Thực trạng và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Thái Bình - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Thái Bình



Lời nói đầu 1
Chương I : Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3
I. Khái niệm và đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3
1. Khái niệm 3
1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế 3
1.2. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 4
1.3. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 5
2. Những đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 5
II. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 6
1. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 6
1.1. Cơ cấu ngành. 6
1.2. Cơ cấu vùng, lãnh thổ 8
1.3. Cơ cấu thành phần kinh tế 8
1.4. Cơ cấu kỹ thuật 9
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 10
2.1. Điều kiện tự nhiên 10
2.2. Những nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội . 11
2.3. Nhân tố thuộc về tổ chức kỹ thuật 13
III. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 14
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là một tất yếu khách quan. 14
2. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. 15
2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc 15
2.2. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. 15
2.3. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. 16
IV. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 16
V. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam và một số nước Đông Nam á 17
1. Ở Việt Nam 17
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á 20
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình trong thời gian qua 23
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 23
1. Vị trí địa lý. 23
2. Khí hậu thuỷ văn 23
3. Các nguồn tài nguyên 24
4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật. 26
5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 32
5.1. Thuận lợi 32
5.2. Hạn chế 33
II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 33
1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 33
1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành 34
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế 35
1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng 37
1.4. Chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật trong nông nghiệp 37
2. Thực trạng chuyển dịch các ngành trong nông nghiệp 38
2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt 38
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi 48
2.3. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ 53
2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 53
3. Đánh giá chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 56
3.1. Những thành tựu đạt được 56
3.2. Những tồn tại ,hạn chế. 58
Chương III: Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Thái Bình 62
I. Những quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình. 62
II. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình 63
1. Mục tiêu. 63
2. Phương hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001–2010. 66
2.1. Ngành trồng trọt. 66
2.2. Ngành chăn nuôi 69
2.3. Dịch vụ nông nghiệp . 71
2.4. Đẩy mạnh khai thác nuôi trồng thuỷ sản 71
III. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thái Bình. 72
1. Giải pháp về vốn. 72
2. Tiến hành rà soát, điều chỉnh hoàn thiện quy hoạch theo vùng 73
3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ cho quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 74
4. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất. 75
5. Giải pháp về thị trường 76
6. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, chế biến. 77
7. Củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp nông thôn 78
8. Tăng cường đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho nguồn lao động nông nghiệp nông thôn trong tỉnh. 79
9. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 81
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 83
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . Một số kết cấu hạ tầng đã và đang bị xuống cấp hay không phù hợp với hình thức tổ chức và cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới gây nhiều khó khăn cho đời sống kinh tế xã hội
- Thái Bình có hệ thống sông ngòi dày đặc, giáp vịnh Bắc Bộ nên mưa bão lũ lụt thường xuyên xảy ra gây mất mùa, giảm sản lượng hàng năm.
Đó là những hạn chế lớn về điều kiện thời tiết ở Thái Bình trong tương lai phải được khắc phục để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra nhanh hơn và có hiệu quả hơn.
II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình
1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân trong những năm tới. Mục tiêu trên đã được quán triệt đầy đủ trong các Nghị Quyết của TW đã chỉ rõ” Tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH, nâng cao rõ rệt chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, xây dựng một bước trong thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nghị Quyết XVI của tỉnh Đảng bộ Thái Bình cũng đã chỉ rõ phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2001-2005 là “tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kết cấu hạ tầng, hình thành các cơ sở chế biến, cơ sở thương mại dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ”.
1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành
Thực hiện đường lối của Đảng trong những năm qua sản xuất nông nghiệp theo cả nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản liên tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất trong một thời gian dài là chuyển đổi một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu sang một nền nông nghiệp hàng hoá đảm bảo an ninh lương thực có tỷ suất hàng hoá lớn.
Bảng 4: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp (Theo giá hiện hành)
Đơn vị: Triệu đồng-%
Năm
Tổng số
Chia ra
Nhà nước
Cơ cấu
LN
Cơ cấu
TS
Cơ cấu
1995
3950588
3725641
94.31
53309
1.35
171608
4.34
1999
4583020
4262308
93.00
22983
0.50
297729
6.50
2000
4596269
4219497
91.80
21101
0.46
355671
7.74
2001
4574684
4305459
90.55
20952
0.44
428273
9.01
2002
4927964
4400179
89.29
21190
0.43
506595
10.28
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình
Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua các năm. Năm 1995 đạt giá trị 3950588 triệu đồng đến năm 2002 giá trị sản xuất nông nghiệp là 4927964 triệu đồng(tăng24,74%). Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng là do ngành nông nghiệp Thái Bình đã khai thác triệt để quĩ đất hiện có đưa vào gieo trồng, nuôi thả cá, hàng năm đã thực hiện được khoảng 230 nghìn ha gieo trồng, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,45 lần. Phong trào cải tạo ao, vườn tạp được nhân dân trong tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ, nhà nhà làm vườn, tích cực đưa những giống cây trồng có hiệu quả cao vào sản xuất.
Cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch : ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, tỷ trọng từ 94,31%(năm 1995) giảm xuống 89,29%(năm 2002), ngành thuỷ sản có xu hướng tăng lên, tỷ trọng ngành thuỷ sản năm 1995 chỉ chiếm 4,34% đến năm 2002đã lên đến 10,28%.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế
Trải qua thời gian dài của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cơ cấu thành phần kinh tế chậm chuyển biến với sự tồn tại thuần nhất của hai loại hình kinh tế: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể làm cho sản xuất nông nghiệp lạc hậu, trì truệ. Từ sau Đại hội Đảng VI (1986) và Nghị Quyết 10 (1988) của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế, chuyển từ nền sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc với cơ chế bao cấp sang sản xuất hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế tham gia, cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển biến tích cực:
Bảng 5: Giá trị sản xuất nông nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế (theo giá hiện hành)
Đơn vị: Triệu đồng
1995
1999
2000
2001
2002
I. Giá trị
3950588
4583020
4596269
4754684
4927964
1. KV kinh tế trong nước
3950588
4583020
4596269
4754684
4925993
- Nhà nước
97974
56371
63888
67992
72441
TW quản lý
Địa phương quản lý
97974
56371
63888
67992
72441
-Tập thể
3139113
3538091
3490866
3550798
3629446
- Cá thể tiểu chủ
713471
988558
1041515
1135894
1224106
- Tư bản tư nhân
- Tư bản nhà nước
2. KVcó vốn đầu tư nước. ngoàI
1971
II. Cơ cấu
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
1. KV kinh tế trong nước
100.00
100.00
100.00
100.00
99.96
- Nhà nước
2.48
1.23
1.39
1.43
1.47
TW quản lý
Địa phương quản lý
2.48
1.23
1.39
1.43
1.47
-Tập thể
79.46
77.20
75.95
74.68
73.65
- Cá thể tiểu chủ
18.06
21.57
22.66
23.89
24.84
- Tư bản tư nhân
- Tư bản nhà nước
2. KV có vốn đầu tư nước. ngoàI
0.04
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình
Như vậy cho đến năm 2001 khu vực kinh tế trong nước chiếm toàn bộ (100%) thành phần kinh tế trong nông nghiệp, đến năm 2002 đã xuất hiện khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1971 triệu đồng (0,04%).Thành phần kinh tế này mới hình thành, một số nơi vẫn còn đang xây dựng cơ sở hạ tầng nên tỷ trọng còn nhỏ bé nhưng nó là nền tảng cho một cơ cấu hiện đại sau này. Thành phần kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng lớn nhất 79,46% (năm 1995), kinh tế cá thể tiểu chủ chiếm 18,06%, thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ bé 2,48% do khi chuyển sang kinh tế thị trường thành phần kinh tế quốc doanh không còn là nòng cốt như trước đây nhà nước không bao toàn bộ hoạt động sản xuất nữa mà chỉ tham gia vào một số lĩnh vực như nghiên cứu giông cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật… nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả bị giải thể, cơ cấu kinh tế nhà nước bị giảm mạnh từ 2,48% (năm 1995) xuống 1,23% (năm 1999) sau đó tăng dần lên 1,47% ( năm 2002) do nhà nước đã rà soát lại những doanh nghiệp yếu kém, chọn lọc tổ chức thêm một số doanh nghiệp quốc doanh đủ mạnh đảm bảo vai trò chủ đạo trong các khâu cung ứng giống vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chuyển sang hoạt động dịch vụ, đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà các thành phần khác không đủ sức hay không muốn đầu tư hay để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển .
Cơ cấu kinh tế tập thể giảm đi rõ rệt từ 79,46% (năm 1995) xuống 73,65% (năm 2002). Kinh tế tập thể mà thành phần chủ yếu là các HTX đã chuyển đổi chức năng sang HTX kiểu mới, kể từ khi có luật HTX ra đời (năm 1996) HTX làm chức năng hướng dẫn sản xuất và công tác dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của các hộ nông dân mà trước đây chức năng chủ yếu của HTX là điều hành sản xuất. ở Thái Bình phong trào chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới diễn ra nhanh, mạnh, cho đến nay hầu hết đã chuyển đổi song và HTX thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ cho đất nước.
Cơ cấu kinh tế cá thể đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ 18,06% năm 1995 l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status