, Bộ Chính trị đã thông qua Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010, trong đó đặt ra yêu cầu: “Cần sớm xác định các bước đi thích hợp để tăng tỷ trọng các nguồn thu trong nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ lệ thu từ thuế trực thu”.
(2) Ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân nhằm thực hiện công bằng xã hội, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thu nhập và điều tiết, phân phối lại thu nhập, thu hẹp hợp lý sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Khác với thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,...) động viên thu nhập xã hội thông qua tiêu dùng của các tổ chức và cá nhân, khác với thuế thu nhập doanh nghiệp điều tiết vào thu nhập của doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân động viên một phần thu nhập của cá nhân, thể hiện...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status