Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đông Hà Nội - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM. 9
1.1. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 9
1.1.1. Khái niệm: 9
1.1.2. Vai trò của TTQT theo cách L/C. 11
1.1.2.1.Ưu điểm 12
1.1.2.2. Rủi ro: 14
1.1.3. Phân loại thư tín dụng: 17
1.1.4. Nội dung của thư tín dụng 19
1.1.5. Quy trình thanh toán L/C 28
1.1.5.1. Các bên tham gia TTQT theo cách L/C: 28
1.1.5.2. Quy trình thanh toán L/C. 29
1.1.6. Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng trong cách tín dụng chứng từ. 30
1.1.6.1. Đối với ngân hàng mở L/C phục vụ nhà nhập khẩu. 30
1.1.6.1. Đối với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. 34
1.1.7. Các văn bản pháp lý mang tính quốc tế sử dụng trong TTQT theo cách L/C. 36
1.1.7.1. Quy tắc & thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP 36
1.1.7.2. Quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng - URC 37
1.1.7.3. eUCP 38
1.1.7.4. Văn bản 465 ISBP 38
1.1.7.5. Một số văn bản pháp lý khác 38
1.1.8. Vai trò và trách nhiệm của NHTM trong hoạt động TTQT theo cách TDCT 38
1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 41
1.2.1. Khái niệm. 41
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh. 41
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính. 42
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính. 45
1.2.3. Nhân tố tác động tới hiệu quả TTQT theo cách L/C. 46
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHO&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI 49
2.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI 3 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY. 49
2.1.1. Hoạt động huy động vốn. 50
2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn 52
2.1.3. Kết quả kinh doanh. 53
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI. 55
2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quôc tế của NHNo&PTNT Đông Hà Nội. 55
2.2.2. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo cách L/C đánh giá qua các chỉ tiêu. 58
2.2.2.1. Các chỉ tiêu tài chính 58
2.2.2.2. Các chỉ tiêu phi tài chính 61
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 63
2.3.1. Kết quả đạt được. 63
2.3.2. Hạn chế 64
2.3.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội. 66
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan. 66
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan: 67
Chương 3: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 70
3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT và KDNT tại chi nhánh 70
3.2. Một số biệm pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo cách L/C 71
3.2.1. Khẩn trương hoàn chỉnh bản chuẩn mực hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 2000 71
3.2.2. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. 72
3.2.3. Mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và các hình thức hỗ trợ 73
3.2.4. Phát triển dịch vụ tư vấn khách hàng 75
3.2.5. Mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng đại lý 76
3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh toán viên. 77
3.2.7. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. 78
3.2.8. Kết hợp chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động thanh toán. 78
KẾT LUẬN 80

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta thử hình dung, nếu một doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài mà không có các cách thanh toán quốc tế, thì sự nghiệp kinh doanh sẽ như thế nào? Hẳn là kết quả kinh doanh sẽ trở nên không hiệu quả. cách thanh toán là một trong những điều kiện quan trọng nhất của hợp đồng thanh toán quốc tế. Có thể hiểu một cách đơn giản, cách thanh toán quốc tế là cách thức để người bán nhận được tiền nhanh nhất, an toàn nhất và người mua trả được tiền và nhận được hàng chuẩn xác đủ về số lượng, đúng về chất lượng, đúng thời hạn như hợp đồng đã ký. Tuỳ từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, các bên đối tác trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận sử dụng một cách thanh toán, các cách thanh toán quốc tế chủ yếu được sử dụng là: thanh toán bằng cách chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu, tín dụng chứng từ…
Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những cách thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những cách thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Trong đó, cách L/C là cách thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong TTQT. Vì nó đảm bảo quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán.
Hoạt động TTQT còn là một trong những hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó không chỉ mang lại nguồn thu khá cho ngân hàng, mà nó còn làm các mảng nghiệp vụ khác của ngân hàng phát triển như: tín dụng, chiết khẩu, … làm tăng uy tín, cũng như khả năng hội nhập quốc tế của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động TTQT theo cách L/C ở các ngân hàng thương mại nói chung, NHNo&PTNT chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng vẫn chưa đem lại hiệu quả và phát triển như mong muốn. Số lượng món TTQT theo cách L/C còn ít so với các ngân hàng khác, cũng như không tương xứng với tiềm lực của NHNo&PTNT; doanh thu từ hoạt động này còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng doanh thu của ngân hàng. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu còn chưa phát triển, chưa đa dạng các sản phẩm hỗ trợ.
Vì vậy, Em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống đa Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề nghiên cứu về lý thuyết TTQT theo cách L/C, hiệu quả TTQT theo cách L/C, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả TTQT theo cách L/C; từ đó, dựa trên cơ sở lý thuyết, nêu lên thực trạng hoạt động của ngân hàng, đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân về hoạt động TTQT theo cách L/C tại chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội.
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, chuyên đề chia làm 3 phần:
Chương 1: Hoạt động TTQT theo cách L/C.
Chương 2: Hoạt động TTQT theo cách L/C tại NHNo&PTNT Đông Hà nội
Chương 3: Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả TTQT theo cách L/C tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội.






CHƯƠNG 1
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM.
1.1. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
“Nếu một doanh nghiệp mới bước vào kinh doanh xuất nhập khẩu thì lời khuyên của ngân hàng trong thanh toán đó là: ’Hãy chọn cách thanh toán Tín dụng chứng từ để đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của hai phía: Người bán giao hàng sẽ được trả tiền, người mua trả tiền sẽ được quyền nhận hàng, trên cơ sở các quy tắc của UCP ‘” – (Trích “Toàn tập UCP”- trang 3). Và một thực tế hiện nay, ngân hàng đã phát triển rất nhiều các cách TTQT nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng trong đó thì cách tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các cách TTQT của ngân hàng.
1.1.1. Khái niệm:
cách tín dụng chứng từ là cách thanh toán, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of creadit), theo yêu cầu của công ty xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, trong đó ngân hàng cam kết trả tiền hay chấp nhận hối phiếu cho bên thứ ba, trong thời gian nhất định, khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
Theo UCP 500, điều 2, định nghĩa về tín dụng chứng từ như sau:
“Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, theo đó một ngân hàng (Ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chị thị của khách hàng (người yêu cầu mở L/C) hay thay mặt cho chính bản thân mình.
i. Thanh toán cho, hay theo lệnh của phía thứ ba (Người hưởng) hay chấp nhận và thanh toán hối phiếu cho người hưởng ký phát.
ii. Uỷ quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu
iii. Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong L/C, với điều kiện chúng phù hợp với tất cả các điều khoản và điệu kiện của L/C.
Trong phạm vi của Bản quy tắc 500, các chi nhánh của một ngân hàng ở những nước khác nhau được coi là những ngân hàng khác nhau.”
Theo điều 2 UCP như trên, thì tên gọi của cách tín dụng chứng từ có thể là bất cứ như thế nào, miễn là về bản chất nó là sự cam kết của ngân hàng phát hành thanh toán cho người hưởng khi bộ chứng từ được xuất trình hợp lệ. Chính vì vậy mà tuỳ theo thói quen và thông lệ mỗi nước mà tín dụng chứng từ được gọi theo nhiều cách khác nhau: tín dụng chứng từ, thư tín dụng, L/C …. Letter of credit, documentary credit …
Một cách tổng quát, có thể xem L/C là sự “đảm bảo thanh toán có điểu kiện” bởi một ngân hàng cho một người thu hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phủ họp với quy định của L/C. Hay nói cách khác, L/C là sự cam kết thanh toán hay chấp nhận và thanh toán của ngân hàng phát hành đối với chứng từ xuất trình phù hợp với quy định của L/C.
L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sơởcủa hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cung không thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan. Điểu này hàm ý, khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều kiện quy định trong L/C, thì ngân hàng phát hành phải trả tiền vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hoá không hoàn toàn đúng như đã ghi

95s9F7ZtawbC1Yk
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status