Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật - pdf 28

Download miễn phí Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật



 LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Khái quát chung về thị trường thuỷ sản 2
1. Tình hình sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của Việt Nam 2
2. Lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản 2
II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Nhật trong thời gian qua 3
1.Tình hình xuất khẩu chung của thuỷ sản Việt nam 3
2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Nhật 4
3. Những hạn chế , khó khăn trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản 4
III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản 6
1. Giải pháp về thị trường 6
2. Tăng cường đầu tư vào công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch 7
3. Lấy xác nhận trước về chất lượng 8
4. Sử dụng chuyên gia tư vấn Nhật 8
5. Tăng cường tìm hiểu về thị trường Nhật 8
6. Đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại thuỷ sản 9
KẾT LUẬN





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của
Việt Nam sang thị trường Nhật
Lời nói đầu
Thuỷ sản là một mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam trong những năm qua . Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD . Đóng góp vào thành tích này không thể không kể đến sự đóng góp từ kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản , một trong ba thị trường xuất khẩu thuỷ sản chiến lược của Việt Nam . Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản luôn là một vấn đề đáng được quan tâm .
Từ những thu nhập về xu hướng của thị trường Nhật Bản hiện nay , thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông á và những dự báo về thị trường thuỷ sản Nhật Bản đến 2005 . Bằng những nghiên cứu sơ lược , em xin đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản để tương xứng với tiềm năng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam . Bài viết gồm ba phần :
I . Khái quát chung về thị trường thuỷ sản .
II .Thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua .
III . Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật .
Nội dung
I. Khái quát chung về thị trường thuỷ sản .
1. Tình hình sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của Việt Nam .
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê và Bộ thuỷ sản , sản lượng thuỷ sản đánh bắt của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm . Sản lượng đánh bắt tăng từ 576.860 tấn ( năm 1985 ) lên 928.800 tấn ( năm 1995 ) và đạt 1,2 triệu tấn ( năm 2002 ) . Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng từ 231.200 ( năm 1985 ) lên 310.000 tấn ( năm 1995) và 723.110 tấn ( năm 2002 ) . Như vậy , tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta tăng từ 808.100 tấn (năm 1985 ) lên 1,3 triệu tấn ( năm 1995 ) và 2 triệu tấn (năm 2002 ) . Xu hướng tăng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua phù hợp với xu hướng tăng chung của các nước phát triển trong khu vực và thế giới . Đặc biệt là tốc độ tăng sản lượng thuỷ sản giữa đánh bắt và nuôi trồng khá cân đối (5,5%và 6%).
Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của nước ta có bước phát triển nhanh về số lượng nhà máy chế biến cũng như là công suất chế biến thuỷ sản . Nếu như năm 1986 công suất chế biến là 210 tấn thành phẩm / ngày thì 10 năm sau đã tăng nên khoảng 800 tấn thành phẩm / ngày . Nhưng cũng theo Bộ thuỷ sản , gần 80% nhà máy chế biến xuất khẩu đã hoạt động trên 10 năm trang thiết bị đến nay đã quá lạc hậu , lại thiếu đồng bộ nên chưa đảm bảo được các yêu cầu về số lượng và sản phẩm chế biến .
Về đầu tư đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản : từ năm 1986 đến năm 1999 số lượng tàu thuyền tăng hơn hai lần , nhưng tổng cộng tăng nên ba lần . Thực hiện chương trình khai thác xa bờ , nhà nước đã đầu tư 900 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi . Các địa phương đã triển khai 615 dự án , đóng mới 769 tàu , cải hoàn 132 tàu công suất 90 cv . Đến nay số vốn được giải ngân là 6140232 tỷ đồng , đạt 68, 24 % so với tổng nguồn và 450 tàu đi vào sản xuất và đánh bắt hải sản xa bờ .
2. Lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản .
Việt nam có bờ biển 3260 km với 112 sông rạch và 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá , đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ sản rất phong phú . Các vùng biển Việt nam có năng lực tái sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới và môi trường biển tương đối sạch do đó hải sản được đánh giá là an toàn cho sức khoẻ , một ưu điểm hàng đầu trên thị trường thuỷ sản thế giới hiện nay .
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vến đề phát triển ngành thuỷ sản , coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn , coi công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất . Có những chương trình , chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trên toàn quốc .
Nhìn chung có thể phát triển thuỷ sản ở khắp mọi nơi trên toàn đất nước . ở mỗi vùng có những tiềm năng đặc thù và sản vật đặc sắc riêng . Tuy nhiên , Việt nam có một số vùng sinh thái đất thấp , đặc biệt là đồng bằng Sông Cửu Long và châu thổ Sông Hồng là những vùng có dặc điểm thuận lợi nổi trội hơn cả , là nơi có thể đưa nước mặn vào sâu tạo ra một vùng nuôi nước lợ hay nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với trồng lúa , đây hệ sinh thái có thể tiến hành các hợp đồng nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao và giá thành phải chăng mà không phải hệ sinh thái nào cũng có những lợi thế cạnh tranh đó được .
Chính nhờ những lợi thế trên mà ngành thuỷ sản Việt nam trở thành một trong những ngành mũi nhọn và là thế mạnh của nền kinh tế nước ta .
II . Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam sang thị trường Nhật trong thời gian qua .
1 . Tình hình xuất khẩu chung của thuỷ sản Việt nam
Những năm gần đây , Việt Nam có mức tăng trưởng cao trong xuất khẩu thuỷ sản , từ năm 2001 vươn lên đứng trong nhóm 10 nước dẫn đầu trên thế giới . Năm 2002 tổng sản lượng thuỷ sản đạt 2,410 triệu tấn trong đó sản lượng khai thác đạt 1,434 triệu tấn , nuôi trồng đạt 0,976 triệu tấn . XKTS đạt 2,022 tỷ USD bao gồm các nhóm sản phẩm chính là tôm đông lạnh ( chiếm 38% - 48% tổng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu hàng năm ) , cá đông lạnh ( 18% - 22%) , mực khô , cá ngừ và các loại mặt hàng khác . Các sản phẩm TSXK của VN chủ yếu là sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp . Thời gian gần đây , tuy kim ngạch xuất khẩu cá tra , cá basa vào thị trường Hoa Kỳ giảm do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá , nhưng kim ngạch xuất khẩu cá tra , cá basa đang tăng trưởng tại các thị trường Pháp , Nga , Trung Quốc , Hàn Quốc … Các thị trường chính hiện nay của VN là Mỹ ( đứng đầu với tỷ trọng trên 40% về giá trị ) , tiếp theo là Nhật Bản chiếm khoảng 20% , Trung Quốc và Hồng Kông 12% , Liên minh châu Âu ( EU) 5,2% ASEAN 3,9% riêng EU được đánh giá là thị trường khó tính nhất khiến các doanh nghiệp lo ngại khi xuất khẩu vào thị trường này do việc kiểm soát ngặt cùng kiệt dư lượng khánh sinh , đặc biệt là Chloramphenicol , Nitrofuran . Tuy nhiên , giá trị xuất khẩu vào EU có dấu hiệu tăng trong năm 2003 . Ngoài các mặt hàng cá tra, cá basa những năm gần đây kim nghạch xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng rất nhanh . Năm 2002 kim nghạch xuất khẩu đạt 949 triệu USD chiếm 50% tổng trị giá xuất khẩu thuỷ sản . Sáu tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 412 triệu USD trong đó Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh xuất khẩu lớn của Việt Nam . ( Báo Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ 15/11/2003 )
Xuất khẩu sang EU vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh , chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu . Xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông lại tiếp tục giảm về giá trị , còn khối lượng tăng chút ít . Xuất khẩu sang Hàn Quốc , Đài Loan , ASEAN và các thị trường khác tăng đáng kể , phản ánh những nỗ lực mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam . Đến nay thuỷ sản Việt Nam đã được xuất khẩu vào trên 100 quốc gia và kh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status