Khởi nghiệp của Sinh viên trên địa bàn thành phố Hà nội - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu........................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 5
5.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 5
5.2 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 5
5.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................... 7
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 7
7. Cấu trúc báo cáo ................................................................................. 7
CHƯƠNG 1 KHỞI NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ..... 8
1.1 Định nghĩa khởi nghiệp ........................................................................ 8
1.2 Người khởi nghiệp và tiềm năng người khởi nghiệp ......................... 8
1.3 Sinh viên khởi nghiệp và đặc điểm khởi nghiệp của sinh viên ......... 8
1.4 Ý nghĩa của khởi nghiệp kinh doanh với sự phát triển kinh tế ........ 9
1.5 Mô hình lý thuyết và các nhân tố tác động đến sự thành công của
khởi nghiệp................................................................................................... 9
1.5.1 Mô hình lý thuyết ........................................................................... 9
1.5.2 Các nhân tố tác động đến sự thành công của khởi nghiệp....... 10
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH
VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................ 11
2.1 Tổng quan về khởi nghiệp của sinh viên ở Việt Nam ...................... 11
2.1.1 Môi trường khởi nghiệp............................................................... 11
2.1.2 Khái quát tình hình khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam........ 11
2.2 Giới thiệu về mẫu quan sát................................................................. 12
2.3 Phân tích biến “Kết quả khởi nghiệp” .............................................. 13
2.3.1 Kiểm định độ tin cậy của các biến “Kết quả khởi nghiệp” ...... 13
2.3.2 Phân tích nhân tố (EFA) của các biến “Kết quả khởi nghiệp” 13
2.3.3 Đánh giá thực trạng kết quả khởi nghiệp .................................. 13
2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp............ 14


2.4.1 Kiểm định độ tin cậy của các biến nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả khởi nghiệp ..................................................................................... 14
2.4.2 Phân tích nhân tố (EFA) của các biến nhân tố ảnh hưởng đến
kết quả khởi nghiệp ............................................................................... 14
2.4.3 Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng ............................. 16
2.5 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết của các nhân tố tác động
đến kết quả khởi nghiệp ........................................................................... 16
2.6 Đánh giá chung về thực trang khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội .. 17
2.6.1 Kết quả đạt được .......................................................................... 17
2.6.2 Hạn chế chủ yếu ........................................................................... 17
2.6.3 Nguyên nhân chính ...................................................................... 17
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY KHỞI
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI .......................................................... 18
3.1 Giải pháp cho sinh viên ...................................................................... 18
3.1.1 Nâng cao năng lực khởi nghiệp bao gồm tố chất doanh nhân,
kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp........................................................ 18
3.1.2 Nâng cao khả năng huy động vốn cho khởi nghiệp .................. 18
3.1.3 Các giải pháp khác ....................................................................... 19
3.2 Kiến nghị đối với các trường đại học ................................................ 19
3.2.1 Khơi dậy và khám phá tố chất doanh nhân của sinh viên ....... 19
3.2.2 Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng thái độ ý chí khởi nghiệp của
sinh viên .................................................................................................. 20
3.2.3 Xây dựng và thực hiện các chương trình định hướng khởi
nghiệp cho sinh viên .............................................................................. 20
3.2.4 Thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ
năng khởi nghiệp của sinh viên ............................................................ 21
3.2.5 Tăng cường tính thực tiễn trong chương trình đào tạo ........... 21
3.3 Kiến nghị đối với Nhà nước ............................................................... 22
3.3.1 Truyền thông về tinh thần doanh nhân trong toàn xã hội ....... 22
3.3.2 Tổ chức các hoạt động khuyến khích khởi nghiệp ................... 22
3.3.3 Đa dạng hóa và tăng cường các hình thức giáo dục đào tạo .... 22
3.3.4 Tích cực hỗ trợ tài chính cho các chương trình khởi nghiệp ... 22
3.3.5 Hoàn thiện khung thể chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ....... 22


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, kinh tế nước ta đã phải đối mặt với nhiều
thách thức lớn của lạm phát và khủng hoảng kinh tế thế giới, nhất là giai đoạn
từ 2008-2010 cho đến nay. Kinh tế suy thoái có ảnh hưởng không ít đến vấn đề
việc làm và khởi nghiệp của tư nhân nói chung và của sinh viên trên địa bàn Hà
Nội nói riêng.
Kể từ năm 2009, một trong những vấn đề nan giải cần quan tâm hàng đầu
đối với nền kinh tế Việt Nam chính là tình trạng mất việc làm, thất nghiệp gia
tăng, thu nhập của người dân giảm sút. Khi mà hàng trăm ngàn sinh viên ra
trường không có việc làm, môi trường công sở ngày càng cạnh tranh thì khởi
nghiệp chính là một trong những lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn thay đổi
hoàn cảnh, tìm đến sự tự do trong công việc. Bởi vậy khởi nghiệp của các bạn
trẻ ngày càng nhiều, và thực tế đã chứng minh “tài không đợi tuổi”; các chủ
doanh nghiệp, các triệu phú, tỉ phú ngày càng trẻ hóa.
Trong các chính sách và chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của
nước ta đến năm 2020, Bộ KH&CN đã xác định rõ Việt Nam cần thúc đẩy việc
truyền bá tri thức và công nghệ trong nền kinh tế thông qua đẩy mạnh hợp tác
liên kết giữa doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học, thực
hiện thương mại hóa công nghệ, hình thành các doanh nghiệp khoa học công
nghệ gắn liền với xây dựng vườn ươm doanh nghiệp, phát triển mạnh mẽ nguồn
nhân lực và tinh thần doanh nhân trên cơ sở nuôi dưỡng và phát huy năng lực
đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp của sinh viên. Trong sự hợp tác này,
sinh viên đóng vai trò là cầu nối quan trọng trong việc gắn kết các Viện nghiên
cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp cũng như là lực lượng chủ yếu


2

trong chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực và tinh thần doanh nhân.
Thanh niên, sinh viên là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ
học vấn, được đào tạo bài bản, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và
làm chủ khoa học hiện đại. Đồng thời sinh viên cũng là người đi đầu trong các
phong trào do Đảng và Nhà nước đề ra; là người tiếp thu tinh hoa văn hóa, khoa
học kỹ thuật của các nước phát triển trên thế giới. Vì thế sinh viên là lực lượng
có tiềm năng lớn và tỷ lệ thành công cao trong khởi nghiệp, sẽ góp phần quan
trọng trong nâng cao hiệu quả khởi nghiệp của sinh viên ở Việt Nam, thực hiện
thành công chủ trương, chính sách đổi mới về khoa học công nghệ ở Việt Nam.
Vì vậy, nhằm cung cấp một bức tranh tổng quan về hiện trạng khởi nghiệp
của sinh viên Hà Nội hiện nay, khám phá những nguyên nhân nội tại thuộc về
trình độ năng lực của bản thân người khởi nghiệp và các nguyên nhân thuộc về
môi trường khởi nghiệp khác cũng như đưa ra những gợi ý đề xuất để phát triển
hoạt động này, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Khởi nghiệp của sinh viên
trên địa bàn thành phố Hà Nội” trong công trình NCKH sinh viên năm 2015.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về khởi nghiệp trong
đó có không ít đề tài về khởi nghiệp của sinh viên vì đây là lực lượng trẻ có đặc
điểm nổi trội về nhiệt huyết và tính sáng tạo như các nghiên cứu của Blanch
Flower và Oswald (1998), Walstad và Kourilsky (1999), Fairlie (1999), Fairlie
và Meyer (2004), Greene (2005) vv… Tuy nhiên các nghiên cứu này có một số
hạn chế sau:
Tập trung chủ yếu tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển,•
với các yếu tố môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp,
cùng với đó là sự hình thành đồng bộ và vận hành hiệu quả của các hệ thống
kinh tế thị trường, ví dụ như Mỹ, Anh, Australia, Trung Quốc...


3

Chưa xây dựng được một cách đầy đủ và khoa học mô hình các nhân tố•
tác động đến sự khởi nghiệp thành công cũng như khởi nghiệp của sinh viên
Các đề xuất đưa ra còn thiếu tính khả thi và khó áp dụng trong tình hình•
kinh tế hiện nay đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.
Tại Việt Nam, đề tài này tuy không mới mẻ nhưng những nghiên cứu trước
đây mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh như đưa ra các đề án, cuộc thi khởi
nghiệp cho sinh viên hay nghiên cứu về sự tác động của một vài nhân tố tới ý
định khởi nghiệp hay nghiên cứu trên các đối tượng không phải sinh viên nói
chung như phụ nữ, thanh niên như các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nam
(2011) (Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ ở Việt Nam),
Ngô Quỳnh An (2011) (Một số yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh
niên Việt Nam), Lê Ngọc Thông (2013) (Thực trạng và giải pháp phát triển tinh
thần doanh nhân của sinh viên học chương trình tiên tiến chất lượng cao tại Đại
học Kinh tế Quốc dân), Nguyễn Thu Thủy (2014) (Tiềm năng khởi sự kinh
doanh của sinh viên khối kỹ thuật ở Việt Nam). Hiện nay mới chỉ có tiến sĩ
Nguyễn Thu Thủy có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề khởi nghiệp của
sinh viên dưới nhiều góc nhìn như “Đào tạo đại học với khởi sự doanh nghiệp
xã hội” (2012), “Khởi sự kinh doanh, các mô hình lý thuyết và định hướng
nghiên cứu tương lai” (2012), “Thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh của
sinh viên qua đào tạo ở bậc đại học” (2013), “Các nhân tố tác động tới tiềm
năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học” (2014), song cũng chưa thực
hiện được một nghiên cứu nào bao hàm toàn bộ cả các nhân tố tác động, thực
trạng cũng như giải pháp cho việc khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà
Nội. Nói tóm lại, các nghiên cứu này hầu như chưa đánh giá đầy đủ và hệ thống
về thực trạng khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, cũng như chưa
đưa ra được những giải pháp cụ thể, thiết thực về đào tạo nhằm nâng cao tiềm
năng và thúc đẩy khởi nghiệp của đối tượng này.


4

Trước thực tiễn đó, đề tài nghiên cứu “Khởi nghiệp của sinh viên trên địa
bàn thành phố Hà Nội” sẽ tập trung vào việc đánh giá thực trạng khởi nghiệp
của sinh viên Hà Nội hiện nay, tìm ra và phân tích các yếu tố tác động đến kết
quả khởi nghiệp đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp đào tạo
thúc đẩy tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên, cũng như các kiến nghị có liên
quan đến cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp của sinh viên
Hà Nội nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cơ bản sau đây:


Xác định các tiêu chí đánh giá khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn

thành phố Hà Nội.


Phân tích và đánh giá thực trạng khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn

thành phố Hà Nội.


Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển khởi

nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên đây, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
Những tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá kết quả khởi nghiệp của•
sinh viên trên địa bàn Hà Nội?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả khởi nghiệp của sinh viên trên•
địa bàn Hà Nội?
Kết quả khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội hiện nay như thế nào? Đâu là•
những thành công và hạn chế trong khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội trong
thời gian vừa qua?
Tại sao khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội thời gian qua lại có thực trang•
như trên? Tác động của các nhân tố đó đến kết quả khởi nghiệp như thế nào?


5

Có những đề xuất, kiến nghị gì nhằm thúc đẩy khởi nghiệp của sinh viên•
trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Quy trình nghiên cứu

Biểu đồ A.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
5.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Các tài liệu sách, báo, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu trước
đây và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.


6

Số liệu sơ cấp: Được thu thập theo 2 cách sau đây:


Điều tra, khảo sát:

Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát 150 doanh nhân trẻ đã và đang là sinh
viên có hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn 9 quận nội thành Hà Nội bao gồm:
quận Hai Bà Trưng. quận Ba Đình, quận Đống Đa, quận Hoàn Kiếm, quận
Hoàng Mai, quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân, quận Tây Hồ, quận Long Biên.
Bảng hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp và tìm hiểu từ
những tài liệu thứ cấp. Bảng hỏi khảo sát về kết quả và các nhân tố ảnh hưởng
đến kết quả khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm 2



PqfVDe8u4TZ4fvc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status