Đánh giá kết quả sử dụng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Đánh giá kết quả sử dụng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện Thọ Xuân - Thanh Hoá



- Ban hành các quy định cụ thể để thực hiện ngiêm túc việc xây dựng dự án, trình duyệt, phê duyệt dự án trên cơ sở quy hoạch được duyệt, chấn chỉnh công tác đầu tư theo quy hoạch, từng bước tạo sự đồng bộ và tập trung trọng điểm trong đầu tư và xây dựng.
- Quy hoạch Đô thị Lam Sơn – Sao Vàng đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt tháng 01/2001 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là đô thị loại 3 ven đường Hồ Chí Minh. UBND huyện trên cơ sở quy hoạch đã xây dựng các dự án: xây dựng hạ tầng kỹ thuật Đô thị giai đoạn 1. Dự án cấp nước sạch đô thị, quy hoạch chi tiết khu trung tâm đô thị, khu công nghiệp tập trung tại đô thị. các dự án đã trình duyệt khá lâu, hiện nay chưa được phê duyệt, đề nghị UBND tỉnh xem xét, có chủ trương và ban hành cơ chế cụ thể trong việc khai thác các nguồn vốn đầu tư xây dựng tại khu vực đô thị, sớm hình thành khu đô thị động lực trong phát triển khu vực. Có biện pháp đầu tư việc cắm mốc giới theo quy hoạch để quản lý tốt đất đai khu vực đô thị theo quy hoạch.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ợi.
Vùng đồng bằng: Gồm 27 xã nằm dọc 2 phía tả và hữu ngạn sông Chu. Có độ cao khoảng 6-17m, diện tích tự nhiên 12.021,51 ha, chiếm 36,67% diện tích toàn huyện. Đây là vùng tương đối bằng phẳng rất tiện cho việc bố trí các tuyến đường giao thông và thuỷ lợi. Tuy vậy, do nằm dọc theo sông Chu nên thường xuyên phải tu bổ hệ thống đê chống lũ. Mặt khác do nằm về 2 phí sông Chu-một con sông có bề mặt rộng, bãi lớn nên giao thông giữa hai vùng tả và hữu ngạn sông Chu vẫn còn rất khó khăn.
Khí hậu thuỷ văn.
Khí hậu trên địa bàn nhìn chung tương đối thuận lợi, nhiệt độ không khí bình quân năm là 23,40C, độ ẩm 86%, lượng mưa trung bình 1.859mm/năm, lượng nước bốc hơi 707mm/năm. Mỗi năm có sương mù khoảng 21 -26 ngày. Thường xuất hiện vào các tháng cuối năm làm tăng thêm độ ẩm đất và không khí.
Ngoài ra, do có địa hình tương đối dốc phức tạp nên hàng năm Thọ Xuân phải chịu nhiều mưa bão, có lúc lại khô hanh, hạn hán.
Điều kiện khí hậu thuỷ văn như vậy cũng một phần ảnh hưởng tới công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Cụ thể là vào mùa mưa không thể hay rất ít thực hiện được các hoạt động xây dựng còn mùa khô lại thuận lợi cho hoạt động này. Như vậy, làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính nói chung của Huyện.
Điều kiện kinh tế - xã hội.
Dân số và lao động.
Đến năm 2000 số người sống ở nông thôn có khoảng 218.467 người và 51.689 hộ chiếm 94,75% dân số toàn huyện. Diện tích đất khu nông thôn mỗi hộ thường từ 200 – 500 m2. Việc sử dụng đất khu dân cư những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ, một số xã đã hình thành khu trung tâm hay cụm dân cư, phát triển theo quy hoạch thuận lợi cho việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho giao lưu, trao đổi, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội theo hướng CNH – HĐH nông thôn.
Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 10/2000 thì dân số toàn huyện là 230.563 người, với 55.024 hộ, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên có chiều hướng giảm dần từ 1,18%/năm (1995) còn 0,89%/năm (2001). Mật độ dân số bình quân là 761 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động tăng dần, từ 99.198 người năm 1995 lên 103.638 người năm 2001.
Mật độ dân số là tương đối thưa, đặc biệt do có địa hình phức tạp nên phân bố không đồng đều, chỉ tập trung phần lớn ở vùng đồng bằng và các khu trung tâm nên làm giảm chất lượng phục vụ của hệ thống cơ sở hạ tầng.
Số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, trong khi ở nông thôn đa số mang tính thời vụ nên lượng lao động dư thừa là rất lớn, đây là một trong những yếu tố có lợi cho việc tu bổ, xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng.
Cơ sở hạ tầng.
Thọ Xuân có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua như:
Quốc lộ 15A, chiều dài 12 km, chạy qua các xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn – Xuân Phú.
Quốc lộ 47 với chiều dài 15 km, từ thị trấn Lam Sơn qua thị trấn Sao Vàng và xã Xuân Thắng đã được trải nhựa chất lượng cao.
Quốc lộ 47B dài 28km, chạy qua các xã Thọ Lộc – Thị trấn Thọ Xuân-Bái Thượng đến nay cũng đã được trải nhựa 10 km, còn 18 km đường đá đang xuống cấp nghiêm trọng.
Tỉnh lộ Thọ Xuân – Kiểu chiều dài gần 20 km mới chỉ được rải đá, cần được nâng cấp.
Hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài khoảng 790 km.
Ngoài ra Thọ Xuân còn có hệ thống giao thông đường thuỷ trên sông Chu và sông Nông Giang. Tất cả các hệ thống giao thông trên địa bàn đã và đang phục vụ cho nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân nhưng rất cần được cải tạo, tu bổ, nâng cấp để việc đi lại giao lưu kinh tế được thuận lợi.
Về thuỷ lợi:
Do địa bàn huyện có hệ thống sông Chu và sông Cầu Chày chảy qua nên hệ thống đê điều tương đối lớn.
Đê sông Chu dài 19,8 km, từ Xuân Châu xuống Thọ Trường với tổng diện tích 70,75 ha do Trung Ương quản lý.
Đê hữu sông Chu dài 27,8 km từ Xuân Bái – Xuân Khánh với tổng diện tích 69,43 ha do Trung ương quản lý.
Đê sông Cầu Chày (vùng Quảng Phú) dài 11,8 km diện tích 29,5 ha.
Ngoài ra còn có các đê sông tự nhiên nhỏ khác với tổng chiều dài hệ thống cho tiêu là 138 km, diện tích 379,19 ha. Nhìn chung hệ thống này bảo vệ tốt cho tiêu, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, rất cần được nạo vét tu bổ thường xuyên.
Hệ thống tưới với tổng chiều dài 137,58 km diện tích 360,8 ha đã và đang phát huy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên một số công trình đã xuống cấp đòi hỏi sự quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có cả hồ thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho nội bộ vùng như hộ Cửa Trát (Xuân Phú); hồ Sao Vàng, hồ Đồng Trường (thị trấn Sao Vàng) và hàng ngàn km kênh mương phục vụ nội đồng.
Hệ thống phát thanh, truyền thanh từ huyện đến cơ sở được mở rộng, đến nay đã hoàn thiện hệ thống phát thanh. Ngoài ra ở hầu hết các xã đã và đang phát triển khai thác xây dựng Bưu điện văn hoá xã, cho đến nay đã có khoảng 30 xã có Bưu điện văn hoá.
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thọ Xuân (1996-2002).
1. Kinh tế :
Thực hiện đường lối của Đảng và nhà nước . Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XXI và XXII cộng với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ , nhân dân trong huyện , sự năng động trong lãnh đạo điều hành làm quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất . Trong những năm qua nền kinh tế Thọ Xuân đã đạt được nhịp độ phát triển kinh tế ổn định , toàn diện và tương đối cao .
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong huyện giai đoạn 1996 – 2000 đạt 12,5%/ năm ( tỉnh là 7,3%/ năm ) trong đó nông nghiệp tăng 7,4% ; công nghiệp XDCB tăng 11,00% ; dịch vụ thương mại tăng 15,7% . Mức thu nhập bình quân từ kinh tế lãnh thổ từ 270,6 USD/người/ năm ( 1995 ) tăng lên 472,6 USD/ người/ năm (2000 ), mức tăng bình quân 12,44%/năm.
Các sản phẩm chủ yếu như lương thực từ 75052 tấn năm 1996 tăng lên 106000 tấn năm 2000, mức tăng bình quân 8,25%/năm; sản xuất mía nhiên liệu 118250 tấn năm 1996 tăng lên 260000 tấn năm 2000 , mức tăng bình quân 23,97%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ 30,22 tỉ đồng năm 1996 lên 37 tỉ đồng năm 2000, mức tăng bình quân 8,97%/năm.
Cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các nghành dịch vụ, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, giảm tỉ trọng nghành nông – lâm nghiệp. Nghành nông – Lâm nghiệp chiếm tỉ trọng trong GDP từ 65,80% năm 1996 xuống 51,4% năm 2000; nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng 12,40% năm 1996 lên 16,5% năm 2000; dịch vụ và du lịch chiếm tỉ trọng GDP từ 21,80 % năm 1996 lên 32,10% năm 2000.
Thực trạng phát triển các nghành
a.Về công nghiệp
Thọ Xuân có hai doanh nghiệp công nghiệp lớn của TW và Tỉnh ( Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn và công ty Cổ phần giấy Mục Sơn ) Đóng trên địa bàn, đây là một thuận lợi lớn tạo điều kiện cho kinh tế Thọ Xuân phát triển, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Công ty đường đã có những phương án giúp cho nhân dân có điều kiện liên doanh, liên kết góp cổ phần, xây dựng vùng mía nguyên liệu, do vậy mức sống của nông dân, nhất là nông dân miền vùng núi Thọ Xuân không ngừng được nâng cao.
Công nghiệp v...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status