Những giải pháp quản lý vĩ mô nhằm phát triển ngành xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam đến năm 2010 - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Những giải pháp quản lý vĩ mô nhằm phát triển ngành xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam đến năm 2010



PHẦN MỞ ĐẦU.
Lời nói đầu. 5
 -Mục đích nghiên cứu đề tài. 6
 -Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đề tài. 6
 -Nội dung nghiên cứu. 6
PHẦN I: THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN GÓP PHẦN TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM.
I. XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ- MỘT BỘ PHẬN CẤU THÀNH TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 6
1. Khái niệm :. 6
2. Vai trò của ngoại thương trong phát triển kinh tế. 7
3. Vai trò của xuất khẩu. 9
4. Tác động của ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 12
II VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
 KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 14
1. Đặc điểm nền kinh tế nước ta. 14
2. Xuất khẩu thuỷ sản góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế. 14
2.1 Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề tăng trưởng kinh tế. 14
2.2 Ngành thuỷ sản với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 16
2.3 Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề xã hội . 17
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THUỶ SẢN. 18
1. Vấn đề cạnh tranh của thị trường quốc tế quốc tế . 18
2. Môi trường văn hoá. 18
3. Môi trường kinh tế và công nghệ. 19
4.Vấn đề chính sách và luật pháp về xuất nhập khẩu. 21
5.Lợi thế địa lý. 22
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ước, gấp hơn 2 lần mức khai thác của các tỉnh phía Bắc.
Về tình hình nuôi trồng, việc phân bố khu vực nuôi trồng cũng có những mất cân đối tương tự. Nuôi trồng ở các tỉnh phía Bắc chiếm 7% còn tập trung nuôi trồng của cả nước 1999, ở các tỉnh phía Bắc chiếm 20% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của cả nước. Riêng về nuôi tôm tập trung ở Nam Bộ tới 73% tổng sản lượng tôm nuôi của cả nước năm 1999, còn lại là ở các tỉnh miền Trung( 7%) trong khi các tỉnh ở miềm Bắc gồm Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định chỉ chiếm chưa đầy 2,5% sản lượng tôm nuôi toàn quốc. Sự phân bố địa lý không đều trong đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có nguyên nhân khách quan quan trọng là do sự phân bố không đều của nguồn tài nguyên biển như đã nêu trên.
Về diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, theo niên giám thống kê 2000, cả nước có 453,5 ngàn ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, trong số 38 tỉnh thành trọng điểm có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm hơn 90% diện tích nuôi của cả nước thì ở phíaBắc ( từ Quảng trị trở ra) có 70,7 ngàn ha bằng 15,6% diện tích nuôi trồng của cả nước, miền Trung chiếm 5% với 17 ngàn ha còn lại là tập trung ở Nam Bộ trên 70%, riêng Minh Hải có diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 201 ngàn ha bằng 44% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước.
*Nhận xét chung về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Việt Nam có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú và chính nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú đa dạng đó đã tạo ra một lợi thế so sánh của đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nước nhà và cũng là một trong những yếu tố khách quan để sản lượng thuỷ sản tăng trưởng mạnh thời gian qua.
Tuy nhiên, do những hạn chế về trình độ quản lý cũng như trình độ cộng nghệ mà việc duy trì nguồn tài nguyên ven bờ cũng như tàn phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, tàn phá môi trường sinh thái và gây ra những hậu quả có thể rất nghiêm trọng đến việc duy trì nguồn tài nguyên thuỷ sản về mặt lâu dài.
Tóm lại, mặc dù đạt được kết quả tăng trưởng sản lượng thuỷ sản khá cao thời gian qua góp phần quan trọng vào việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn mà Đại hội Đảng đã đề ra là chương trình hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, sản xuất hàng thuỷ sản thời gian qua vẫn bộc lộ những tồn tại và yếu kém trong khai thác thuỷ sản xa bờ, trong nuôi thâm canh thuỷ sản, hiệu quả đánh bắt và nuôi trồng thấp và phụ thuộc chủ yếu vào sự thay đổi của điều kiện tự nhiên. Trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật và hậu cần nghề cá còn lạc hậu và thiếu thốn, chưa có tiềm năng vững chắc để ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển lâu bền.....song cũng chính là tiềm năng mà ngành thuỷ hải sản có thể khai thác trong tương lai để nâng cao sản lượng và hiệu quả ngành thuỷ sản.
2.2 Ngành công nghiệp chế biến.
Theo Bộ thuỷ sản, ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản nước nhà đac có bước phát triển khá nhanh thời gian qua về số lượng nhà máy chế biến cũng như công suất chế biến. Nếu như năm 1990, cả nước mới có 41 nhà máy chế biến thuỷ sản với công suất chế biến 210 tấn thành phẩm ngày thì 10 năm sau đó (2000) đã có khoảng 170 nhà máy chế biến với công suất chế biến 800 tấn thành phẩm/ ngày. Số lượng nhà máy chế biến đã tăng hơn 3 lần trong vòng 10 năm qua và công suất chế biến đã tăng hơn 2,8 lần.
Năm 2001, ngành công nghiệp chế biến đã cung cấp cho xuất khẩu 75 ngàn tấn tôm đông, 40 ngàn tấn cá đông, 15 ngàn tấn mực đông, 6 ngàn tấn nhuyển thể và giáp xác khác đông và khoảng trên 8 ngàn tấn giáp xác, nhuyễn thể khô....Mới đây nhất, 27 cơ sở chế biến của Việt Nam đã được liên minh châu Âu công nhận là các đơn vị đảm bảo được các tiêu chuẩn tương đương với các cơ sở chế biến EU và do vậy mà được phép xuất khâủ sang thị trường này. Tuy nhiên, số lượng cơ sở chế biến này chỉ chiếm khoảng 16% tổng số nhà máy chế biến xuất khẩu đã hoạt động trên dưới 10 năm, trang thiết bị chế biến lạc hậu, thiếu đồng bộ, nếu không được đổi mới hay nâng cấp thì khó mà đảm bảo được các yêu cầu chế biến cả về số lượng và chất lượng . Do vậy, tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao hiện mới chỉ chiếm 14%-15% số lượng hàng xuất khẩu và đó cũng chính là một trong lý do quan trọng giải thích hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác ( Thái Lan chẳng hạn)
Như vậy đi liền với sản xuất là chế biến hàng thuỷ sản cho xuất khẩu, việc tăng sản lượng thuỷ sản là đầu vào quan trọng cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu, nhưng nếu ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản nước ta không được quan tâm đúng mức thời gian tới sẽ làm giảm lớn ý nghĩa của việc tăng sản lượng thuỷ sản bởi vì không nâng được giá trị các mặt hàng mà bản thân việc đánh bắt hay nuôi tôm đã rất bấp bênh và vô cùng khó nhọc.
II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
1.Mạng lưới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Bảng 1.1 Các đầu mối xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu ở Việt Nam.
(Đơn vị : Triệu USD)
STT
Tên
Mặt hàng XK chính
Tỷ trọng
XK 2001
Thị trường
-Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam(Seaprodex)
Tôm, Mực, Cua, Cá các loạivà các loại hải sản thân mềm
124
Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo, Mỹ..
-Công ty XNK Minh Hải
Tôm, Cá đông lạnh, Mực đông
< 14
Nhật, Singapo, Nhật, Đài Loan
-Công ty CBĐông lạnh Nha Trang
Tôm Đông Lạnh, Cua
20
Nhật, Đài Loan
-Công ty XNK Tổng hợp Cà Mau
Tôm đông, Nhuyễn thể đông, thuỷ sản khô
36
Nhật , Các nước ASEAN
-Công ty Cá hộp Hạ Long XK
Cá đông lạnh, Cá hộp
4,8
CHLB Đức, LiBi, Trung Quốc.
Nguồn : Bộ thuỷ sản, Tổng cục thống kê 9/2001.
Các công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam là Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam, Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Hải, Công ty thuỷ sản xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng, Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Nha trang, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Cà Mau.... dù còn nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng các công ty đã cố gắng để thích ứng dần với môi trường kinh doanh quốc tế và đạt được vị trí nhất định trên thị trường thuỷ sản quốc tế thông qua việc cung cấp dạng sản phẩm xuất khẩu phong phú ( hầu như mọi dạng sản phẩm thuỷ sản) ra hầu như khắp thị trường thuỷ sản lớn của thế giới như Nhật Bản , Hoa Kỳ và liên minh châu Âu ( dù rằng xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn là lớn nhất).
* Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam- (SEAPRODEX) : thị trường trọng điểm của công ty là Nhật Bản chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty sau đó là các nước ASEAN( 8%) và EU( 8%). Xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 2% trị giá xuất khẩu ra các nước khác. Như vậy, xuất khẩu sang Đông và Đông Nam á chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của SEAPRODEX, một tỷ lệ nhỏ khoảng 10% được xuất khẩu sang EU và Mỹ ....Cơ cấu xuất khẩu của SEAPRODEX có thể thay mặt cho cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản chung của cả nước như đã phân tích ở phần trên.
Cơ cấu này cũng phản ánh những mất cân đối về thị trường xuất khẩu ( tập trung lớn vào thị trường khu vực Châu á) và giải thích...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status