SKKN: Tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy học môn vật lý ở THCS - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MUÏC LUÏC
I. PHẦN MỞ ĐẦU: Trang
1. Lí do chọn đề tài: 2. Mục đích nghiên cứu: 3
3. Đối tượng viết đề tài và phạm vi nghiên cứu: 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5. Phương pháp nghiên cứu: 4
6. Nội dung của đề tài 4
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 5 1) Cơ sở pháp lí: 2) Cơ sở lí luận: 3) Cơ sở thực tiễn:
CHƯƠNG 2 : Thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu. 6
1) Khái quát phạm vi nghiên cứu:
2) Thực trạng của đề tài nghiên cứu: 7
3) Nguyên nhân:
CHƯƠNG 3: Biện pháp, giãi pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 8
1.Cơ sở đề xuất giải pháp:
2. Các giải pháp chủ yếu: 8
2.1. Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học.
2.2.Thu thập tài liệu BVNT sinh động và có sức thuyết phục.
2.3.Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nôi dung giáo dục bảo vệ môi trường.
2.4. Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp.
3. Một số ví dụ minh họa 10
CHƯƠNG 4. Kết quả việc ứng dụng vào thực tiễn 22 1. Kết quả đạt được
2. Bài học kinh nghiệm:
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
1. Kết luận
2. Kiến nghị:
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ Ở CẤP THCS”
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất, đồng thời là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhưng môi trường hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc của tất cả các ngành, các cấp. Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường; Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá...
Để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác trong trường phổ thông, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình giảng dạy môn Vật lí là vấn đề cần thiết không thể thiếu được.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí nhằm mục đích để tất cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Bên cạnh đó các em nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có thái độ, có ý thức trách nhiệm, có cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường.
3. Đối tượng viết đề tài và phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí ở cấp THCS” được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 6,7,8,9 THCS và dựa vào hoạt động dạy của thầy và học của học sinh, nội dung chương trình môn học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Vật lí ở cấp THCS” sẽ giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ năng nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. Đồng thời sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng.
- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.
- Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
6. Nội dung của đề tài
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
1.Cơ sở pháp lí
2. Cơ sở lí luận
3.Cơ sở thực tiễn
CHƯƠNG 2 : Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Khái quat phạm vị
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3. Nguyên nhân
CHƯƠNG 3: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
1. Cơ sở đề xuất giãi pháp
2. Các giải pháp chủ yếu
3. Các ví dụ minh họa
4. Kết quả áp dụng thực tiễn

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

1. Cơ sở pháp lí:
Căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường 2005. Căn cứ quyết định1363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Căn cứ quyết định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020, xác định BVMT là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước.
- Căn cứ chỉ thị số 32/ 2006/ CT- BGD & ĐT ngày 01-8-2006 về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục phổ thông.
- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Quảng Bình, của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Tuyên Hóa, của trường THCS Sơn Hóa năm học 2011-2012.

2. Cơ sở lí luận:
Sự phát triển nhanh chóng về Kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc gia. Việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật lí là việc làm cần thiết giúp học sinh hiểu biết được mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và vai trò của con người trong đó. Từ đó sẽ có thái độ thân thiện với môi trường, yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh.

3. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lỡ, lũ lụt, hạn hán…. Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung, để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ
môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG 2 : Thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu

1. Khái quát phạm vi nghiên cứu:
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi và trình độ nhận thức kiến thức bộ môn Vật lí của học sinh THCS. Qua thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi các đồng nghiệp, qua công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương. Nhận thấy rằng việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật lí là một biện pháp tốt nhất nhằm giúp các em có ý thức, trách nhiệm giữ gìn môi trường xung quanh ngày càng xanh, sạch, đẹp.
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là môi trường sống xung quanh các em.
Trong quá trình dạy học Vật lí, tui chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.
3. Nguyên nhân:
- Thời lượng của một tiết học hạn chế (45 phút) do đó giáo viên giảng dạy ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.
- Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu, sách báo cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và hấp dẫn học sinh.
- Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ việc dạy học hiện đại của giáo viên còn hạn chế. Như việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật lưu trữ thông tin; sử dụng máy chiếu projecter để giảng dạy, sưu tầm các tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan đến môi trường ...


Uwm7wL0mCZ3427f
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status