Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010 - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010



Chương I: Cơ sở lý luận của chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 3
I- Các khái niệm cơ sở và sự cần thiết của Chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 3
1. Các khái niệm về cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 3
1.1. Cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành Thuỷ sản. 3
1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 4
2. Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 6
2.1. Nhu cầu khách quan của chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản. 6
2.2. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản trong giai đoạn hiện nay. 9
II- Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 13
1. Nhóm nhân tố về tài nguyên và điều kiện tự nhiên. 13
2. Nhóm nhân tố về nhu cầu của thị trường, giá cả sản phẩm. 15
3. Nhóm nhân tố về cơ chế, thể chế. 16
4. Nhóm nhân tố về khoa học – công nghệ. 17
III- Tiềm năng phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam. 18
1. Điều kiện tự nhiên. 18
2. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản. 19
 
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản giai đoạn 1991- 2002. 22
I- Tổng quan về sự phát triển của ngành thuỷ sản giai đoạn 1991- 2002. 22
1. Tình hình phát triển ngành Thuỷ Sản Việt Nam giai đoạn 1991- 2002. 22
2. Những thuận lợi và thách thức phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam từ nay đến năm 2010. 24
2.1. Thuận lợi. 24
2.2. Những thách thức: 25
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Bảng 6: Cơ cấu công xuất tàu thuyền.
Đơn vị: %.
Năm
Công suất
1991
1996
2002
Dưới 20 CV
58
43,2
36,2
24 - 45 CV
32
29,8
26,7
46 - 75 CV
9
12,8
15,1
76 - 90 CV
0,7
10,8
14,6
> 90 CV
0,3
3,4
7,4
Nguồn: Bộ thuỷ sản.
Tỉ lệ tàu loại dưới 20 CV giảm từ 58% xuống còn 36,2%, tỉ lệ loại từ 76CV trở lên tăng từ 1% lên 22%.
Số lượng tàu thuyền có khả năng đánh bắt xa bờ (loại có công suất từ 90 CV trở lên theo qui định trong nghị quyết 393/TTg ngày 9/6/1996 của Chính phủ) ngày một tăng nhanh. Năm 1997, với chủ trương chuyển từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ đảm bảo phát triển bền vững toàn ngành mới chỉ có khoảng 5.000 tàu thuyền đánh bắt xa bờ thì năm 2000 đã có 5.896 chiếc, tăng 687 chiếc so với năm 1999, năm 2001 có 6.005 chiếc, năm 2002 có 6.075 chiếc.
Trong cơ cấu công suất đội tàu thuyền máy, giảm tỉ lệ loại tàu dưới 20 CV và tăng tỉ lệ loại tàu trên 75 CV trở lên cũng là một xu thế chuyển dịch hợp lý. Quá trình chuyển dịch này tăng mạnh từ năm 1997 khi có chủ trương chuyển từ khai thác vùng lộng sang vùng khơi. Chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền là yếu tố quan trọng nhất trong chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành khai thác hải sản. Nó quyết định đến sự dịch chuyển trong cơ cấu nghề nghiệp khai thác, cơ cấu sản lượng và năng suất khai thác.
b) Cơ cấu nghề nghiệp khai thác:
Cơ cấu họ nghề (Họ nghề là từ chuyên ngành chỉ các nhóm nghề khác nhau trong cơ cấu nghề nghiệp), quyết định tính hợp lý của việc khai thác hải sản. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác phải chuyển dịch theo hướng tăng họ nghề có khă năng khai thác xa bờ, họ nghề khai thác hải sản đúng chủng loại, có nghĩa là khai thác tới trần và khai thác đúng kích cỡ tiêu chuẩn được quyền khai thác. Giảm các họ nghề khai thác gần bờ, các họ nghề khai thác vét, khai thác tận gốc làm giảm và mất hẳn khả năng tái sinh và phát triển của thuỷ sinh vật. Song thực tế cơ cấu họ nghề chuyển dịch rất chậm và kém hiệu quả. Trong cả giai đoạn 1991-2002, có sự chuyển dịch sang nghề đáy còn cao và chưa phù hợp, gây tác động xấu đến bảo vệ nguồn lợi vì nó đánh bắt cả những đàn cá chưa trưởng thành, sản phẩm khai thác còn quá tạp dẫn đến hiệu quả khai thác thấp.
Cụ thể cơ cấu nghề nghiệp khai thác chuyển dịch như sau:
Bảng 7: Cơ cấu nghề nghiệp khai thác.
Đơn vị: %.
Năm
Nghề
1991
1995
2000
Họ lưới kéo
27,3
26,2
22,5
Họ lưới rê
34,3
34,4
14,5
Họ lưới vây + mùng
4,5
4,3
7,7
Họ vó + mành
7,6
5,6
7,8
Họ câu
15
13,4
17,7
Họ cố định
3,7
7,1
7,5
Nghề khác
7,6
9
10,3
Nguồn: Bộ thuỷ sản.
Các họ nghề chính như lưới kéo, lưới rẽ, lưới vây tương đối ổn định, có sự chuyển dịch nhẹ giữa lưới kéo và lưới vây. Điều này là hợp lý với nguồn lợi cá nổi và cá đáy. Họ câu có xu hướng tăng đặc biệt là giai đoạn 1995-2002, vì sản phẩm của họ câu (câu thu, nhám, mực…) có giá trị kinh tế rất cao, nhu cầu xuất khẩu lớn.
Họ nghề cố định tăng từ 3,7% năm 1991 lên 7,5% năm 2000 là do lao động nghề cá tăng nhưng do thiếu phương tiện đặc biệt là phương tiện đánh bắt xa bờ nên ngư dân cùng kiệt sắm đáy đánh bắt gần bờ. Nghề cố định chủ yếu là đăng đáy đánh bắt cá, tôm nhỏ ở vùng cửa sông trong đó có rất nhiều loại cá tôm giống, chưa trưởng thành, cách khai thác này ảnh hưởng lớn đến tái tạo nguồn lợi.
Cơ cấu họ nghề của từng vùng lãnh thổ cũng có sự khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm nguồn lợi của từng vùng. Xu thế chuyển dịch cơ cấu họ nghề ở từng vùng cũng có sự khác biệt.
c) Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản theo vùng địa phương:
Sản lượng khai thác thuỷ hải sản trong giai đoạn 1991-2002 có sự chuyển dịch giữa các vùng lãnh thổ, giữa khối trung ương và khối địa phương. Tuy rằng quá trình chuyển dịch này là nhỏ nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển ngành Thuỷ Sản.
Bảng 8: Diễn biễn sản lượng khai thác hải sản cả nước
giai đoạn 1991-2002
Đơn vị tính: Tấn
Năm
Vùng
1991
1995
2000
2002
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
%
Bắc Bộ
38.420
5,4
42.200
4,4
74.825
5,1
80.427
5,05
Bắc Trung Bộ
69.200
9,7
86.750
9,1
131.710
9,0
138.078
8,67
Nam Trung Bộ
218.770
30,8
288.770
30,3
448.550
30,1
487.334
30,6
Nam Bộ
372.813
52,5
525.710
55,3
795.699
55,5
882.298
55,1
Tổng địa phương
699.403
98,4
943.430
99,1
1.450.784
99,7
1.588.137
99,72
Khối Trung ương
9.850
1,3
7.873
0,9
4.000
0,3
4.459
0,28
Tổng
709.253
100
951.303
100
1.454.784
100
1.592.596
100
Nguồn: Bộ thuỷ sản.
Theo số liệu thống kê 1991-2002, chúng ta thấy cơ cấu sản lượng khai thác hải sản giữa khối Trung ương và khối địa phương có sự thay đổi: khối địa phương (bao gồm các Tỉnh có biển và không có biển) chiếm 98,4% năm 1991, tăng dần lên 99,1% năm 1995 và 99,72% năm 2002. Khối trung ương liên tục giảm từ 1,6% năm 1991 xuống còn 0,28% năm 2002. Cơ cấu tỉ lệ sản lượng khai thác ở trên làm sáng tỏ một thực tế: nghề khai thác hải sản ở Việt Nam là nghề cá nhân dân. Quốc doanh đánh cá ở Việt Nam chưa đảm bảo được vai trò chủ đạo trong quá khứ cũng như trong tương lai, nó chỉ có thể đóng vai trò hậu cần dịch vụ cho nghề khai thác hải sản của dân.
Trong 4 vùng lãnh thổ thì tỉ lệ sản lượng của khu vực phía Bắc giảm và của khu vực phía Nam tăng trong giai đoạn 1991-2002. Nam Bộ xứng đáng là vùng trọng điểm nghề cá của cả nước, chiếm trên 50% sản lượng khai thác và có xu thế ngày càng gia tăng. Cơ cấu sản lượng khai thác thay đổi phản ánh khả năng khai thác của các vùng và tiềm lợi hải sản của các vùng. Nhìn chung đã khai thác tới trần, thậm chí ở một số vùng gần bờ đã quá giới hạn cho phép.
Những kết quả điều tra nguồn lợi hải sản gần đây nhất cho thấy nguồn lợi hải sản gần bờ và xa bờ đều giảm nhiều so với 10 năm trước đây. Trước tình hình khai thác tới trần như hiện nay, sản lượng khai thác của cả nước đã chững lại, cần ổn định lượng khai thác gần bờ đẩy mạnh khai thác xa bờ để bù đắp phần giảm của khai thác gần bờ. Các vùng, các miền cần khai thác hiệu quả đi đôi với đảm bảo phát triển bền vững, cân đối lại sản lượng khai thác giữa các vùng, miền tránh tình trạng khai thác tận gốc như ở một số địa phương như hiện nay.
2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nuôi trồng Thuỷ sản.
Chuyển dịch cơ cấu trong nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam trong thời gian qua diễn ra mạnh mẽ theo hướng tích cực. Kết quả của qúa trình chuyển dịch hợp lý này là sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng rất nhanh và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước: năm 1991, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 335.910 tấn chiếm 31,5% tổng sản lượng, đến năm 2000, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm 36% và đến năm 2002, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm 40,48% tổng sản lượng. Có thể xem xét sự chuyển dịch cơ cấu trong nuôi trồng thuỷ sản thông qua việc phân tích sự thay đổi cơ cấu diện tích mặt nước sử dụng, cơ cấu đối tượng nuôi, cơ cấu sản lượng, cơ cấu cách nuôi.
a) Thực trạng chuyển dịch cơ cấu diện tích mặt nước được sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1991-2002:
Có 4 loại hình mặt nước được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản:
+ Ao hồ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status