Phương hướng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài - pdf 28

Download miễn phí Phương hướng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài



 
Báo cáo tổng hợp 1
I. Quá trình hình thành và phát triển Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 1
1.Tổng quan về quá trình hình thành, phát triển của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Cục Đầu tư nước ngoài 1
2.Vị trí và chức năng của Cục Đầu tư nước ngoài 3
3.Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục đầu tư nước ngoài 3
4.Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài 5
a. Lãnh đạo: 5
b. Bộ máy giúp việc của Cục trưởng: 6
c. Các đơn vị trực thuộc Cục: 7
II.Thực trạng hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài 7
1.Kết quả đạt được trong hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài 7
1.1. Công tác ổn định Tổ chức, Bộ máy, Nhân sự. 8
1.2.Về công tác chuyên môn. 9
1.2.1. Về tiếp nhận và xử lý công văn: 9
1.2.2.Về công tác xúc tiến đầu tư. 10
1.2.3.Công tác tiếp nhận dự án và cấp giấy phép đầu tư. 11
1.2.4.Công tác quản lý dự án. 12
1.2.5.Về tham gia xây dựng luật pháp và chính sách 13
1.2.6.Về công tác đào tạo cán bộ 13
2.Những hạn chế nảy sinh trong hoạt động quản lý của Cục ĐTNN 13
3. Nguyên nhân dẫn đến những kết quả và hạn chế trong hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài 15
III. Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài. 15
1. Phương hướng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Cục Đầu tư nước ngoài. 15
1.1.Về công tác nội bộ: 16
1.2. Về công tác chuyên môn: 16
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài; theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; cung cấp các thông tin về đầu tư nước ngoài theo quy chế của Bộ.
3. Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo phân công của Bộ.
4. Theo dõi, đề xuất, xử lý các vấn đề phát sinh trong thực hiện quyết định phân cấp quản lý trực tiếp nước ngoài đối với địa phương; tham gia với vụ quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất theo dõi và thực hiện các quyết định ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư đối với các ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chếõuất, Khu Công nghệ cao.
5. Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư; thiết lập mối quan hệ đối tác để xúc tiến đầu tư nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ;
- Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiến cơ hội đầu tư;
- Tham gia chương trình hợp tác Liên Chính Phủ, các nhóm cộng tác với các nước, các tổ chức có liên quan để đàm phán, xử lý các vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo sự phân công của bộ;
- Hướng dẫn và theo dõi hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của các cán bộ do Bộ Kế hoạch Đầu tư cử làm việc tại cơ quan đại diện;
6. Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư
- Hướng dẫn các chủ đầu tư về thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài;
- Tiếp nhận hồ sơ các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Tham gia thẩm định đầu tư trực tiếp nước ngoài; trình Thủ tướng quyết định dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư;
- Làm đầu mối tổ chức làm việc hay trao đổi bằng văn bản với các nhà đầu tư về nội dung liên quan đến dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền;
- Thực hiện thủ tục cấp giấy phép đầu tư sau khi dự án được chấp thuận và thông báo các trường hợp chưa hay không được chấp nhận cấp giấy phép đầu tư cho các chủ đầu tư;
7. Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi được cấp giấy phép đầu tư.
- Làm đầu mối hướng dẫn, triển khai, thực hiện dự án, tổ chức lại doanh nghiệp. Điều chỉnh giấy phép đầu tư, giải quyết các vấn đề phát sinh và theo dõi hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; làm đầu mối hòa giải tranh chấp liên quan đến dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài khi có yêu cầu; thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt họp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ. Tham gia với vụ quản lý Khu Công Nghiệp - Khu Chế Xuất trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên đối với các dự án hoạt động theo quy định pháp luật về Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất, Khu Công Nghệ cao, Khu Kinh tế mở và các mô hình kinh tế tương tự khác;
- Làm đầu mối phối hợp với vụ quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất và các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ báo cáo thống kê về tình hình tiếp nhận, cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư, hoạt động đầu tư của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong pham vi cả nước;
- Làm đầu mối tổ chức kiểm tra, theo dõi công tác kiểm tra của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi tình hình triển khai các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Phối hợp với các đơn vị và cơ quan liên quan quy định chế độ báo cáo thống kê, đánh giá kết quả đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam;
8. Phối hợp với Vụ Tổ chức các bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài, phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền;
9. Quản lý, tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
Để thực hiện được nhiệm vụ và quyền hạn được nêu ra ở trên, Cục đầu tư nước ngoài có cơ cấu tổ chức như sau.
4.Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài
Lãnh đạo:
- Đứng đầu là Cục trưởng. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục;
- Các phó Cục trưởng: chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công;
Trong đó, Bộ trưởng có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm Cục trưởng và các phó cục trưởng.
Bộ máy giúp việc của Cục trưởng:
- Phòng Tổng Hợp- Chính Sách: có chức năng giúp Bộ trưởng trong việc tổng hợp về đầu tư trực tiếp nước ngoài, phục vụ tổng hợp kinh tế quốc dân , theo dõi tổng hợp kết quả và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách nhằm tăng cường hiệu quả việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.
- Phòng Xúc tiến đầu tư và Hợp tác quốc tế: có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện các công việc liên quan đến xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế;
- Phòng Công nghiệp và Xây dựng: có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng theo các nhóm ngành:
1.Công nghiệp khai thác mỏ;
2.Công nghiệp chế biến ( trừ chế biến nông, lâm , thuỷ sản );
3. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước;
4. Xây dựng;
5. Tư vấn kỹ thuật ngành công nghiệp và xây dựng;
- Phòng Nông- Lâm- Ngư nghiệp: có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp theo các nhóm ngành sau:
Nông nghiệp và Lâm nghiệp;
Thuỷ sản;
Công nghiệp chế biến nông, lâm , thuỷ sản;
Dịch vụ kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp;
- Phòng Dịch vụ: có chức năng giúp Cục trưởng trong việc thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực dịch vụ theo các nhóm ngành sau:
1. Xây đựng và kinh doanh khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí, sân golf;
2. Dịch vụ du lịch;
3. Dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục, sản xuất dược phẩm;
4. Dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ giao thông vận tải;
5. Dịch vụ, tài chính, ngân hàng, thương mại;
6. Dịch vụ tư vấn ( trừ tư vấn kỹ thuật thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng, nông, lâm, ngư nghiệp)
- Văn phòng Cục: Có chức năng giúp Cục trưởng trong việc điều phối, đôn đốc theo dõi hoạt động của các Phòng v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status