Quá trình hình thành và phát triển của cụm cảng hàng không Miền Bắc - pdf 28

Download miễn phí Quá trình hình thành và phát triển của cụm cảng hàng không Miền Bắc



 
Ngành Hàng không Dân dụng Việt nam nói chung và Cụm cảng Hàng không Miền Bắc nói riêng trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển vượt bậc nhằm nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng Hàng không Quốc tế và khu vực. Theo Quyết định số 113/1998/QĐ - TTg ngày 06/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ - Cụm cảng Hàng không miền Bắc đã chuyển từ một đơn vị sự nghiệp có thu chuyển thành một Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Đây là một sự thay đổi lớn về cách hoạt động, mô hình tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh ở Cụm cảng Hàng không miền Bắc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Cụm cảng Hàng không miền Bắc, đang là vấn đề hết sức cần thiết.
Cảng hàng không - một tổ hợp công trình đồ sộ, một nơi có thể xem như là một thành phố thu nhỏ đó phải được sử dụng khai thác có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy, để có thể phát triển nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu sử dụng của hành khách và của các Hãng hàng không trong, ngoài nước; Cụm cảng hàng không miền Bắc đã và đang thực thi nhiều phương án quản lý và khai thác các Cảng hàng không trong khu vực. Đồng thời với việc nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay, Cụm cảng đang thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại và mở ra các dịch vụ phi hàng không để phục vụ hành khách và những người đến làm việc, tham quan tại cảng. Làm sao để tận dụng được các nguồn thu tại Cảng hàng không và có được một cơ chế quản lý phù hợp luôn là vấn đề được sự quan tâm không chỉ của các nhà chức trách Cảng hàng không, mà còn là sự quan tâm của Chính phủ và lãnh đạo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, nhất là tới đây Cụm cảng phải thực hiện cơ chế trả lãi và hoàn vốn cho nhà ga T1, tiếp đó là đường hạ cất cánh 1B mà hiện nay đang được khởi công xây dựng tại Nội Bài./.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời mở đầu
Hàng không Dân dụng Việt Nam là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, là nhịp cầu nối liền Việt Nam và thế giới, là một trong những nhân tố đưa đất nước ta phát triển ngang tầm với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm vừa qua ngành Hàng không Dân dụng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, thực sự đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Cảng hàng không là một trong ba thành phần cơ bản trong hệ thống Hàng không Dân dụng quốc gia. Ngày nay, các Cảng hàng không đã trở thành những tổ chức kinh doanh có quy mô lớn và được coi như những xí nghiệp công nghiệp phức hợp, nó cung ứng đầy đủ, tiện lợi và an toàn các dịch vụ cho các Hãng hàng không, hành khách và hàng hoá qua Cảng. Đến với Cảng hàng không ta như đến với một thành phố thu nhỏ.
Các Cụm cảng hàng không ở Việt Nam nói chung và Cụm cảng hàng không miền Bắc nói riêng là những đơn vị thành viên của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam. Cụm cảng hàng không miền Bắc là Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích có nhiệm vụ quản lý và khai thác các Cảng hàng không phía Bắc, cung ứng các dịch vụ tại Cảng hàng không.
Trong những năm qua Cụm cảng hàng không miền Bắc đã và đang được đầu tư cải tạo, xây mới để kịp thời đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của lưu lượng hành khách và hàng hoá; đầu tư những thiết bị công nghệ hiện đại của hàng không thế giới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách và các Hãng hàng không.
Từ tháng 10 năm 2001 Cụm cảng hàng không miền Bắc đã đưa vào khai thác sử dụng nhà ga T1 - một nhà ga hàng không quốc tế hiện đại nhất của Việt Nam; đồng thời, tiến hành khởi công xây đường cất hạ cánh 1B song song với đường cất hạ cánh hiện nay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Điều đó khẳng định xu thế phát triển tất yếu Ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và Cụm cảng hàng không miền Bắc và sân bay quốc tế Nội Bài nói riêng.
I - quá trình hình thành và phát triển
của cụm cảng hàng không miền bắc
Sơ lược về quá trình hình thành:
Tên và địa chỉ:
* Tên doanh nghiệp: Cụm cảng hàng không miền Bắc.
Tên giao dịch quốc tế: Northern Airports Authority.
Tên viết tắt: NAA.
* Địa chỉ: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Sau khi giành thắng lợi trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bước vào giai đoạn mới của cách mạng, trước yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước và sẵn sàng nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, việc phải xây dựng ngành Hàng không Dân dụng thành ngành vận tải ngày càng quan trọng. Do đó, ngày 11/02/1976 Chính phủ đã ra Nghị định số 28/CP thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng. Đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn mới và xác định rõ: Cơ quan Tổng cục Hàng không dân dụng là cơ quan trực thuộc Chính phủ, hình thành một ngành độc lập, tách khỏi chức năng không quân vận tải, xây dựng ngành Hàng không dân dụng ngày càng hoàn chỉnh, có hệ thống trên phạm vi cả nước; thực hiện chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của kế hoạch Nhà nước hàng năm; đề xuất, trình Chính phủ về chủ trương, kế hoạch phát triển quan hệ về Hàng không dân dụng với các nước trên thế giới và giao cho Bộ quốc phòng quản lý, tổ chức, chỉ đạo, xây dựng.
Để phân rõ khu vực quản lý, điều hành hoạt động của máy bay dân dụng và phối hợp hoạt động với không quân được chặt chẽ. Từ sau khi thành lập, Tổng cục Hàng không dân dụng đã thành lập ba khu vực Cảng hàng không, sân bay dân dụng trong phạm vi cả nước:
- Sân bay Tân Sơn Nhất quản lý, điều hành các sân bay thuộc các tỉnh miền Nam.
- Sân bay Đà Nẵng quản lý, điều hành các sân bay thuộc các tỉnh miền Trung.
- Sân bay Gia Lâm quản lý, điều hành các sân bay thuộc các tỉnh miền Bắc.
Khu vực Cảng hàng không, sân bay miền Bắc do sân bay Gia Lâm quản lý, gồm các sân bay: Vinh, Nà Sản, Điện Biên Phủ, Cao Bằng. Nhiệm vụ của khu vực sân bay miền Bắc không có trách nhiệm quản lý bay đường dài, mà sự quản lý này do Cục Quản lý bay (Cục tham mưu) - chỉ huy sở trung tâm của Tổng cục Hàng không dân dụng điều hành từ Hà Nội đến Đà Nẵng. Còn từ Đà Nẵng trở vào giao cho chỉ huy sở của sân bay Tân Sơn Nhất quản lý, điều hành. Từng sân bay trong khu vực Cảng hàng không, sân bay miền Bắc có trách nhiệm quản lý không vực bay, chỉ huy hạ cất cánh tại sân bay mà mình quản lý.
Cụm cảng hàng không miền Bắc có trụ sở nằm trên toạ độ 21013’18’’ vĩ Bắc, 105049’40’’ kinh Đông, trên địa phận huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội về phía Bắc theo đường chim bay là 20 km, theo đường bộ là 35 km. Trước khi trở thành sân bay dân dụng thì Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chủ yếu phục vụ cho các mục đích quân sự với đường cất hạ cánh dài 1.800m, rộng 60m. Từ chỗ là một sân bay quân sự được xây dựng từ năm 1960, đến năm 1977 được chính thức thành lập và trở thành một Cảng hàng không hoạt động khai thác Hàng không dân dụng trong nước và quốc tế.
Năm 1989 Chính phủ ra quyết định thành lập Tổng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam tách khỏi Bộ quốc phòng và trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Ngày 27/02/1990 Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng ra quyết định số 159/TCHK đặt sân bay quốc tế Nội Bài trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam và xác định Giám đốc sân bay quốc tế Nội Bài đồng thời là Giám đốc Cảng hàng không sân bay miền Bắc. Đây là đợt chuyển đổi cơ chế lớn nhất trong lịch sử ngành Hàng không, ngoài việc thay đổi về cơ cấu tổ chức của ngành và của từng đơn vị thì toàn bộ quân nhân đang làm việc trong ngành được chuyển ngành tại chỗ, hay nghỉ chế độ, hay chuyển về các đơn vị quân đội khác.
Ngày 02/04/1993 Cục trưởng Cục Hàng không đã ra quyết định số 204/CAAV thành lập Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc hoạt động theo chức năng quản lý Nhà nước tại cảng hàng không, như một đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu; Tổng giám đốc Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc kiêm Giám đốc sân bay quốc tế Nội Bài. Các sân bay trực thuộc gồm có Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Điện Biên, Nà Sản và trụ sở chính tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Ngày 06/07/1998 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 113/1998/QĐ-TTg chuyển đổi Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc thành Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích và lấy tên là Cụm cảng hàng không miền Bắc; Theo đó Cụm cảng Hàng không miền Bắc có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Quản lý và khai thác các Cảng Hàng không khu vực miền Bắc (Cảng Hàng không Nội bài, Cảng Hàng không Cát bi, Cảng Hàng không Vinh, Cảng Hàng không Điện biên, Cảng Hàng không Nà sản), cung cấp các dịch vụ Hàng không và các dịch vụ công cộng khác để phục vụ cho hoạt động bay của các Hãng Hàng không trong nước và quốc tế được an toàn, hiệu quả.
Trải qua 20 năm hoạt động, mặc dù cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu thốn, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, nhưng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài vừa khai thác, vừ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status