Giải pháp nâng cao khả năng thu hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại ở Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng thu hút lao động và tạo việc làm của kinh tế trang trại ở Việt Nam



Chương I: Một số khái niệm và đặc điểm lao động việc làm trong kinh tế trang trại 3
I- Tổng quan về kinh tế trang trại. 3
1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại. 3
2. Đặc trưng của kinh tế trang trại. 5
3. Bản chất và vai trò của kinh tế trang trại. 6
II. Loại hình tổ chức sản xuất của kinh tế trang trại 8
III- Đặc điểm tổ chức lao động trong kinh tế trang trại. 10
1. Tính thời vụ. 10
2. Trình độ tay nghề thấp. 11
3. Tính đa dạng cao về các hình thức tổ chức kinh doanh . 11
4. Sự không đồng nhất về chất lượng lao động. 12
5. Tổ chức lao động mang nặng tính tự phát. 12
IV- Kinh nghiệm của nước ngoài về kinh tế trang trại. 13
1. Kinh tế trang trại Nhật Bản. 13
2. Kinh tế trang trại Đài Loan. 16
3. Kinh tế trang trại Hàn Quốc 18
Chương II: Đánh giá thực trạng Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt nam 19
I- Tình hình phát triển trang trại. 19
1. Về số lượng và quy mô trang trại. 19
1.1. Về số lượng trang trại. 19
1.2. Qui mô về ruộng đất. 22
1.3. Qui mô về vốn. 24
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được xuất khẩu đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ đáng kể.
Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, không phải sản phẩm nào và ở vùng nào cũng tiêu thụ tốt.
- Thứ nhất, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa thành phố thường phải bán sản phẩm với giá quá thấp do hạ tầng cơ sở về giao thông đường sá kém phát triển, khiến sản phẩm chuyên chở được đến nơi tiêu thụ vừa tốn kém vừa không đảm bảo chất lượng.
- Thứ hai, sản phẩm của các trang trại bán ra thường là sản phẩm thô chưa được chế biến nên mau hỏng, kém chất lượng nếu không tiêu thụ kịp thời. Hiện tại, khoảng 90% số sản phẩm bán ra thị trường vẫn thuộc dạng thô. Vì vậy, khi bán ra thường bị người mua ép giá chịu nhiều thiệt thòi.
- Thứ ba, Khả năng nắm bắt thông tin thị trường của người sản xuất còn hạn chế, các kế hoạch sản xuất còn mang tính tự phát, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu.
Các trang trại chủ yếu vẫn sản xuất theo truyền thống, chưa mạnh dạn đưa kỹ thuật vào và tạo ra sản phẩm mới, sản xuất còn thụ động, chưa dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro, thông tin phản hồi từ thị trường và khả năng phân tích các thông tin thị trường rất hạn chế. Bên cạnh đó, các điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết cho đổi mới sản phẩm còn hết sức hạn chế: thiếu khách hàng ổn định, thiếu thông tin thị trường, thiếu người tài trợ, thiếu vốn đầu tư để đổi mới cây trồng vật nuôi, công nghệ và chế biến sản phẩm, thiếu lao động kỹ thuật cao...
Trong khi đó, về phía Nhà nước, chưa có chính sách thu mua và trợ giá hợp lý và đúng lúc đối với các sản phẩm nông nghiệp, thiếu thông tin kịp thời về hoạt động của các thị trường đầu vào và đầu ra có liên quan tới sản xuất kinh doanh của các trang trại. Kết quả là nhiều năm sản lượng tăng lên nhưng thị trường tiêu thụ bị thu hẹp hay mất thị trường. Vải thiều ở Lục Ngạn - Bắc Giang là bằng chứng cho thấy thiếu khâu bảo quản chế biến và thiếu thông tin thị trường mà thị trường vải xuất khẩu đi Trung Quốc bị thu hẹp đáng kể, các hợp đồng xuất khẩu vải giảm mạnh đến mức nhà sản xuất phải bán phá giá cho thị trường trong nước, hay được sấy khô để dành năm sau bán, trong khi giá bán vải sấy khô vẫn liên tục rớt giá từ 20 nghìn đồng/kg xuống còn một nửa mà vẫn bán. Cà phê ở Tây Nguyên và lúa ở đồng bằng sông Cửa Long là những ví dụ khác về chính sách thu mua trợ giá của Nhà nước không kịp thời, nhiều nhà sản xuất do không có đủ chỗ lưu giữ sản phẩm nên đã phải bán với giá ép của tư thương, hay đã chặt hàng loạt cà phê đi để đầu tư cây khác trong khi việc đầu tư cây cà phê mới phát mất một thời gian cũng khá tốn kém và việc rớt giá chỉ là tạm thời.
Những lý do trên đây đã có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Đặc biệt, đối với các trang trại khu vực phía Bắc là nơi chưa quen với sản xuất hàng hoá lớn nên việc chấp nhận rủi ro đối với họ không phải là chuyện dễ dàng, do đó, họ sinh nản lòng hay rụt rè, chưa rẵn sàng đầu tư phát triển hay mở mang trang trại một khi thất bại trong kinh doanh. Ngay ở khu vực phía Nam, việc chặt hàng loạt cây cà phê, tiêu, cao su hay thanh long khi rớt giá liên tục cũng là những phản ứng của các nhà sản xuất đáng để chúng ta quan tâm.
Các trang trại, khi đã sản xuất hàng hoá thì việc tiêu thụ sản phẩm là khâu sống còn. Kết quả điều tra cho thấy các trang trại nhìn chung có nhiều khách hàng và quan hệ với các khách hàng rất lỏng lẻo. Thêm vào đó việc sản xuất hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý và sự phát triển của thị trường nơi trang trại đang hoạt động.
Nhìn chung, khách hàng của họ chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình, chiếm 88,8%. Các trang trại hiện phục vụ chủ yếu cho thị trường địa phương (trong xã hay tại thị trấn, thị xã gần đó), chiếm 76% số sản phẩm hàng hoá của trang trại. Kết quả này, một mặt phản ánh chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng bảo quản và vận chuyển còn hạn chế, đồng thời nó cũng phản ánh khả năng tiếp thị, quảng bá sản phẩm của trang trại chưa phát triển, còn bó hẹp trong khuôn khổ của địa phương.
Bảng 7: Tỷ lệ khách hàng và nơi tiêu thụ sản phẩm theo lĩnh vực SXKD
Đơn vị: %
Trồng trọt
Chăn nuôi
Nuôi trồng thuỷ sản
Hỗn hợp
Chung
Người mua
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
- Cá nhân
2,5
1,6
0,2
1,3
- DNTN, hộ gia đình
96,8
12,9
99,8
100
88,8
- DNNN
0,7
85,5
9,8
Nơi khách hàng mua
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
- Tại xã
25
6,5
77
28,9
- Tại thị trấn gần đó
26,1
93,5
23
90
47,1
- ở nơi khác
48,9
10
24
Nguồn: Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội
4. Tổ chức lao động và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
Cây trồng, vật nuôi là những đối tượng sản xuất chủ yếu của các trang trại. Chúng là cơ thể sống, sinh trưởng và phát triển theo các qui luật sinh học. Đó là các đặc điểm có ảnh hưởng quyết định đến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong kinh tế trang trại. Trong trồng trọt các công đoạn sử dụng nhiều công lao động bao gồm các khâu làm đất, gieo trồng và thu hoạch. Trong một chu kỳ của mỗi loại cây trồng các khâu cần nhiều lao động thường tập trung vào những thời điểm nhất định trong năm, không liên tục và do đó gây ra tính thời vụ trong sử dụng lao động.
Đối với các cây trồng hàng năm, 3 công đoạn: làm đất, gieo trồng và thu hoạch có thời gian sản xuất rất ngắn, song lại sử dụng đến 70 - 80% tổng nhu cầu lao động. Ngược lại, thời kỳ chăm sớc chiếm hơn 50% thời gian sản xuất, chỉ sử dụng 20 - 30% tổng nhu cầu lao động. Với cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cao su, điều thì mức độ chênh lệch về nhu cầu sử dụng lao động trong các thời điểm thấp hơn. Đối với ngày chăn nuôi, nhìn chung, nhu cầu sử dụng lao động được dàn đều trong năm hơn. Đối với gia súc sinh sản, cho sữa thì mức nhu cầu lao động khi nái đẻ và nuôi con tăng từ 20 - 25% so với lúc trước. Gia súc, gia cầm nuôi lấy thịt, trứng thì ở thời kỳ tăng trọng nhanh cần thêm lao động trong việc cung cấp thức ăn, tắm, vệ sinh chuồng trại, nhưng không nhiều lắm. Nếu tổ chức chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm gối tiếp nhau thì gần như không có sự biến động về nhu cầu lao động nhiều lắm.
Để hạn chế mức độ gay gắt khi thời vụ cũng như lúc nông nhàn, các trang trại thường kết hợp sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi tạo thành sự xen kẽ về thời gian lao động trong các thời điểm trong năm. Mặc dầu vậy, các trang trại vẫn không tránh khỏi sự ảnh hưởng của tính thời vụ đến mức độ thu hút lao động về số lượng và thời điểm.
Bảng 8: Cơ cấu lao động vào các công đoạn trong một chu kỳ sản xuất của một số cây trồng.
TT
Cây trồng
Làm đất
Gieo cấy
Chăm sóc
thu hoạch + chế biến
Độ dài thời gian (ngày)
% công lao động
Độ dài thời gian (ngày
% công lao động
Độ dài thời gian (ngày
% công lao động
Độ dài thời gian (ngày
% công lao động
1
Cây lúa
25
20,0
20
25,0
60
20,0
20
35,0
2
Cây hoa màu
20
20,0
10
20,0
50
30,0
20
30,0
3
Cây đậu đỗ
15...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status