chuỗi cung ứng của công ty bánh kẹo hải hà - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phần I, Khái quát ngành bánh kẹo Việt Nam.
1.Tình hình tiêu thụ bánh kẹo
Theo Công ty Khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI),
năm 2013, ngành bánh kẹo của Việt Nam đạt doanh thu trên 29.000 tỷ đồng, tăng 10%
so với năm 2012.Kể từ năm 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành bánh kẹoViệt Nam đã đạt
10% và đứng trong mấy năm qua. Dự báo, đến năm 2014, tốc độ tăng trưởng của ngành
(bao gồm cả chocolate) cũng chỉ có thể đạt từ 8-10% Báo cáo của BMI về ngành thực
phẩm và đồ uống VN cho biết, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao
gồm cả socola) trong giai đoạn 2010 - 2014 ước đạt 8 - 10%.Và thực tế là mức tăng
trưởng (10 - 12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới
(1 - 1,5%), thực sự rất ổn.
Với dân số khoảng 87 triệu người (GSO, 2010 và http://www.gso.gov.vn), Việt
Nam đang trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo tiềm năng, tạo sức hấp dẫn cho cả
các nhà sản xuất trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của AC Nielsen
tháng 8/2010, có tới 56% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng tiêu dùng bánh
kẹo nhiều hơn thế hệ cha ông của họ. Mặt khác, mặt hàng bánh kẹo được tiêu dùng chủ
yếu ở khu vực thành thị và trong 5 năm trở lại đây tốc độ đô thị hóa đã tăng từ 20% đến
29.6%. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của VN vẫn khá thấp (1,8
kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8 kg/người/năm.
Trong nước, 3 doanh nghiệp đứng đầu thị trường là Kinh Đô, Bibica và Hải Hà

với thị phần chiếm hơn 42% thị trường, các doanh nghiệp nội địa còn lại và khối ngoại sở
hữu 38% thịtrường, 20% còn lại là hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp
còn cho rằng, ngành bánh kẹo đã không tăng trưởng mạnh nhưng thị trường có sự xuất
hiện của nhiều thương hiệu nước ngoài như Glico, Lotte càng khiến doanh nghiệp khó
khăn hơn.
Bảng kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp bánh kẹo trong nước
(năm 2010)
Mặt khác do bánh kẹo không phải là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, bắt buộc phải
tiêu dùng hàng ngày nên khi đời sống khó khăn thì đây là một trong những mặt hàng đầu
tiên người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi tiêu. Theo thay mặt Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị
(Hữu Nghị Food), các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước còn gặp nhiều trở ngại
do lạm phát, hay khi giá điện tăng 10%, nước tăng 50%, xăng dầu tăng 10%, than 28%
đến 41% tùy chủng loại thì người dân buộc phải dành tiền để đảm bảo các sản phẩm thiết
yếu như gạo, muối, bột giặt làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ bánh kẹo.
2, Tình hình sản xuất và nguồn cung các sản phẩm
• Tình hình sản xuất
Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố kết hợp như nguyên vật liệu, máy
móc thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân trình độ tổ chức quản lý sản xuất…

Hiện nay , các doanh nghiệp đã đầu tư chú trọng rất nhiều vào sản xuất hàng công
tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, để dần lấy lại uy tín của mình trên thị
trường cạnh tranh. Các doanh nghiệp đã từng bước và sửa chữa nâng cấp máy móc, thiết
bị hiện có, mua sắm thêm một số dây truyền công nghệ tiên tiến của các nước… mở rộng
danh mục mặt hàng bằng sản phẩm mới, củng cố và mở rộng thị trường nguyên liệu đầu
vào cho sản xuất bằng cách ký nhiều hợp đồng với bạn hàng để đảm bảo cung cấp đầy
đủ, đúng loại nguyên liệu theo yêu cầu của sản xuất, củng cố và hoàn thiện hệ thống kiểm
tra chất lượng sản phẩm.
Nhiều doanh nghiệp đã nghiên cứu, tiến tới các phương pháp sản xuất mới và đạt
kết quả cao nhất. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã đầu tư một lượng máy
móc thiết bị khá hiện đại góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của
ngành. Mỗi dây truyền sản xuất, ngoài những công nhân phân xưởng được bố trí còn có
kỹ sư phụ trách về kỹ thuật nhằm đảm bảo cho dây truyền hoạt động liên tục và khắc
phục những sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cán bộ kiểm tra chất
lượng sản phẩm thường xuyên theo sát quá trình sản xuất, để nắm bắt tình hình chất
lượng kịp thời, ngăn không cho sản phẩm kém chất lượng được xuất xưởng và đến tay
người tiêu dùng.
• Nguồn cung các sản phẩm
Năm 1994 , cả nước có 9 nhà máy mía đường với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày
và 2 nhà máy đương tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Đến nay
nước ta có khoảng hơn 40 nhà máy đường hoạt động. Có 9 nhà máy đường có lợi nhuận

và được duy trì phát triển như: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, công ty cổ phần
bourbon Tây Ninh, công ty cổ phần đường Biên Hòa…
Về thị phần ngành đường thì 41.4% thị phần thuộc về 6 công ty : Lam Sơn 9%, Nghệ An-
Anh 7.6%, Biên Hòa 7.6%, Bourbon Tây Ninh 6.4 %, Nagajura 5.5%, Việt Nam- Đài
Loan 5.3%. Nhìn chung thị phần ngành đường nước ta đều được san sẻ cho các công ty,
với nhiều công ty tham gia sản xuất, do đó không có độc quyền cung ứng, giảm sức ép về
nguồn cung cấp đầu vào với ngành sản xuấ bánh kẹo nói chung, cũng như HHC nói
riêng.
Theo số liệu khảo sát của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho thấy, nguồn cung
đường mía trong nước đã thừa so với nhu cầu tiêu dùng. Cụ thể, niên vụ 2012-2013,
lượng đường dư thừa lên tới 400.000 tấn và dự kiến niên vụ 2013-2014, lượng dư thừa sẽ
lên đến 600.000, sản lượng mía đường vụ 2013 - 2014 cao hơn vụ trước 200 ngàn tấn.
Ngoài ra chúng ta còn nhập khẩu theo cam kết WTO và còn một lượng không ít đường
nhập lậu cộng với tồn kho năm trước, hiện nay lại đang chính vụ nên lượng cung đang
thừa khoảng 500 ngàn tấn.
Ở trong nước giá bán buôn đã giảm từ 17-18 ngàn đồng/kg (năm 2013) xuống còn quanh
mức 13 ngàn đồng/kg. Vậy với tình hình như hiện nay tạo điều kiện thuận lợi trong việc
cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho ngành bánh kẹo
Về nguồn cung bột mỳ và sữa bột : Sản lượng lúa mì năm 2013 đạt mức cao kỷ lục mới
theo một số dự báo
Dự báo mới nhất của FAO về sản lượng lúa mì thế giới năm 2013 là 708,5 triệu tấn, tăng
7,4% so với năm ngoái.
Ở khu vực Bán cầu Bắc, nhìn chung sản lượng lúa mì đều tăng, cụ thể tại Châu Âu tăng
khoảng 9% so với năm trước, lên mức cao nhất kể từ mức kỷ lục năm 2008. Trong khi
đó, cho dù đã mở rộng diện tích gieo trồng nhưng sản lượng ở Hoa Kỳ vẫn giảm khoảng
7%, phản ánh điều kiện thời tiết mùa đông rất bất lợi, với một số khu vực sản xuất chính
bị hư hỏng trên mức trung bình. Tại Canada,. Theo các dự báo mới nhất, sản lượng lúa mì
nước này năm 2013 đạt ở mức kỷ lục, cao hơn 22% so với năm 2012.
Ở vùng Viễn Đông Châu Á, số liệu ước tính mới nhất cho thấy sản lượng lúa mì năm
2013 hầu như không thay đổi so với năm trước, trong khi ở vùng cận Đông, sản lượng lúa
mì tăng cao nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi. . Tuy nhiên, dự báo sản lượng lúa mì năm
2013 vẫn cao hơn so với năm 2012. Ở Úc, dự báo chính thức mới nhất về sản lượng lúa
mì giữa tháng 9 năm 2013 đứng ở mức 24,5 triệu tấn, tăng 11% so với năm ngoái do diện
tích gieo trồng và năng suất gia tăng.
Nhìn chung sản lượng lúa mỳ tăng do đó giá lúa mỳ sẽ có xu hướng giảm. Nước ta chủ
yếu nhập khẩu lúa mì từ 3 thị trường chính là Canada, Hoa Kỳ, Australia… Từ đây cho
thấy nguồn cung bột mỳ sẽ thuận lợi hơn và giá bột mỳ sẽ giảm.
Ngoài những nhưng nguyên liệu chính sản xuất bánh kẹo còn gồm các lọa axit, chất béo,
dầu dừa, bơ, chất thơm, chất tạo màu…nguồn cung cấp các nguyên liệu này hiện nay ở
trong nước còn ít, công ty phải đi nhập khẩu nước ngoài , giá thành nguyên liệu ở mức
vừa phải thuận lợi cho ngành sản xuất bánh kẹo.
Phần II, Chuỗi cung ứng công ty bánh kẹo Hải Hà
1. Một số nét chính về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà



51a3l2i305bYD2y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status