Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty May Đức Giang - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty May Đức Giang



Lời nói đầu 1
ChươngI: Lý luận chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2
I. Khái niệm, bản chất các nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2
1. Khái niệm: 2
2. Bản chất: 3
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3
3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp: 3
3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: 5
II. Các quan điểm và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 6
1 . Các quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh: 6
2. Sự cần thiết kết hợp hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội ; 6
3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 7
3.1. Yêu cầu cơ bản trong phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh: 7
3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp: 7
III. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 9
Chương II: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động sxkd ở công ty may đức giang 11
1. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp 11
2. Các hoạt động của công ty 15
2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty may Đức Giang 15
2.2 Các sản phẩm chủ yếu của công ty may Đức Giang 16
2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 17
II Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sxkd ở công ty may đức giang 20
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD ở Công ty. 20
1.1. Môi trường sản xuất kinh doanh của Công ty 20
1.2. Máy móc thiết bị và quy trình cônh nghệ 20
1.3. Nguyên vật liệu. 23
1.4. Sản xuất và tiêu thụ 24
1.5. Công nhân viên 26
1.6. Tình hình vốn 28
2. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp. 29
2.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu tổng hợp 29
2.2 Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. 31
2.3 Hiệu quả sử dụng vốn 32
3. Một số vấn đề tồn tại của công ty 34
CHƯƠNG III: Một số giải pháp và kiến nghị ở Công Ty May Đức Giang 36
I Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty 36
1. Phương hướng và quan điểm phát triển của công ty. 36
2. Mục tiêu. 36
II Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty may Đức giang. 37
1 Cải tạo hệ thống máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động và hoàn thiện sản phẩm. 37
2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing và mở rộng thị trường. 37
3. Phát triển đội ngũ lao độngvà tạo động lực cho tập thể lao động. 38
4. Cơ cấu lại bộ máy tổ chức. 39
5. Thay đổi hình thức quản lý chất lượng. 40
6. Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ trong nước. 40
7. Kiến nghị với nhà nước. 41
Kết luận 42
Tài liệu tham khảo 43
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g và quan tâm đến thị trường trong nước, một thị trường rộng lớn và ổn định, so với xuất khẩu giảm chi phí rất nhiều về vận chuyển đường thuỷ, đường hàng không, giảm chi phí xuất nhập khẩu…Vì vậy trong năm qua công ty đã lập phòng kinh doanh nội địa để khai thác thị trường trong nước, đến nay công ty đã có 79 cửa hàng đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của công ty tại Hà Nội, Hải Phòng….kết quả doanh thu bán hàng nội địa tăng 36%so với năm 2001.
Từ đầu năm 2002 do tình hình sản xuất sa sút, quản lý yếu kém: Công nhân lao động mất niềm tin ở công ty liên doanh may XK Việt Thanh(Thanh hoá).Uỷ ban nhân dân tỉnh thanh hoá đã có quyết định chuyển giao công ty này vềTổng công ty Dệt – May Việt Nam đã có quyết định số 507/QĐ-TCHC ngày 23/7/2002: Giao nhiệm vụ cho công ty may Đức Giang quản lý và điều hành
Toàn diện công ty kể từ ngày 01/8/2002. Lãnh đạo công ty may ĐG đã xác định rõ trách nhiệm, tập trung nhiều biệm pháp tích cực, cử nhiều cán bộ có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật củng cố tổ chức sản xuất, tập trung ưu tiên nhiều nguồn hàng đảm bảo sản xuất . Sau hơn 1 tháng May Việt Thanh đã đần ổn định, thu hút trên 300 lao động bổ sung vào dây chuyền sản xuất, đẩy mạnh năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm XK.
2. Các hoạt động của công ty
Sau khi thành lập của công ty đã phát triển nhanh chóng, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng trong phạm vi cả nước và trên thế giới.
2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty may Đức Giang
-- Tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may theo đúng ngành nghề của QĐ số 12901/TM- XNK, đúng mục đích thành lập công ty.
-- Xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với mục tiêu của công tyvà nhiệm vụ do Tổng Công ty giao.
-- Chủ động tìm hiểu thị trường, tìm khách hàng ký kết các hợp đồng kinh tế tiêu thụ sản phẩm, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính dài hạn, ngắn hạn, các kế hoạch tác nghiệp và tổ chức thực hiện kế hoạch.
-- Sản xuất gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng hay xuất nhập khẩu theo hợp đồng đã ký (FOB), xuất khẩu uỷ thác qua đơn vị được phép xuất nhập khẩu .
-- Bảo toàn và phát triển vốn được nhà nước giao.
-- Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ được nhà nước giao
-- Thực hiện phân phối theo kết quả lao động
-- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng
2.2 Các sản phẩm chủ yếu của công ty may Đức Giang
Mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là hàng may mặc xuất khẩu (chiếm hơn 60%). Số lượng thể loại mẫu mã chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng trên các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Trong mấy nămqua công ty đã sản xuất nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu như.
+ áo Jacket các loại: -- áo jacket 1 lớp
+ áo váy các lọai :
Trong đó xuất khẩu trực tiếp sản phẩm chính.
-- áo jacket các loại
-- áo váy các loại
Sản phẩm bán FOB :
-- áo jacket
-- áo sơ mi
-- Quần âu, quần jean
Sản phẩm bán nội địa
-- áo choàng
-- áo veton
-- áo dài măng tô
-- áo váy
-- áo jacket
-- áo khoác các loại
-- quần áo trẻ em
-- áo khoác các loại
(Khi hoạch toán tất cả các sản phẩm thường được quy đổi ra áo jacket)
2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ quan tổng giám đốc
Gồm có Tổng Giám đốc và 3 phó Tổng Giám Đốc:
Là người nắm quyền điều hành cao nhất trong công ty do Chủ Tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt May Việt Nam bổ nhiệm chịu trách nhiệm Trước tổng công ty Dệt may, nhà nước và toàn thể hoạt động trong công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
+ Tổng giám đốc có những quyền hạn sau:
Nhận vốn (kể cả công nợ) đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao cho để quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn .
Trên cơ sở chiến lược phát triển của công ty, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn hàng năm. Dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài, dự án liên doanh, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn để trình cho tổng công ty phê duyệt.
Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương, nhãn hiệu hàng hoá phù hợp quy định của tổng công ty.
Ban hành quy chế tiền lương, tiền thưởng, nội quy khen thưởng, kỷ luậtphù hợp với luật lao động.
Đề nghị miễn nhiệm, bộ nhiệm, khen thưởng,kỷ luật Phó Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng công ty vv
Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất : Do Tổng Giám Đốc của công ty Dệt May bổ nhiệm, miễn nhiệm, có nhiệm vụ giúp Tổng Giám Đốc trong việc điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật, nghiên cứu mặt hàng.
Phó Tổng Giám đốc xuất nhập khẩu: Giúp Tổng Giám đốc về việc thiết lập các mối quan hệ, giao dịch với bạn hàng, các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu. Tổ chức triển khai các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như ký kết hợp đồng…
Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Có trách nhiệm giúp Tổng Giám Đốcvề việc chỉ đạo điều hành mặt hàng sản xuất kinh doanh
b. Các phòng ban chức năng :
Quyền hạn về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban được quy định cụ thể trong văn bản (chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong toàn công ty).
- Văn phòng tổng hợp : Soạn thảo các văn bản hợp đồng, quản lý hành chính, quản lý nhân sự, tiền lương, bảo hiểm của công ty, công tác vệ sinh…
- Phòng kế hoạch đầu tư : Lập kế hoạch sản xuất và chiến lược kinh doanh. Báo cáo Tổng Giám đốc, tình hình sản xuất kinh doanh, nắm vững các yếu tố về nguyên vật liệu, phụ kiện, năng suất lao động…để xây dựng kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất.
- Phòng xuất nhập khẩu : Tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch chiến lược xuất nhập, có nhiệm vụ triển khai các kế hoạch và nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
- Phòng kỹ thuật : Tham mưu cho cơ quan Tổng Giám đốc về kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, kích cỡ sản phẩm, kiểm tra, chất lượng sản phẩm, vận hành máy móc…
- Phòng tài chính kế toán : Quản lý mọi mặt hoạt động của công ty về lĩnh vực tài chính, có nhiệm vụ thanh quyết toán hợp đồng trả lương cho CBCNV.
- Phòng thời trang và kinh doanh nội địa : Có nhiệm vụ khai thác hàng bán FOB, nghiên cứu mẫu mã chào hàng, nắm bắt được nhu cầu thị trường đẩy mạnh khâu tiếp thị và bán hàng để tiêu thụ được nhiều sản phẩm tăng doanh thu cho công ty.
- Phòng giác sơ đồ vi tính : Có nhiệm vụ làm giảm tối thiểu nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất.
- Các xí nghiệp thành viên
ở cấp xí nghiệp thành viên có 6 xí nghiệp cắt may liên hoàn, mỗi xí nghiệp có 8 dây chuyền may.
Ngoài ra công ty còn có 4 liên doanh tại các tỉnh Thanh Hoá, Thái Nguyên, Việt Thành, Thái Bình, số lao động hơn 3.000CBCNV.
- Các văn phòng thay mặt và chi nhánh
+ Văn phòng thay mặt tại CHLB Nga
+ Chi nhánh tại 30 Trần Khánh Dư Hải Phòng
+ 39 Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trong cả nước.
Các cửa hàng, văn phòng thay mặt và chi nhánh có trưởng chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện, Cửa hàng trưởng và một số chuyên viên, kỹ sư kinh t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status