Tìm hiểu một số vấn đề về quỹ tín dụng nhân dân trung ương - pdf 28

Download miễn phí Tìm hiểu một số vấn đề về quỹ tín dụng nhân dân trung ương



 
Báo cáo thực tập tổng hợp. 1
Phần 1: Tìm hiểu một số vấn đề về Quỹ Tín Dụng Nhân DânTrung Ương. 1
1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở: 1
2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của QTDTW. 2
3. Thực trạng, nguyên nhân, kết quả mà QTDTW đạt được trong những năm qua, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 3
4. Tổ chức thông tin kinh tế và thống kê ở đơn vị thực tập. 6
Phần 2: Tên đề tài chuyên đề thực tâp, 8
đề cương sơ bộ, đề cương số liệu và danh mục tài 8
liệu tham khảo cho đề tài. 8
1. Tên Đề tài Chuyên đề thực tập dự kiến: 8
2. Đề cương sơ bộ: 8
3. Đề cương số liệu cho đề tài dự kiến. 9
4. Danh mục tài liệu tham khảo. 9
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Báo cáo thực tập tổng hợp.
********
Phần 1: Tìm hiểu một số vấn đề về Quỹ Tín Dụng Nhân DânTrung Ương.
Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở:
Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương gọi tắt là Quỹ Tín dụng Trung ương (QTD-TW), tên gọi tiếng Anh là Central People’s Credit Fund (gọi tắt là CCF). Được thành lập ngày 10-6-1995, theo đề án thí điểm Ban hành tại Quyết định 390/TTG ngày 27-7-1993 của Thủ Tướng Chính Phủ và Quyết định 200/QĐ-NH5 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Hoạt động vì sự phát triển nhanh chóng và an toàn của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND), phục vụ sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo tinh thần NQ 5 khoá 7 của Ban chấp hành TW Đảng.
Hệ thống QTDND trong giai đoạn đầu mới thành lập được tổ chức thành 3 cấp là QTDTW, QTD đến cuối năm 1995 và đầu năm 1996 có khoảng 1700 QTDND cơ sở và 9 QTD khu vực khu vực, QTDND cơ sở. Cụ thể tính hoạt động trong 38 tỉnh, thành phố.
Do hiệu quả kinh tế trong thời gian đầu chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu về tổ chức quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Ngân Hàng Nhà Nứơc trong việc thực hiện chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tín dụng nói riêng. Mặt khác nhằm giảm bớt bộ máy khồng kênh, kém hiệu quả trong hoạt động.
Sau khi được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt, Thống Đốc NHNN đã giao cho QTDTW tiến hành thực hiện việc chuyển đổi mô hình hệ thống QTDTW từ 3 cấp sang 2 cấp (cấp là QTDTW và Chi Nhánh QTDTW tại các tỉnh, thành phố) theo Quyết định 207/QĐ-NHNN ngày 20-3-2001 về việc phê duyệt đề án mở rộng mạng lưới QTDTW. Tính đến nay về cơ bản QTDTW đã hoàn thành việc sáp nhập 21 QTD khu vực thành Chi nhánh QTDTW và thành lập mới Chi Nhánh QTDTW Nghệ an, nâng số QTD cơ sở lên 23 chi nhánh.
2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của QTDTW.
a, Hệ thống tổ chức.
Hiện nay có 117 cán bộ nhân viên đang công tác, làm việc tại QTDTW. Cơ cấu tổ chức, cấp lãnh đạo và quản lý ở QTDTW được trình bày trong Sơ đồ 1: (trang sau).
b, Chức năng, nhiệm vụ của QTDTW.
QTDTW có các chức năng chính như sau:
- Hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển của toàn hệ thống QTDND trong từng thời kỳ.
- Thực hiện vài trò đầu mối về vốn, thanh toán các quan hệ nội bộ khác và cung ứng các dịch vụ có liên quan đến hoạt động của cả hệ thống QTDND.
- Xác lập và quản lý quỹ an toàn bảo đảm khả năng chi trả của hệ thống QTDND.
- Đại diện cho toàn hệ thống trong trong các mối quan hệ với Chính Phủ, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN), các tổ chức quốc gia và Quốc tế.
Nghiệp vụ cụ thể của QTDTW là:
Huy động vốn:
+ Nhận tiền gửi của các QTD thành viên để cân đối điều hoà trong toàn hệ thống theo cơ chế đế cho vay.
+ Huy động vốn trong nước và vay vốn nước ngoài bằng đồng Việt Nam (VND) và bằng ngoại tệ. phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn và dài hạn.
+ Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn, vốn uỷ thác đầu tư của Nhà nước, các tổ chức quốc gia, quốc tế, cá nhân ở trong nước và nước ngoài cho các chương trình, dự án đầu tư và phát triển kinh tế.
Cho vay:
Cho vay các QTDND thành viên và doanh nghiệp theo nguyên tắc ưu tiên đối với các tổ chức trong hệ thống.
Các nghiệp vụ khác:
+ Nhận chiết khấu các giấy tờ có giá.
+ Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy chế bảo lãnh của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước.
+ Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và làm các dịch vụ ngân hàng đối ngoại theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.
+ Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phân của doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán.
+ Làm dịch vụ giữ hộ tài sản quý và các giấy tờ có giá.
+ Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, kinh doanh bất động sản.
+ Làm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu chi tiền mặt.
+ Mua bán và làm đại lý mua bán tín phiếu, trái phiếu chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
+ Tham gia thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ ngắn hạn và thị trường chứng khoán quốc gia.
+ Làm các dịch vụ tư vấn tài chính, Ngân hàng và đầu tư.
+ Thực hiện các nghiệp vụ khác theo pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính.
3. Thực trạng, nguyên nhân, kết quả mà QTDTW đạt được trong những năm qua, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
a, Thực trạng, nguyên nhân, kết quả đạt được trong những năm qua:
Nguồn vốn:
Vốn điều lệ của QTDTW tăng theo hàng năm, cụ thể năm 1995 có 106 tỷ đồng, năm 1996 có 110 tỷ đồng, năm 1997 có 115 tỷ đồng, năm 2000 có 134 tỷ đồng và đến hết năm 2001 có 113,5 tỷ đồng.
Vốn huy động được trong các năm như sau:
+ Năm 1995 do mới khai trương hoạt động số lượng khách chưa nhiều và nghiệp vụ chưa phát triển nên tổng số vốn huy động được 10 tỷ đồng.
+ Năm 1996 tổng số vốn huy dộng được là 50 tỷ đồng, tăng 5 lần so với năm 1995.
+ Năm 1997 số vốn này là 100 tỷ đồng tăng 2 lần so với năm 1996 và 10 lần so với năm 1995.
+Năm 2000 thì tổng số vốn huy động được 183,3 tỷ, tăng 1,833 lần so với năm 1997.
+ Năm 2001 vốn huy động được tổng số là 222,6 tỷ đồng.
Vốn vay: Kết quả đạt được trong một vài năm như sau:
+ Năm 1996 là 200 tỷ đồng.
+ Năm 1997 là 400 tỷ đồng.
+ Năm 2000 là 234,8 tỷ đồng.
+ Năm 2001 là 198 tỷ đồng.
Tóm lại:
Tổng nguồn vốn của QTDTW có xu hướng tăng lên theo thời gian hoạt động, chủ yếu là tăng vốn huy động tiền gửi dân cư, tổ chức kinh tế, điều đó phần nào khẳng định uy tín của mô hình QTD nhà nước ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn còn bất hợp lý, nhất là nguồn vốn huy động còn chiếm tỉ trọng thấp tạo áp lực căng thẳng về vốn trong giai đoạn thời vụ nhất là cuối năm. Do vậy việc khai thác triệt để tiềm năng vốn huy động tiền gửi dân cư, tổ chức kinh tế còn là bài toán khó mà QTDTW cần tiếp tục tháo gỡ.
Bên cạnh đó nguồn vốn điều lệ năm 2001 có giảm so với năm 2000 là do sau khi sáp nhập, QTDTW chi trả vốn góp cổ phần cho các thành viên là thể nhân, pháp nhân và một số QTD cơ sở có mức góp vượt quá mức quy định của NHNN.
Ngoài ra QTDTW tích cực khai thác nguồn vốn trên thị trường liên Ngân hàng, tranh thủ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng Quốc tế, mở rộng tìm kiếm đối tác khai thác nguồn vốn trong thời gian qua.
Sử dụng vốn.
Cho vay: Tính đến thời điểm cuối năm (1995:là 62 tỷ, 1996: 300 tỷ, 1997: 520 tỷ, ...,2000: 1566,2 tỷ, 2001: 1423,8 tỷ).
Đầu tư tín phiếu kho bạc và chứng khoán: (năm 1995:10 tỷ, 1996: 20 tỷ, 1997: 30 tỷ).
Quan hệ với các tổ chức tín dụng (thị trường liên Ngân hàng): Tính đến cuối năm 1995: 10 tỷ đồng, 1996: 25 tỷđồng, 1997: 55 tỷ đồng, 2000: 516 tỷ đồng, 2001: 585 tỷ đồng.
Tóm lại: Trong những năm qua việc sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của QTDTW trong những năm qua:
Những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp như cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Nam á năm 1997và vừa mới đây là vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11-9-2001. Đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta nói chung hoạt động kinh doanh tiền tệ nói riêng.Tình hình kinh tế trong nước, tuy đã có những khởi sắc đạt được những kết quả tích cực song vẫn ti
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status