Các cấu trúc xã hội học - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ
TỦ SÁCH VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
1. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật là cơ quan nghiên cứu, lý luận và thông tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngoài việc mỗi tháng ra một kỳ tạp chí, chúng tui còn chủ trương xuất bản tủ sách Văn hóa nghệ thuật. Tủ sách này in những công trình nghiên cứu và dịch thuật của các tác giả trong và ngoài nước nhằm cung cấp tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà giáo, các nhà quản lý và hoạch định chính sách cũng như đông đảo bạn đọc yêu văn hóa nghệ thuật.
2. Tủ sách Văn lóa nghệ thuật gồm có các bộ sách như sau:
- Bộ sách Văn hóa học (trước đây gọi là “tủ sách văn hóa học") nhằm dịch và giới thiệu các tác phẩm nghiên cứu văn hóa đã trở thành kinh điển của thế giới như Văn hóa nguyên thủy (2000) của E.B. Tylor, Hình thái học truyện cổ tích, Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ (2003) của V.I. Propp, Cành vàng (2007) của J.Frazer, Không gian văn hóa nguyên thủy nhìn theo lý thuyết chức năng (2008) của R.Lowie...
- Bộ sách Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu văn hóa biên soạn, giới thiệu và trích dịch những trường phái nghiên cứu văn hóa trên thế giới như Sự đỏng đảnh của phương pháp (2004), Theo vết chân những người lớn (2006)...
- Bộ sách Nghiên cứu văn hóa Việt Nam tổng quát giới thiệu những công trình nghiên cứu văn hóa của các học giả Việt Nam có uy tín như Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người (1997) của giáo sư Từ Chi, Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm (2000) của giáo sư Trần Quốc Vượng.
- Bộ sách Nghiên cứu văn hóa các vùng miền tập hợp các bài viết về văn hóa theo từng vùng, chủ yếu là các bài đã công bố trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, của nhiều tác giả khác nhau, như Văn hóa nghệ thuật Nam Bộ (1997), Văn hóa nghệ thuật Trung Bộ (1998), Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc (2002)...
- Bộ sách Nghiên cứu văn hóa theo chuyên đề tổ chức, tập hợp các bài viết về văn hóa, nghệ thuật chủ yếu các bài đã đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, của các tác giả khác nhau theo các chuyên đề như điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc,... hay về văn hóa gia đình, về nhà rông - nhà rông văn hóa..., như Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam (2007), Trước hết là giá trị con người (nghiên cứu mỹ thuật - 2008)...
3. Với năm bộ sách như vậy, Tủ sách Văn hóa nghệ thuật hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam vừa bảo vệ được những đặc sắc của văn hóa dân tộc, vừa có khả năng hội nhập vào thế giới hiện đại. Làm sao càng hiện đại hóa thì bản sắc riêng của văn hóa Việt Nam càng được mài chuốt và tỏa sáng? Với bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để thực hiện được cái biện chứng nói trên, cần sự đóng góp trái tim và khối óc của nhiều nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc. Trong công việc khó khăn này, Tủ sách Văn hóa nghệ thuật chỉ là một nhịp cầu, một địa chỉ cho hội quần anh.
4. Tiếp theo cuốn Khảo về quà tặng (Nxb Thế giới và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 2009) của Marcel Mauss, tác phẩm tiền thân của chủ nghĩa cấu trúc trong xã hội học, lần này, Tủ sách Văn hóa nghệ thuật giới thiệu một tác phẩm khác nằm trong xu hướng xã hội học cấu trúc. Đó là Các cấu trúc xã hội học của nhà xã hội học Pháp Gaston Bouthoul. Coi xã hội học như là một cấu trúc, nên phương pháp tiếp cận của Bouthoul là đồng đại. Vì thế, trước hết, ông phải xác định lại một loạt những dữ kiện đã biết theo đường hướng cấu trúc luận, như đối tượng, phương pháp, sự kiện xã hội học, quy luật xã hội học... Sau đó tác giả mới đi sâu vào nghiên cứu các cấu trúc con trong lòng xã hội như cấu trúc nhóm xã hội, cấu trúc tộc người, cấu trúc thời gian, cấu trúc tinh thần, các cấu trúc đẳng thứ... Nhưng, có lẽ, đặc sắc nhất của cuốn sách là Bouthoul đưa ra khái niệm thăng bằng xã hội. Chính sự thăng bằng này đảm bảo cho xã hội như là một cấu trúc được ổn định. Còn sự phá vỡ thăng bằng sẽ làm cho cấu trúc sụp đổ, lúc ấy xã hội hay rơi vào hỗn độn, hay sẽ phải đi tìm một sự ổn định mới, tức một cấu trúc mới. Đó là sự vận động xã hội theo chiều lịch đại.
5. Các cấu trúc xã hội học là một tác phẩm khó dịch. Bởi vậy, trong quá trình chuyển ngữ, chắc khó tránh khỏi những sai sót. Tủ sách Văn hóa nghệ thuật rất mong nhận được những lời góp ý, chỉ bảo tận tình của bạn đọc gần xa. Xin trân trọng cảm ơn.
Tháng 10-2011
TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

LỜI GIỚI THIỆU
ĐỖ LAI THÚY
Những thành tựu rực rỡ của khoa học tự nhiên thế kỷ XVIII đã hình thành triết học thực chứng của August Comte. Nhà triết học này coi sự phát triển của tư tưởng loài người đến nay đã trải qua ba giai đoạn/trạng thái: thần học (ma thuật và tôn giáo), triết học và giờ đây là khoa học. Như vậy, khoa học là ga cuối của hành trình tư tưởng nhân loại. Từ lối tư duy triết học này đã nảy sinh ra ý tưởng áp dụng những phương pháp của khoa học tự nhiên vào nghiên cứu xã hội. Thế là xã hội học ra đời. Như vậy, A.Comte là người sáng lập ra vừa chủ nghĩa thực chứng vừa xã hội học, một thứ ông tổ kép, hay, nói theo ngôn ngữ bây giờ, là hai trong một.
Không phải do A.Comte là người Pháp mà xã hội học rất phát triển ở Pháp. Đó là do văn hóa và xã hội ở mỗi nước hình thành nên những kiểu và

jvaVpW93Eds2628
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status