Quản lý vốn lưu động và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại thời báo kinh tế Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Quản lý vốn lưu động và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động tại thời báo kinh tế Việt Nam



Lời mở đầu 1
chương I 2
thời báo kinh tế việt nam - một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu và chi 2
I-Quá trình hình thành và phát triển của Thời báo Kinh tế Việt nam 2
II-Chức năng và nhiệm vụ của Thời báo Kinh tế Việt nam 3
III-Cơ cấu tổ chức quản lý của Thời báo Kinh tế Việt nam 3
1 . Bộ phận trị sự: 3
2 . Bộ phận biên tập: 4
3. Bộ phận Thương mại: 4
IV-Đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ tại Thời báo Kinh tế Việt nam 5
Chương II : Quản lý vốn tại doanh nghiệp và 7
Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Thời báo Kinh tế Việt nam 7
I. Vốn lưu động - Khái niệm và các vấn đề có liên quan 7
1.Tài sản lưu động 7
2.Vốn lưu động-Vốn lưu động thường xuyên và cách xác định 7
2.1.Vốn lưu động -Vốn lưu động thường xuyên 7
2.2.Cách xác định 8
II. Quản lý vốn lưu động trong các doanh nghiệp 9
1.Sự cần thiết của công tác quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp 9
2.Nội dung của công tác quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp 10
2.1.Yêu cầu, nguyên tắc của công tác quản lý vốn lưu động 10
2.2.Nội dung của công tác quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp 10
2.2.1. Quản lý sử dụng vốn lưu động 10
2.2.2. Quản lý dự trữ 11
2.2.3. Quản lý vốn bằng tiền 11
2.2.4. Quản lý các khoản phải thu 12
II-Quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Thời báo Kinh tế Việt nam 14
1. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Thời báo KT Việt nam 14
1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 15
2.Thực trạng huy động và sử dụng vốn lưu động tại Thời báo Kinh tế Việt nam trong một vài năm gần đây 15
2.1.Cơ cấu tài sản và nguồn tài trợ 15
2.2.Cơ cấu tài sản-Tài sản lưu động 17
CHươNG III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn tại Thời báo Kinh Tế Việt nam 18
1.Kết quả kinh doanh của Thời báo 18
2.Tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong tất cả các khâu của quá trình SX, tiêu thụ thông qua công tác quản lý chi phí, quản lý doanh thu 18
2.1.Quản lý doanh thu 18
2.2.Quản lý chi phí 19
2.3 Quản lý chặt chẽ vốn lưu động trên các mặt-Tổ chức tốt công tác thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ, xây dựng một kế hoạch thu chi tiền mặt hợp lý 19
3. Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp trên 19





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nay công ty là một đơn vị hạch toán độc lập, toàn bộ công việc kế toán được tập trung thực hiện tại phòng kế toán từ khâu tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán đến lập báo cáo tài chính.
IV-Đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ tại Thời báo Kinh tế Việt nam
Sản phẩm của Thời báo Kinh tế Việt Nam bao gồm 5 ấn phẩm đã kể trên, trong đó 1 ấn phẩm là báo điện tử, hiện nay bạn đọc được khai thác thông tin miễn phí, còn lại 4 ấn phẩm báo giấy, trong đó số lượng phát hành lớn nhất và thường xuyên nhất là tờ thời báo kinh tế Việt Nam, phát hành vào sáng thứ 2, 4, 6 và 7 hàng tuần.
Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ công ty đã có áp dụng nhiều cách bán hàng thích hợp:
Phát hành qua Công ty Phát hành Báo chí Trung ương là một kênh quan trọng và chủ yếu của Thời báo Kinh tế Việt Nam. Mỗi số, Toà soạn chuyển báo đến Công ty và cách thanh toán là gối đầu hàng tháng.
cách bán hàng trực tiếp, theo cách này nhân viên phát hành mời khách hàng đặt báo trực tiếp qua Toà soạn và Toà soạn tổ chức một đội phát báo đưa báo đến tận nơi đúng ngày phát hành. Khách hàng có thể trả ngay tiền hàng hay chậm trả, số hàng hoá đã bán không thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Bên cạnh cách này công ty còn áp dụng cách gửi đại lý. Mỗi khách hàng muốn làm đại lý cho công ty phải tiến hành làm thủ tục cần thiết đó là ký hợp đồng đại lý, đến Toà soạn nhận báo từ lúc 5 giờ sáng các ngày ra báo rồi phân phát đến các sạp nhỏ hơn để bán lẻ hay phát báo cho độc giả do mình tự khai thác. Những đại lý này có thể trả tiền trước và nợ tiền.
Ngoài ra công ty còn sử dụng các cách thanh toán khác nhau tuỳ vào từng khách hàng bao gồm :
Bán hàng thanh toán ngay
Bán trả chậm
Về giá bán:
Khác với loại hình sản phẩm khác, giá bán các ấn phẩm thường ít biến động, thường được cố định theo năm. Giá bán được in trên mặt báo tại bìa cuối của tờ báo và không có giảm giá, khách hàng hưởng hoa hồng theo số lượng phát hành.
Chương II : Quản lý vốn tại doanh nghiệp và
Thực trạng quản lý vốn lưu động tại Thời báo Kinh tế Việt nam
I. Vốn lưu động - Khái niệm và các vấn đề có liên quan
1.Tài sản lưu động
Hoạt động SXKD của bất kỳ doanh nghiệp nào, trong bất kỳ lĩnh vực nào muốn tiến hành được cũng đòi hỏi phải có hai yếu tố vô cùng quan trọng của quá trình sản xuất đó là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trên cơ sở các yếu tố của sản xuất này thì tài sản của một doanh nghiệp cũng được chia làm hai loại: Tài sản cố định và Tài sản lưu động.
Việc quản trị và sử dụng lại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch chung của doanh nghiệp. Qua thực tiễn người ta nhận thấy rằng mặc dù hầu hết các vụ phá sản, giải thể trong kinh doanh là hậu quả của nhiều nhân tố chứ không chỉ do quản lý vốn lưu động tồi. Song cũng không thể phủ nhận rằng sự bất lực trong hoạch định và kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản lưu dộng và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại cuối cùng.
2.Vốn lưu động-Vốn lưu động thường xuyên và cách xác định
2.1.Vốn lưu động -Vốn lưu động thường xuyên
Bất cứ hoạt động SXKD nào cũng cần có vốn, vậy vốn là gì? Kinh tế chính trị học quan niệm vốn là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư. Như vậy tất cả những gì đem lại cho người sử dụng giá trị thặng dư đều được coi là tư bản hay vốn. Ngoài ra vốn còn được hiểu một cách cụ thể hơn đó là biểu hiện bằng tiền của vật tư tài sản được đầu tư vào SXKD, là giá trị ứng trước, chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản, vật tư. Do vậy một cách chung nhất vốn được định nghĩa là lượng tiền ứng trước để thoả mãn các yếu tố đầu vào.
Vốn được đầu tư vào quá trình SXKD dưới dạng các tài sản của doanh nghiệp và ứng với mỗi lọai tài sản được đầu tư bằng một loại vốn khác nhau đó là vốn lưu động và vốn cố định. Với định nghĩa tương đối đầy đủ ở trên ta có thể khái quát vốn lưu động là lượng tiền ứng trước để thoả mãn các nhu cầu về đối tượng lao động. Hay nói cách khác vốn lưu động chính là giá trị của tài sản lưu động
Với định nghĩa này có thể thấy các bộ phận cơ bản cấu thành vốn lưu động bao gồm:
Tiền mặt và các chứng khoán có khả năng thanh khoản: Tiền mặt bao gồm tiền hiện có trong két và tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp. Chứng khoán thanh khoản cao thường là các tín phiếu kho bạc, thương phiếu ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể dễ dàng đem bán.
Các khoản phải thu: Đây là một bộ phận quan trọng, một khoản mục tất yếu trong cơ chế thị trường. Cơ sở của các khoản phải thu là các hoá đơn bán hàng và các phiếu chấp nhận trả tiền của người mua mà do nhiều lý do người bán chưa thu được tiền ngay.
Dự trữ tồn kho: Dự trữ tồn kho trong một doanh nghiệp bao gồm nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Chi phí dự trữ không chỉ gồm chi phí bảo quản mà còn bao gồm cả chi phí cơ hội của vốn. Việc dự trữ mặc dầu có chi phí nhưng nó cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Điều này sẽ được đề cập kỹ hơn trong mục quản lý vốn lưu động
Như ta đã biết tài sản của doanh nghiệp được chia làm hai bộ phận là tài sản lưu động (và đầu tư ngắn hạn) và tài sản cố định (và đầu tư dài hạn). Để hình thành hai loại tài sản này đòi hỏi phải có các nguồn tài trợ tương ứng đó là các nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn
Thông thường các nguồn vốn dài hạn là các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng lâu dài, còn các nguồn vốn ngắn hạn là các nguồn vốn doanh nghiệp được sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm. Nguồn vốn dài hạn này trước hết được đầu tư để hình thành nên TSCĐ, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn là để hình thành nên TSLĐ. Khi đó xuất hiện một khoảng chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và TSCĐ bằng với chênh lệch giữa TSLĐ và nguồn vốn ngắn hạn. Phần chênh lệch này được gọi là vốn lưu động thường xuyên.
Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó phản ánh:
Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay không
TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không
Ngoài chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên, để nghiên cứu tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSLĐ(TSLĐ không phải là tiền)
2.2.Cách xác định
Có nhiều cách để xác định vốn lưu động song có lẽ cách đơn giản, dễ hiểu nhất là xác định vốn lưu động theo khái niệm vốn lưu động trừ đi vốn lưu động là giá trị của TSLĐ. Với cách xác định này ta có
VLĐ =
Tiền và các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao
+
Giá trị của các khoản phải thu
+
Giá trị của dự trữ tồn kho
(1)
Ngoài ra ta còn có thể xác đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status