Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp



Lời nói đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2
1.1. Khái niệm và đặc điểm FDI 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Đặc điểm của FDI 3
1.2. Tác động của FDI đối với nước đầu tư và nước nhận đầu tư 4
1.2.1. Đối với nước đầu tư 4
1.2.2. Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư 5
1.3. Nhân tố tác động đến việc thu hút FDI 8
1.3.1. Tình hình chính trị 8
1.3.2. Chính sách – pháp luật 9
1.3.3. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 9
1.3.4. Trình độ phát triển nền kinh tế 10
1.3.5. Đặc điểm phát triển văn hoá xã hội. 10
Chương 2: Thực trạng FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua 12
2.1. Thực trạng và xu hướng đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài. 12
2.1.1. Thực trạng nền kinh tế Hoa Kỳ thời gian qua. 12
2.1.2. Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài nói chung. 14
2.2. Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam. 20
2.2.1. Thực trạng đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam trước và sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. 20
2.2.2. Hiệu quả của nguồn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 40
2.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. 45
 
 
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 53
3.1. Phát triển cơ sở hạ tầng. 53
3.2. Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật đến hoạt động ĐTNN. 55
3.3. Đẩy mạnh chương trình xúc tiến đầu tư của Hoa Kỳ. 57
3.3.1. Tập trung nỗ lực hỗ trợ các dự án đầu tư của Hoa Kỳ đã được cấp giấy phép đầu tư hay đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư. 57
3.3.2. Tập trung vận động đầu tư đối với từng lĩnh vực, dự án và đối tác tiềm năng theo hướng: 58
3.3.3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về đầu tư. 58
3.3.4. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác xúc tiến đầu tư với các công ty tư vấn, xúc tiến đầu tư, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ của Hoa Kỳ theo hướng: 59
3.3.5. Thiết lập văn phòng xúc tiến đầu tư của Việt Nam tại Hoa Kỳ: 60
Kết luận 61
Tài liệu tham khảo 62
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


am vào 26/3/1998. Và tính đến cuối năm 1998, các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam 75 dự án với tổng số vốn đầu tư là hơn 1,1 tỷ USD, trong đó vốn pháp định là 500 triệu USD, trong đó vốn thực hiện là 358 triệu USD và vốn pháp định thực hiện là 233 triệu USD, tạo ra doanh thu là 172 triệu USD, xuất khẩu được 89 triệu USD, nộp thuế cho nhà nước Việt Nam 8,8 triệu USD và đã thu hút được3.253 lao động ở địa phương, đưa Mỹ từ vị trí số 24 lên hàng thứ 9 trong tổng số nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Những số liệu này ẩn chứa đằng sau những dự tính và tiềm năng to lớn của các công ty Mỹ. Sang năm 1999, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam với 17 dự án có số vốn là 119,2 triệu USD. Đến cuối tháng 5/2000, đã có 97 dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam có tổng số vốn trên 1 tỷ USD. Cùng thời điểm này, Mỹ đứng thứ 9 trong số các nhà đầu tư tại Việt Nam. Và tính đến trước thời điểm có hiệu lực của Hiệp đinh Thương mại Việt – Mỹ (10/12/2001), Mỹ đã có 123 dự án với tổng số vốn trên 1,12 tỷ USD. Như vậy thời điểm trước Hiệp định Thương mại có hiệu lực thì dòng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ.
Đối với các nhà đầu tư Mỹ, việc miễn áp dụng Tu chính án Jackson –Vanik không có nghĩa là họ sẽ đổ vốn vào Việt Nam vì đây không phải là một thoả thuận liên quan đến môi trường đầu tư ở Việt Nam, đây chỉ là một cải thiện về môi trường thương mại mà thôi. Do vậy, các con số này cho thấy không có nhiều thay đổi thưc sự nào trong thái độ của các nhà đầu tư Mỹ. Họ vẫn còn chờ đợi nhiều vào Hiệp định Thương mại song phương.
Về cơ cấu, trong giai đoạn này tính đến 31/8/2001 là thời điểm trước khi Hiệp đinh Thương mại có hiệu lực, lĩnh vực thu hút được nhiều vốn FDI của Hoa Kỳ nhất đó là công nghiệp với 82 dự án tương đương với 63,6% số các dự án FDI của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam với số vốn trên 620 triệu USD tương đương 58,6% tổng số vốn FDI của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Tiếp đến là ngành dịch vụ với 31 dự án tương đương 24% tổng số dự án với số vốn đầu tư gần 300 triệu USD tương đương 27,9% tổng số vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại đây. và cuối cùng là lĩnh vực Nông- lâm- ngư nghiệp với 16 dự án có số vốn đầu tư gần 143 triệu USD tương đương 12,4% số dự án và 13,5% tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Ta thấy đa số các dự án của Hoa Kỳ là đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong lĩnh vực công nghiệp thì công nghiệp năng và công nghiệp dầu khí là 2 ngành thu hút được số vốn nhiều nhất. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư Hoa Kỳ có xu hướng đầu tư vào các ngành có khả năng sinh nhiều lợi nhuận, những ngành liên quan đến năng lượng có tính nhạy cảm cao ví dụ như ngành dầu khí, cũng như những ngành họ có nhiều lợi thế về kỹ thuật và công nghệ để họ tận dụng chi phí nhân công rẻ làm hạ giá thành giúp nâng cao sức cạnh tranh trong sản phẩm của mình.( Bảng 4)
Bảng 4: FDI của Hoa Kỳ phân theo ngành
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Tỷ trọng (%)
Tổng vốn đầu tư (USD)
Tỷ trọng (%)
1.
CN
82
63.60
620.347.606
58.60
Dầu khí
CN nhẹ
CN nặng
CN thiếc
Xây dựng
6
12
47
10
7
4.70
9.30
36.40
7.80
5.40
123.800.000
87.002.000
306.213.606
38.120.000
65.212.000
11.70
8.20
28.90
3.60
6.20
2.
Nông - Lâm - Ngư nghiệp
16
12.40
142.811.798
13.50
Nông - Lâm nghiệp
Thuỷ sản
12
4
9.30
3.10
128.838.686
13.973.112
12.20
1.3
3.
Dịch vụ
31
24.00
295.120.662
27.9
GTVT – Bưu điện
Tài chính – Ngân hàng
Văn hoá - Y tế – Giáo dục
Xây dựng văn phòng – cửa hàng
Dịch vụ
7
5
9
3
7
5.40
3.90
7.00
2.30
5.40
40.930.540
67.150.000
104.330.000
56.833.215
25.876.907
3.9
6.3
9.9
5.4
24
Tổng số
129
100.00
1.058.280.066
100
Nguồn: Vụ quản lý dự án – Bộ KHĐT.
Theo hình thức đầu tư, số liệu cho thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ có xu hướng đầu tư theo hình thức 100% vốn là chủ yếu, tiếp đến là hình thức liên doanh và cuối cùng là đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh mà không có bất kì một dự án nào theo hình thức BOT. Các dự án 100% vốn nước ngoài có tới 83 dự án tương đương 64,3% số dự án Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam, với số vốn trên 550 triệu USD tương đương 52,4% tổng vốn đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam; có 33 dự án liên doanh và 13 dự án Hợp đồng hợp tác kinh doanh tương đương 25,6% và 10,1% số dự án của Hoa Kỳ tại đây. Trong đó các dự án liên doanh có số vốn gần 370 triệu USD tương đương 34,9%, Hợp đồng hợp tác kinh doanh thu hút được trên 134 triệu USD tương đương 12,7% tổng số vốn FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Như vậy, các nhà đầu tư Hoa Kỳ rất thích đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, điều này cho thấy tính độc lập cao trong tính cách cũng như trong hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Họ là những người có khả năng chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, trình độ quản lý tiên tiến, cách kinh doanh hiện đại. Do vậy, họ hoàn toàn muốn độc lập tự do trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho đem lại hiệu quả cao mà không bị ràng buộc hay hạn chế từ bên nào.
Tuy nhiên bên cạnh hình thức 100% vốn nước ngoài còn có hình thức liên doanh. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng muốn triệt để lợi dụng hình thức này để có thể khai thác những lợi thế cũng như những ưu đãi mà nhà nước Việt Nam dành cho hình thức này. Bởi vì trong chính sách liên quan đến việc đIều chỉnh các hoạt động đầu tư tại Việt Nam vẫn còn có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Đó là những ưu đãi mà các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh được hưởng trong khi đó các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lại không được hưởng hay các chi phí dịch vụ cũng có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Ngay trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam cũng đã thể hiện sự ưu tiên đối với doanh nghiệp liên doanh. Ví dụ như trường hợp công ty Cocacola vào đầu tư tại Việt Nam (được thành lập vào năm 1994) dưới hình thức liên doanh, chuyên sản xuất phân phối và bán các loại đồ uống nhẹ. Phía Việt Nam góp vốn bằng đất đai nhưng do lúc đó các cán bộ, chuyên gia của phía Việt Nam còn hạn chế về kiến thức chuyên môn dẫn đến sơ hở thua thiệt trong quá trình hợp tác đầu tư và cuối cùng chúng ta không những bị mất lô đất mà còn phải rút khỏi liên doanh và công ty Cocacola đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Điều này cũng cất lên hồi chuông thông báo là chúng ta cần chú trọng đạo tạo đội ngũ cán bộ chuyên gia quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài.( Bảng 5)
Bảng 5: FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư
Số dự án
Tỷ trọng (%)
TLĐT
Tỷ trọng (%)
Hợp đồng HTKD
13
10.1
134.124.956
12.7
Liên doanh
33
25.6
369.213.304
34.9
100% vốn nước ngoài
83
64.3
554.341.806
52.4
129
100
1.058.280.066
102
Nguồn: Vụ quản lý dự án – Bộ KHĐT
Xét theo vùng lãnh thổ, đa số các dự án đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam tập trung vào các tỉnh phía nam:74/129 tương đương 57,4% tổng số dự án đầu tư với số vốn tương đương 52,9% tổng số vốn FDI của Hoa Kỳ tại đây. Còn khoảng18,6% tổng số dự án
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status