Vốn kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Công ty Bia Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Vốn kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Công ty Bia Hà Nội



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG QUÁ TRÌNH KINH DOANH 3
1. Những vấn đề chung về vai trò và đặc điểm của vốn kinh doanh . 3
1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn kinh doanh . 3
1.2. Vai trò của vốn kinh doanh . 4
1.3. Phân loại vốn kinh doanh . 5
1.3.1. Trên góc độ pháp luật . 6
1.3.2. Trên góc độ nguồn hình thành vốn . 6
1.3.3. Trên góc độ di chuyển vốn . 7
1.3.3.1. Vốn cố định . 7
1.3.3.2. Vốn lưu động . 10
2. Hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . 13
2.1. Khái niệm . 13
2.2. Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . 14
2.2.1. Đánh giá nguồn vốn qua kết cấu vốn , kết cấu nguồn vốn . 15
2.2.2. Đánh giá qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . 15
2.2.3. Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả sử dụng vốn kinh doanh . 17
2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định . 17
2.2.3.2. Hệ số tăng giảm tài sản cố định . 17
2.2.3.3. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định . 18
2.2.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định . 18
2.2.3.5. Hệ số bảo toàn vốn cố định . 19
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 19
2.2.4.1 Hệ số phục vụ vốn lưu động . 19
2.2.4.2. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động . 20
2.2.4.3. Phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động . 20
2.2.4.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động . 21
2.2.4.5. Hệ số bảo toàn vốn lưu động . 21
3. Các biện pháp quản lý và sử dụng vốn kinh doanh . 21
3.1. Sự cần thiết của việc quản lý sử dụng vốn . 21
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý vốn . 22
3.2.1. Các nhân tố khách quan . 22
3.2.2. Các nhân tố chủ quan . 23
3.2.2.1. Trình độ quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp . 23
3.2.2.2. Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp . 23
3.3. Một số biện pháp bảo toàn và phát triển vốn . 24
3.3.1. Đối với vốn cố định . 24
3.3.2. Đối với vốn lưu động . 25
Chương 2 27
THỰC TRẠNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY BIA HÀ NỘI . 27
1.Vài nét về đặc điểm sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty Bia Hà Nội. 27
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bia Hà Nội . 27
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty . 29
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất của Công ty . 30
1.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất . 30
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất . 34
1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý . 35
Giám đốc 38
1.5. Tổ chức bộ máy kế toán và tài chính của Công ty Bia Hà Nội . 39
1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán . 39
2. Một số chỉ tiêu tài chính Công ty Bia Hà Nội đạt được qua các năm 2000, 2001 . 40
2.1. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bia Hà Nội . 40
2.2. Một số chỉ tiêu tài chính Công ty Bia Hà Nội đạt được qua các năm 2000 , 2001 . 42
Nguồn vốn 42
Tài sản 43
Tài sản 43
So sánh 2001/2000 43
Tài sản 46
Nguồn vốn 48
Nguồn vốn 51
Chương 3 58
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY BIA HÀ NỘI . 58
1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới . 58
2. Một số quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. 58
3. Một số đóng góp về việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Bia Hà Nội . 59
3.1. Giải pháp phòng ngừa rủi ro mất vốn . 59
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . 60
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định . 60
3.2.1.1. Tiến hành kiểm kê , đánh giá xác định chính xác giá trị thực của TSCĐ . 60
3.2.1.2. Thực hiện đầu tư , nâng cấp và đổi mới TSCĐ . 61
3.2.1.3. Đổi mới công tác thanh quyết toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản . 61
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động . 62
3.2.3. Hoàn thiện bộ máy hạch toán kế toán. 63
3.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo , quản lý sử dụng cán bộ công nhân viên . 63
Kết luận 63
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


, doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp sau :
+ Phải đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định một cách thường xuyên và chính xác. Việc thường xuyên đánh giá và đánh giá lại chính xác tài sản cố định tức là xác định được “ giá trị thực ” của tài sản cố định , là cơ sở cho việc xác định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn hay kịp thời xử lý những tài sản cố định bị mất giá để chống lại sự thất thoát .
+ Người quản lý phải lựa chọn các phương pháp tính khấu hao hợp lý để thu hồi vốn nhanh và bảo toàn được vốn vừa đỡ gây ra những biến động lớn trong giá thành và giá bán sản phẩm .
+ Phải áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định như : tận dụng tối đa công suất của máy móc , thiết bị , đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt về chế độ duy tu , bảo dưỡng máy móc , hợp lý hoá dây chuyền công nghệ . . . .
+ Những biện pháp kinh tế khác như kịp thời xử lý những máy móc , thiết bị lạc hậu, mất giá , giải phóng những thiết bị không cần dùng , mua bảo hiểm tài sản để đề phòng những rủi ro , có những cân nhắc thận trọng khi đầu tư mới tài sản cố định .
Cuối cùng sau mỗi kỳ khấu hao , người quản lý cần tiến hành phân tích đánh giá lại tình hình sử dụng tài sản cố định và vốn cố định thông qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như các chỉ tiêu : hiệu suất sử dụng tài sản cố định , hiệu suất sử dụng vốn cố định . . . trên cơ sở đó rút ra những bài học về quản lý , bảo toàn vốn cố định .
3.3.2. Đối với vốn lưu động .
Nhà quản lý doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháp sau :
+ Cần xác định số vốn lưu động cần thiết cho chu kỳ kinh doanh . Việc xác định số vốn lưu động sẽ có tác dụng đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết tối thiểu cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và tránh ứ đọng vốn , thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
+ Tổ chức khai thác các nguồn tài trợ vốn lưu động nhưng trước hết doanh nghiệp cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng . Nếu số vốn lưu động còn thiếu , doanh nghiệp tiếp tục khai thác các nguồn vốn bên ngoài như vốn liên doanh phải chú ý về lãi . Về nguyên tắc lãi do đầu tư phải lớn hơn lãi suất vay vốn .
+ Phải luôn có những giải pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động . Bảo tồn vốn lưu động có nghĩa là bảo toàn được giá trị thực của vốn vay , nói cách khác là bảo đảm sức mua của vốn không bị giảm sút so với ban đầu . Để thực hiên mục tiêu này , trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp thường áp dụng các biện pháp như đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hoá , xử lý kịp thời các vật tư hàng hoá chậm lưu chuyển để giải phóng vốn , linh hoạt trong việc sử dụng vốn . Ngoài ra doanh nghiệp cần hết sức tránh và xử lý kịp thời những khoản nợ khó đòi , tiến hành các hình thức hoạt động của tín dụng thương mại để ngăn chặn các hiện tượng chiếm dụng vốn .
+ Phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động . Để phân tích người ta sử dụng các chỉ tiêu như sau : vòng quay vốn lưu động , hiệu quả sử dụng vốn lưu động . . . . Nhờ các chỉ tiêu trên , người quản lý có thể điều chỉnh kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng mức doanh thu và lợi nhuận .
Bốn vấn đề trên chỉ mang tính nguyên lý còn trên thực tế vấn đề sử dụng vốn lưu động là một vấn đề rất phức tạp . Điều này đòi hỏi ở người quản lý không chỉ hiểu lý thuyết một cách sâu sắc mà còn phải có đầu óc kinh doanh nhạy bén, có sự hiểu biết sâu rộng về thị trường , khả năng tư duy sáng tạo cao .
Chương 2
Thực trạng về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Bia Hà Nội .
1.Vài nét về đặc điểm sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty Bia Hà Nội.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bia Hà Nội .
Công ty Bia Hà Nội là doanh nghiệp Nhà Nước , trực thuộc Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam , do Bộ Công nghiệp quản lý .
Tên giao dịch trong nước và quốc tế là HABECO ( Ha Noi Beer Company) .
Trụ sở chính : 183 - Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - Hà Nội .
Tiền thân của Công ty Bia Hà Nội là Nhà máy Bia Omen . Thành lập năm 1890 do nhà tư bản Pháp Homel đầu tư xây dựng . Lúc đó công suất của Công ty nhỏ , vốn ít nhưng hoạt động kinh doanh rất hiệu quả .
Năm 1954 , thực dân Pháp thất bại hoàn toàn tại Việt Nam . Do đó , nhà máy Bia Omen thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước . Sau thời gian khắc phục hậu quả của chiến tranh , ngày 15/08/1957 Nhà Nước chính thức quyết định khôi phục lại Nhà máy với sự giúp đỡ của các chuyên gia Tiệp Khắc và CHDC Đức ( cũ ) . Từ đó đến nay Công ty phát triển qua các giai đoạn chủ yếu sau :
* Giai đoạn 1 : 1958 - 1981 .
Công ty hoạt động theo mô hình nhà máy do bộ Công nghiệp nhẹ quản lý . Nhiệm vụ của Công ty là sản xuất mà không phải lo đầu ra , đầu vào . Sản phẩm chủ yếu của Công ty gồm Bia chai Trúc Bạch , Bia hơi và các loại nNước giải khát đóng chai khác . Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về trang thiết bị , khoa học kỹ thuật , trình độ lao động . . . nhưng sản lượng và chất lượng sản phẩm của Công ty vẫn không ngừng tăng lên . Năm 1958 , sản lượng của Công ty chỉ đạt 6 triệu lít/năm . Đến năm 1981 , sản lượng đạt 20 triệu lít/năm . Năng suất lao động hàng năm tăng 4%/năm .
* Giai đoạn 2 : 1981 - 1989 .
Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước , Công ty chuyển sang hoạt động kinh doanh theo mô hình xí nghiệp , trực thuộc Liên hiệp xí nghiệp Rượu - Bia - Nước giải khát I . Giai đoạn này , với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô (cũ) , Tiệp Khắc , Trung Quốc . . . Công ty đã xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư cải tạo toàn diện .
Năm 1989 , Công ty thực hiện xong bước 1 kế hoạch cải tạo nhằm đưa công suất lên 40 triệu lít/năm . Song do đầu tư thiếu đồng bộ nên công suất chỉ đạt 30 - 35 triệu lít/năm .
Cũng năm 1989 , Liên hiệp xí nghiệp Rượu - Bia - Nước giải khát I giải thể . Bên cạnh đó , nền kinh tế nước ta thực sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước nên đã tạo bước ngoặt lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Bia Hà Nội .
* Giai đoạn 3 : 1989 - 1993 .
Hòa mình vào sự chuyển đổi của nền kinh tế , Công ty lúc này hoạt động kinh doanh thực sự khởi sắc . Công ty được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh , tổ chức hoạch toán độc lập theo mô hình Nhà máy .
Giai đoạn này , Công ty tiếp tục kế hoạch đầu tư cải tạo toàn diện bước 2 đó là đổi mới công nghệ , mua sắm máy móc , thiết bị có công suất và giá trị lớn như : máy lọc Bia , máy thanh trùng , máy chiết Bia , dàn lên men . . . Do đó , sản lượng và chất lượng sản phẩm của Công ty cũng được nâng cao . Cụ thể : công suất tăng từ 30 triệu lít/năm lên 50 triệu lít/năm , sản phẩm Bia các loại của Công ty được thị trường rất ưa chuộng .
* Giai đoạn 4 : từ 1993 đến nay .
Để phù hợp với tình hình kinh tế mới , ngày 14/09/1993 ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status