Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế xây lắp tại công ty xây dựng số 9 - Tổng công ty xây dựng Vinaconex - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế xây lắp tại công ty xây dựng số 9 - Tổng công ty xây dựng Vinaconex



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP QUỐC TẾ
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP. 3
1.1. Một số vấn đề cơ bản về đấu thầu xây lắp quố tế 3
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu và đấu thầu xây lắp quốc tế 3
1.1.2. Đặc điểm của đấu thầu quốc tế 2
1.1.3. Vai trò của đấu thầu xây lắp quốc tế 6
1.1.4. cách đấu thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu
trong đấu thầu xây lắp quốc tế 8
1.1.5. Các nguyên tắc chỉ đạo trong đấu thầu xây lắp quốc tế 10
1.1.6. Quy trình đấu thầu và dự thầu xây lắp quốc tế 12
1.2. Lý luận về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp quốc tế 17
1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
 doanh nghiệp trên thị trường 17
1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp 20
1.2.3. Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp. 22
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp 25
1.2.5. Hệ thống chỉ tiếu đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp 32
1.2.6. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong
đấu thầu xây lắp quốc tế 34
CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU VÀ THỰC TRẠNG
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 9 36
2.1. Giới thiệu chung về công ty 36
2.2. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại công ty 40
2.2.1. Quá trình tham gia đấu thầu tại công ty 40
2.2.2. tình hình thực hiện công tác đấu thầu của công ty giai đoạn 2000-2004 45
2.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế của công ty 50
2.4. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của công ty trong tham gia đấu thầu 61
2.4.1. Đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu 61
2.4.2. Đánh giá những cơ hội, thách thức của công ty trong
 tham gia đấu thầu quốc tế 64
2.5. Đánh giá kết quả đạt được trong công tác đấu thầu tại công ty 66
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ONCO9 – GBG –BIERRUM
(Việt Nam – ý – ý)
85.762.000.000
2%
84.046.760.000
2
BILFINGER
( Đức – thầu phụ Việt Nam : công ty TNHH Lê Phan)
105.216.110.000
2%
103.111.787.800
3
YETC – SÔNG Đà I
(Trung Quốc-Việt Nam)
96.221.320.000
5%
91.410.254.000
Bảng 2.5 : Bảng điểm của các nhà thầu
TT
Chỉ tiêu đánh giá
VINACONCO9
GBG BIERRUM
BILFINGER
YETC -
SÔNG Đà I
Tổng điểm
1
Kỹ thuật – chất lượng
29
30
28
30
2
Năng lực, kinh nghiệm
5
6
5
6
3
Năng lực tài chính
7
9
7
9
4
Tiến độ thi công
9
9
8
10
5
Giá cả
45
38
40
45
Tổng điểm
95
93
88
100
Qua các bảng trên ta có thể rút ra nhận xét sau:
Về nội dung gói thầu: Đây là gói thầu xây dựng ống khói công nghiệp, kỹ thuật tương đối phức tạp, tuy nhiên các yếu tố về điều kiện cho thi công tương đối thuận lợi, quy mô gói thầu trung bình. Tham gia sơ tuyển có 7 nhà thầu tham gia nhưng chỉ có 3 nhà thầu trên lọt vào danh sách ngắn.
Bảng chấm điểm cho thấy công ty đạt điểm cao về kỹ thuật chất lượng, tiến độ thi công và giá cả. Tuy nhiên, điểm về năng lực kinh nghiệm còn thấp, đặc biệt là năng lực tài chính đạt điểm thấp nhất. Như vậy, công ty thắng thầu gói thầu trên là do có được những lợi thế sau:
Đưa ra được biện pháp thi công mang tính khả thi cao (gần đạt điểm tuyệt đối). Sở dĩ như vậy là do đây là công trình về ống khói công nghiệp, chủ yếu sử dụng phương pháp thi công trượt và bê tông cốt thép dự ứng lực. Đây là công nghệ thi công mà công ty đang chiếm ưu thế hàng đầu ở Việt Nam, có nhiều công trình về lĩnh vực này công ty đã đạt được huy chương vàng. Tuy nhiên, điểm về kỹ thuật chất lượng vẫn thấp hơn so với nhà thầu Đức. Điều đó cho thấy trình độ kỹ thuật, công nghệ của công ty xây dựng số 9 nói riêng và của các công ty xây dựng Việt Nam nói chung vẫn còn lạc hậu so với thế giới.
Tiết kiệm được chi phí vật liệu do đã tận dụng được một số nguyên vật liệu mà công ty tự sản xuất, có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng vật tư cho công trình này, chi phí vận chuyển đến chân công trình thấp do thuận lợi về giao thông, chi phí nhân công rẻ do sử dụng thêm lao động hợp đồng theo mùa vụ. Nhờ đó, công ty đã thực hiện được việc giảm giá thành công trình nên đã có điều kiện đưa ra được mức giá dự thầu thấp hơn các đối thủ cạnh tranh giúp công ty có thể thắng thầu đồng thời vẫn đảm bảo được mức lợi nhuận nhất định cho công ty.
Có một đội ngũ nhân công có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công này, do đó có khả năng đảm bảo tốt chất lượng công trình và tiến độ thi công.
Năng lực xe máy thiết bị hiện đại, đồng bộ đáp ứng yêu cầu thi công. Tuy nhiên, phần máy móc thiết bị là do bên liên danh ý Bierrum đảm nhận. Còn thực chất máy móc thiết bị của công ty vẫn chưa đạt được mức độ đồng bộ, hiện đại cần thiết để thực hiện công trình.
Do trong liên danh này, công ty đã chiếm tới 51% giá trị công trình nên đã được ưu tiên 7,5% điểm.
Tuy thắng thầu công trình này, nhưng qua bảng chấm điểm cũng bộc lộ rõ những yếu điểm, hạn chế của công ty trong đấu thầu quốc tế, đó là:
Các năng lực cạnh tranh còn thấp, đặc biệt là năng lực tài chính còn rất hạn hẹp, quy mô vốn chủ sở hữu còn nhỏ (điểm thấp nhất). Do đó, nếu công ty không tăng cường năng lực tài chính thì sẽ rất khó có khả năng tham gia các gói thầu quốc tế có giá trị lớn.
Về kinh nghiệm: điểm cũng không cao, do công ty ít có cơ hội thực hiện các gói thầu quốc tế có kỹ thuật phức tạp.
Mặc dù công ty cũng đã xây dựng được một bộ HSDT tương đối chuẩn, đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu. Nhưng thời gian xây dựng HSDT trên còn phải kéo dài, còn sửa chữa, điều chỉnh nhiều do chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong quá trình làm thầu, đội ngũ cán bộ làm thầu còn yếu kém về ngoại ngữ, tin học, thiếu kiến thức về kinh tế, luật pháp quốc tế...nên HSDT vẫn chưa có sức hấp dẫn cao. Hơn nưa, việc hoàn thành HSDT trên, công ty cũng đã phải nhờ đến sự hỗ trợ tư vấn giúp đỡ của những cán bộ chuyên môn trên Tổng công ty.
Qua phân tích gói thầu trên cho thấy để thành công trong đấu thầu quốc tế, công ty cần nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa, phải có chiến lược tranh thầu phù hợp nhằm tận dụng những lợi thế do điều kiện chủ quan cũng như khách quan mang lại đồng thời cũng cần có sự hỗ trợ của nhà nước, của tổng công ty, và của các ngành công nghiệp bổ trợ, tức là phải có sự kết hợp của cả bốn yếu tố trên như đã phân tích ở mô hình kim cương).
2.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty
Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu được thể hiện thông qua các tiều thức chủ yếu sau: Năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật, nhân sự, uy tín và hồ sơ kinh nghiệm của nhà thầu. Đây cũng chính là bốn tiêu thức quan trọng mà bên mời thầu đánh giá khi xét thầu. Nó chính là điều kiện đảm bảo cho công ty có thể thực hiện tốt các công trình tham gia đấu thầu hay không.
2.3.1. Năng lực tài chính
Đối với các công ty xây dựng, vốn rất quan trọng. Nó không chỉ là điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục mà nó còn như một sự bảo đảm của nhà thầu đối với chủ đầu tư về hiệu quả thi công công trình. Để đánh giá khả năng tài chính của công ty, chúng ta hãy xem xét bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.6 : Cơ cấu vốn của công ty trong giai đoạn 2000 - 2003
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
Tổng vốn
Tr. đồng
83.988
137.313
231.723
248.921
I.Phân theo nguồn hình thành
1. Vốn chủ sở hữu
Tr. đồng
11.647
12.233
12711
14.985
Tỷ lệ
%
13,87%
8,91
5,5
6,02
2. Nợ phải trả
Tr. đồng
72.341
125.08
209.012
233.936
Chiếm tỷ lệ
%
86,13
91,09
94,5
93,98
II. Theo công dụng kinh tế
1.Tài sản cố định
Tr. đồng
40.654
49.988
57.819
64.067
Chiếm tỷ lệ
%
48,4
36,4
24,95
25,34
2.Tài sản lưu động
Tr. đồng
43.334
87.325
173.904
188.724
Chiếm tỷ lệ
%
51,6
63,6
75,05
74,66
Nguồn: phòng tài chính - kế toán.
Bảng 2.7 : Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2000 - 2003
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán
Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong thời gian qua quy mô vốn của công ty liên tục tăng qua các năm với tốc độ ngày càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đang rất thuận lợi, số hợp đồng công ty ký kết được ngày càng nhiều với giá trị ngày càng lớn. Tính đến cuối năm 2003, tổng số vốn của công ty đã lên tới 248.921 triệu đồng, tăng gần 3 lần so với số vốn năm 2001. Với số vốn trên mỗi năm trung bình công ty có thể thực hiện được khoảng 20 gói thầu.
Về cơ cấu vốn, mặc dù vốn chủ sở hữu vẫn liên tục tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thấp, đặc biệt năm 2002 chỉ có 5,5%. Trong khi đó nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn, thường trên 90% và tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2000 là 72.341 triệu đồng, chiếm 86,13% tổng số vốn của công ty thì đến năm 2003 đã lên tới 233.936 triệu đồng, chiếm 93,98% tổng vốn của công ty, tăng 23,38%. Điều này thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty là rất thấp, việc bù đắp s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status