Một số ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách Thuế để hỗ trợ phát triển khu vực Kinh tế tư nhân ở Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách Thuế để hỗ trợ phát triển khu vực Kinh tế tư nhân ở Việt Nam



Lời nói đầu.
CHƯƠNG I: KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN.
I. Khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường.
1. Khái quát chung về khu vực KTTN.
2. Vai trò của khu vực KTTN trong nền kinh tế thị trường.
3. Đặc điểm của khu vực KTTN.
3.1 Ưu thế của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN.
3.2 Một số hạn chế của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN.
II. Vai trò của chính sách thuế đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
1.Nội dung của chính sách Thuế.
2. Vai trò của chính sách Thuế trong sự phát triển của khu vực KTTN.
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KTTN Ở VIỆT NAM .
I. Tình hình phát triển của khu vực KTTN.
1. Tình hình phát triển của khu vực KTTN.
1.1 Số lượng và quy mô doanh nghiệp.
1.2 Cơ cấu của các DNTN.
1.3 Số lượng lao động.
1.4 Đất đai và công nghệ.
1.5 Đóng góp cho nền kinh tế.
2. Những khó khăn chủ yếu của khu vực KTTN ở nước ta .
2.1 Khó khăn về vốn.
2.2 Khó khăn về công nghệ, kỹ thuật.
2.3 Trình độ quản lý doanh nghiệp và tay nghề người lao động.
2.4 Thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài.
2.5 Thiếu thông tin và phương tiện xử lý thông tin.
2.6 Những khó khăn khác.
II. Tác động của các chính sách tài chính đối với khu vực KTTN
1. Chính sách tín dụng ngân hàng.
2. Chính sách thuế.
3. Chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.
4. Kết quả đạt được của các chính sách tài chính đối với sự phát triển của khu vực KTTN.
III. Những bất cập của các chính sách tài chính làm hạn chế sự phát triển của khu vực KTTN.
1. Những rào cản từ phía chính sách tín dụng.
2. Sự phân biệt đối xử trong chính sách thuế.
3. Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển cung cấp cho khu vực KTTN hạn chế.
4. Nguyên nhân.
Chương III.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỂ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHU VỰC KTTN Ở VIỆT NAM.
I. Quan điểm chung về sử dụng các chính sách tài chính hỗ trợ phát triển khu vực KTTN.
1. Định hướng phát triển khu vực KTTN.
2. Quan điểm về sử dụng các chính sách tài chính để hỗ trợ phát triển khu vực KTTN.
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách tài chính để hỗ trợ phát triển khu vực KTTN.
1. Chính sách tín dụng thuận lợi hơn cho người đi vay và người cho vay.
2. Sửa đổi một số chính sách thuế đối với khu vực KTTN.
3. Mở rộng tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với khu vực KTTN .
4. Kết hợp đồng bộ chính sách tài chính với các chính sách vĩ mô khác.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Một số điểm khác nhau căn bản giữa DNNN và DNTN
Phụ lục 2: Một số khác biệt về chính sách giữa DNNN và DNTN
Phụ lục 3: Danh mục các từ viết tắt
Phụ lục 4: Danh mục bảng biểu
 1
 
 
 
3
3
3
4
9
9
11
 
13
13
13
13
14
 
15
 
18
18
23
 
 
 
26
26
26
26
28
30
31
32
33
34
34
35
36
36
37
38
38
41
46
 
50
 
54
54
58
62
65
 
 
 
 
68
 
68
68
 
70
 
71
 
 
72
74
78
 
81
84
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Mặt khác trong quá trình phát triển, các DNTN vẫn gặp nhiều khó khăn vướng mắc cần sớm được giải quyết. Khó khăn của các DNTN do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan gây ra. Trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước, chính sách của Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng, có thể tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thể tạo thêm khó khăn cho các DNTN, đặc biệt là các chính sách tài chính, trong đó có chính sách Thuế. Sau đây chúng ta sẽ xem xét tác động của chính sách Thuế hiện hành ở nước ta đến sự phát triển của khu vực kinh tế này.
II. Thực trạng tác động của chính sách thuế đến sự phát triển của khu vực KTTN:
1- Vài nét về chính sách Thuế chủ yếu được sử dụng trong thời gian qua
Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954) và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước(1975), Nhà nước ta thực hiện công cuộc cải tạo XHCN, xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân (kinh tế quốc doanh) và sở hữu tập thể (kinh tế hợp tác). Trong bối cảnh đó thuế được sử dụng như một công cụ quản lý vừa nhằm mục tiêu tập trung nguồn thu cho ngân sách, vừa góp phần thực hiện công cuộc cải tạo XHCN. Hệ thống thuế mang nặng tính bao cấp đối với thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, cải tạo đi đến xoá bỏ các thành phần kinh tế khác.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được áp dụng các loại thuế sau:
- Thuế môn bài
- Thuế doanh thu
- Thuế hàng hoá
- Thuế lợi tức doanh nghiệp
- Thuế buôn chuyến
- Thuế sát sinh
Ngoài ra còn phải nộp lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thư.
* Cải cách thuế bước 1:
Từ đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ VI, khi đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần được khẳng định thì quy luật khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần đòi hỏi phải có những đổi mới toàn diện trong hệ thống chính sách và bộ máy quản lý thu thuế.
Cùng với việc đổi mới các chính sách tài chính, nước ta đã thực hiện cải cách thuế lần thứ nhất (cải cách thuế bước 1) trong 5 năm 1991-1995
Trong cải cách thuế lần thứ nhất, hệ thống thuế Việt Nam lần đầu tiên được áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế, bao gồm các Luật, Pháp lệnh thuế sau:
- Luật thuế doanh thu
- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
- Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu
- Luật thuế lợi tức
- Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Pháp lệnh thuế tài nguyên
- Pháp lệnh thuế nhà đất
- Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Ngoài ra còn một số loại thuế mang tính chất lệ phí như: thuế môn bài, thuế sát sinh trước đây áp dụng với khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh nay áp dụng đối với mọi đối tượng không phân biệt. Một số loại phí, lệ phí như lệ phí trước bạ, chứng thư, lệ phí giao thông... và một số loại phí khác cũng được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung.
Sau 5 năm thực hiện cải cách thuế lần thứ nhất, chúng ta đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ về nhiều mặt. Song cải cách thuế lần thứ nhất vẫn còn nhiều nhược điểm ảnh hưởng tới sự phát triển của khu vực KTTN
Một là, chính sách thuế còn phức tạp trong việc xác định đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng nộp thuế và đối tượng không phải nộp thuế, nhiều trườg hợp miễn giảm thuế. Đó là do hệ thống thuế được xây dựng vừa chứa đựng mục tiêu thu ngân sách, vừa có mục tiêu góp phần tham gia thực hiện các chính sách xã hội. Vì vậy các DNTN thường bị thua thiệt hơn so với các DNNN.
Hai là, thuế doanh thu, thuế lợi tức còn chứa đựng sự phân biệt khá lớn về các ngành nghề và hoạt động kinh doanh: thương mại dịch vụ phải chịu thuế suất cao hơn hoạt động sản xuất. Khu vực KTTN quá nhỏ bé, mới được thừa nhận nên giai đoạn này chủ yếu kinh doanh tổng hợp hay đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Do vậy thuế suất cao đối với các hoạt động này thực sự là một trở lực lớn đối với khu vực KTTN.
Ba là, việc xác định chi phí hợp lý, hợp lệ để tính lợi tức chịu thuế, tính thuế lợi tức bổ sung vẫn còn sự phân biệt đáng kể. Đối với DNNN, mỗi khi có sự tăng giá vật tư, thiết bị, hàng hoá, thay đổi tỷ giá thì toàn bộ vật tư có gốc ngoại tệ, hàng hoá tồn kho đều được đánh giá lại để bảo toàn vốn. Rõ ràng là khi không được áp dụng quy định này, trong trường hợp tăng giá hay tăng tỷ giá ngoại tệ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy không có lãi hay lãi ít phải lấy vốn để nộp thuế. Tiền lương của các DNNN được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ theo đơn giá được duyệt trong khi hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải thực hiện theo mức tiền lương bình quân từng ngành nghề do UBND cấp tỉnh quy định (thường rất thấp) mà thực tế số phải trả cho người lao động cao hơn nhiều.
Trong trường hợp có lợi tức cao phải nộp thuế lợi tức bổ sung thì DNNN cũng có lợi thế hơn về mức lợi tức được trừ khi tính lợi tức bổ sung và được áp dụng mức thuế suất bổ sung thấp hơn khu vực tư nhân.
Do đó hệ thống thuế vẫn đòi hỏi được cải cách để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho các khu vực kinh tế, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
* Cải cách thuế bước hai:
Cải cách thuế bước 2 được bắt đầu từ năm 1997, với nội dung gồm:
- Ban hành thuế Giá trị gia tăng (GTGT) thay thế thuế doanh thu
- Sửa đổi, bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Mở rộng diện đánh thuế TTĐB
- Ban hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân thay cho thuế lợi tức và Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
- Ban hành Luật thuế tài nguyên thay cho Pháp lệnh hiện hành
- Sắp xếp lại các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất
- Ban hành Pháp lệnh phí, lệ phí
Chính sách Thuế hiện hành là kết quả của quá trình cải cách thuế bước hai.
2- Những tác động thuận lợi của chính sách Thuế đến sự phát triển của khu vực KTTN
Vậy chính sách Thuế đang được sử dụng có có những ưu điểm gì trong việc hỗ trợ khu vực KTTN phát triển. Chúng ta có thể xem xét những tác động thuận lợi của chính sách Thuế tới sự phát triển của khu vực KTTN trên hai khía cạnh: Một là, những thuận lợi từ phía các chính sách đến các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung; hai là, sự bình đẳng giữa các khu vực trong nền kinh tế.
Từ sau cải cách thuế bước 1, sự phân biệt đối xử về chính sách thuế nhằm kìm hãm, triệt tiêu sự phát triển của khu vực KTTN đã bị xoá bỏ. Cải cách thuế bước 2 tiếp tục có sự đổi mới đáng kể. Trong thời gian này, các DNNN tiếp tục được sắp xếp lại, các doanh nghiệp mới được thành lập để đón nhận các chính sách kinh tế mới đa số là các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN. Biểu hiện rõ nhất của sự đổi mới này phải nói tới sự có mặt và nhanh chóng đi vào thực tế của hai Luật thuế mới là thuế TNDN và thuế GTGT.
Luật thuế TNDN
- Đối tượng nộp thuế không phân bi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status