Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở Giao thông công chính Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu trong xây lắp ở Sở Giao thông công chính Hà Nội



Phần mở đầu
Chương I: Đấu thầu - Một cách chủ yếu nhằm nâng cao
chất lượng xây lắp
1. Thực chất, vai trò và những thuật ngữ dùng trong đấu thầu xây lắp
2. Hình thức lựa chọn nhà thầu, cách áp dụng và các nguyên
tắc cơ bản của chế độ đấu thầu.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đấu thầu xây lắp.
4. Nội ung cơ bản của tổ chức đấu thầu và dự thầu.
Chương II. Phân tích thực trạng đấu thầu xây lắp ở Sở
Giao thông chính Hà nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ đấu thầu ở Việt nam.
2. Thực trạng đấu thầu xây lắp ở Sở GTCC Hà nội thời gian qua.
Chương III. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu
 trong xây lắp ở Sở GTCC Hà nội.
1. áp dụng mô hình O.D.C vào quản lý xay dựng cơ bản.
2. Đổi mới cách quản lý vốn trong đấu thầu.
3. Hoàn thiện phương pháp tính giá và xử lý biến động giá trong đấu thầu.
4. Nâng cao vai trò hội đồng xét thầu.
5. Lựa chọn phương pháp xét thầu thích hợp.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o "đủ số ghế" để những vị có quyền chức vào trong Hội đồng. Vì lý do nào đó nên "vô tình" hay "cố ý" thì Hội đồng xét thầu gần như được sắp xếp trước, bất kể các thành viên trong Hội đồng có đủ năng lực trình độ để đánh giá thầu hay không ?...
Hiện nay hầu hết các Hội đồng xét thầu đều có thêm một nhóm chuyên viên có đủ trình độ năng lực (cả về kỹ thuật và kinh tế xã hội) phục vụ cho Hội đồng xét thầu. Các nhóm chuyên viên đó xét tất cả các hồ sơ dự thầu, cho điểm, tổng hợp ... Sau kết quả đó là chữ ký của Hội đồng xét thầu (chấp thuận hay không). Vậy phải chăng Hội đồng xét thầu chỉ có chức năng là ký, còn việc phân tích soát xét là do chuyên viên. Khuyến khích về mặt này chính là do sơ hở của qui chế. Toàn bộ nội dung và nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét thầu chưa được qui định cụ thể, dẫn đến tình trạng nơi thì đơn giản hóa, nơi thì phức tạp hóa quá, có nơi chỉ cần quan tâm đến giá - tức là đơn vị nào nêu giá thấp nhất là coi như thắng thầu, bỏ qua những điều kiện thực thi của đơn vị dự thầu. Ngược lại, có nơi lại xét rất tỷ mỉ, Hội đồng phải họp nhiều phiên, ý kiến không thống nhất. Nhiều công trình coi ý kiến của Hội đồng xét thầu là tổ chức có đủ thẩm quyền quyết định kết quả trúng thầu. Nhưng có nơi cho rằng Hội đồng xét thầu chỉ làm nhiệm vụ tư vấn kinh tế kỹ thuật thôi, chủ đầu tư mới là tổ chức quyết định kết quả trúng thầu. Nơi khác lại đặt vấn đề cấp có đủ thẩm quyền quyết định trúng thầu phải tuỳ theo nguồn vốn đầu tư và qui mô xây dựng công trình.
g/ Nội dung hợp đồng:
Các bên tham gia hợp đồng: trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia phải thực hiện nhiệm vụ của mình theo những qui định chung của Nhà nước. Những qui định đó mang lại tính chất hướng dẫn chung, không đề cập cụ thể cho từng loại công trình nào (thuỷ lợi, giao thông, dân dụng, quốc phòng...). Do đó trên thực tế của nhiều hợp đồng các bên tham gia hợp đồng bị thiệt thòi. Nhiều nội dung trong hợp đồng chỉ phù hợp cho một loại công trình thôi, nhưng các loại công trình khác cũng phải tuân theo, có thể nó không dính gì tới cả.
Chính vì thế trong quá trình áp dụng, phải vận dụng linh hoạt, hay phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành thêm một số qui định cụ thể để áp dụng. Đây là một trong những nhược điểm và là hạn chế lớn nhất của hợp đồng ở nước ta. Nguyên nhân chính của điều này là do việc ký kết hợp đồng giữa các bên đều là đơn vị kinh tế nhà nước, đều chịu ràng buộc chung của chế độ chính sách áp dụng thống nhất trong cả nước, không bên nào có thể tự ý thay đổi qui định đó được và đến khi gặp vướng mắc, trắc trở thì lại chỉ có thể giải quyết được thông qua các cơ quan chức năng của Nhà nước ...
Vì vậy, theo sự chuyển đổi của cách hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, các bên tham gia hợp đồng thường gặp phải những tranh chấp khó khăn về chế độ, chính sách áp dụng. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên thì giữa bên giao thầu và bên nhận thầu đều có thêm những điều qui định bổ sung để thực hiện hợp đồng. Thế nhưng cũng xuất phát từ cái điều bổ sung này mà dẫn đến việc thực hiện hợp đồng không chặt chẽ, kém hiệu quả.
- Trách nhiệm giữa các bên: đối với mỗi loại công trình cần có những yêu cầu trách nhiệm riêng với mỗi bên tham gia hợp đồng. Ngoài trách nhiệm giữa chủ đầu tư và người nhận thầu còn qui định trách nhiệm của người thiết kế đối với công trình. Trong các văn bản hiện hành ở nước ta mới chỉ qui định trách nhiệm của người thiết kế chỉ ở giới hạn chất lượng của bản vẽ thiết kế, việc giám sát và chỉ đạo thi công như thế nào cho đúng với ý đồ thiết kế thì chưa được đề cập cụ thể hay chưa có những qui định ràng buộc giữa người thiết kế và người thi công.
Hầu hết các công trình đã đấu thầu ở ta, hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu, sau đó chủ đầu tư thành lập ra bộ máy quản lý riêng được gọi là Ban quản lý công trình. Bộ máy này có đầy đủ ban bệ để thực hiện nhiệm vụ được giao. Song nhược điểm lớn nhất là sau khi công trình hoàn thành thì bộ máy này sẽ thừa ra, khi đó lại phải sắp xếp, bố trí công việc khác.
Nội dung của hợp đồng: để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng có hiệu quả thì các điều khoản của việc thực hiện hợp đồng phải thể hiện đầy đủ và chặt chẽ, có như vậy mới hạn chế được những tranh chấp xảy ra giữa hai bên và đảm bảo được chất lượng công trình.
Hiện nay trong các hợp đồng xây lắp ở nước ta mới chỉ tập trung qui định vào mục tiêu phải đạt như:
- Tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng nguyên vật liệu địa phương.
- Chất lượng phải được đảm bảo.
- Thi công nhanh, an toàn ...
Nhưng lại chưa chú ý tới những điều kiện để thực hiện mục tiêu đó như:
- Khả năng cấp phát và thanh toán vốn.
- Trình độ chuyên môn.
- Trình độ cán bộ quản lý .
- Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị ...
Điều này dẫn đến nhiều điểm trong hợp đồng đưa ra dựa trên quan điểm làm theo, ăn theo qui định của Nhà nước. Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế thì hệ thống văn bản pháp qui ở nước ta chưa chuyển đổi kịp cho nên nó không được đầy đủ và hoàn chỉnh dẫn đến nội dung của một số hợp đồng chỉ qui định một vài điều cụ thể còn lại nêu chung. Đây là điều thiếu hụt rất lớn, nó tạo đà cho nhiều biểu hiện tiêu cực phát triển và làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Hơn nữa mỗi công trình đều có những đặc điểm riêng, cho nên khi sử dụng văn bản pháp qui Nhà nước đều vận dụng cho phù hợp, những qui định cứng nhắc, hành chính khó tạo điều kiện cho việc thực hiện có hiệu quả.
Qua phân tích việc áp dụng qui chế đấu thầu trong xây lắp từ một ngành ta cũng thấy được một điều thể hiện rõ nhất là qui chế đấu thầu được ban hành chưa phù hợp với điều kiện đòi hỏi trong xây dựng công trình hiện nay, qui chế còn phải bổ sung và hoàn thiện rất nhiều, tất nhiên việc này không phải là làm được ngay mà phải qua kinh nghiệm thực tế, học hỏi và tìm hiểu qui chế đấu thầu quốc tế.
2.2.2. Thực trạng tổ chức đấu thầu xây lắp ở Sở Giao thông công chính Hà Nội thời gian qua.
Để đánh giá chất lượng, công tác tổ chức đấu thầu xây lắp ở Sở GTCC Hà nội, ta có thể khảo sát quá trình đấu thầu một công trình tiêu biểu: "Công trình móng trạm bơm Yên Sở và các công trình cấp bách" - Gói thầu 4 của dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I (1996 - 2000) do Sở GTCC Hà Nội làm chủ dự án như sau:
2.2.1.2. Khái quát về công trình đấu thầu .
Gói thầu "Công trình móng trạm bơm Yên Sở và các công trình cấp bách" là gói thầu đã được điều chỉnh nội dung và giá trị sau khi có ý kiến trao đổi với Đoàn thẩm định của Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản (OECF) vào cuối tháng 10/ 1997 nhằm mục đích kết hợp cùng các gói thầu 8: cung cấp máy bơm cho trạm bơm Yên Sở, gói thầu 14: xây dựng cống qua đê để giải quyết một phần tình trạng úng ngập Hà Nội mùa mưa 1998, Bộ K
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status