Chấm dứt nuôi con nuôi và những vụ án dân sự không hòa giải được - pdf 28

CHẤM DỨT VIỆC NUÔI CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. QUYỀN KHỞI KIỆN CHẤM DỨT VIỆC NUÔI CON NUÔI ..10
1.1. Quyền khởi kiện của cơ quan lao động, thương binh xã hội...................10
1.2. Quyền khởi kiện của cha mẹ đẻ yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi ..14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................21
CHƯƠNG 2.CĂN CỨ CHẤM DỨT VIỆC NUÔI CON NUÔI.........................22
2.1 Xác định yếu tố tự nguyện làm căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi ......22
2.2 Xác định hành vi ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hay con nuôi làm căn
cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi............................................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................34
KẾT LUẬN............................................................................................................35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của xã hội thì việc nuôi con nuôi là nhằm xác lập
quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con
nuôi. Trong thực tế, việc nuôi con nuôi rất phổ biến nhưng việc đăng ký con nuôi
thì không phải ai cũng biết và thực hiện, mặc dù việc giải quyết cho nhận nuôi con
nuôi trong nước đã thực hiện tương đối tốt, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của
pháp luật. Việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi đã góp phần giúp cho nhiều trẻ
em có được mái ấm gia đình thay thế ở trong nước, được chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục tốt. Đồng thời, thông qua việc giải quyết nuôi con nuôi, cũng góp phần
quan trọng bảo đảm cho nhiều người, đặc biệt phụ nữ đơn thân hay các cặp vợ
chồng hiếm con, được thực hiện quyền làm cha mẹ.
Tuy nhiên, từ thực tiễn thi hành pháp luật về nuôi con nuôi còn cho thấy
những tồn tại, bất cập trong lĩnh vực này. Nhiều trường hợp nhận và nuôi dưỡng trẻ
em như con nuôi, nhưng không làm thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền do
trình độ am hiểu pháp luật của người dân còn thấp, chưa nhận thức được tầm quan
trọng của việc đăng ký nuôi con nuôi, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
khi nhận nuôi hay chấm dứt việc nuôi con nuôi của trẻ em được nhận nuôi và cha
mẹ nuôi. Vẫn còn nhiều trường hợp nuôi con nuôi trên thực tế nhưng không đăng ký
theo quy định của pháp luật về cho, nhận nuôi con nuôi mà chỉ có sự thỏa thuận của
hai bên (bên cho con nuôi và bên nhận con nuôi); còn tồn tại nhiều hình thức nuôi
con nuôi có tính chất “dân gian” trong nhân dân (như việc nuôi con nuôi theo phong
tục tập quán, nuôi con nuôi tình nghĩa, con nuôi lập tự...), làm mất đi ý nghĩa, giá trị
của việc nuôi con nuôi đích thực, ảnh hưởng đến quyền lợi của con nuôi, bố mẹ nuôi;
nhiều trường hợp đến nay con nuôi đã lớn tuổi, không đủ điều kiện để làm thủ tục
đăng ký hay chấm dứt việc nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền. Qua số liệu
giải quyết cho nhận hay chấm dứt việc nuôi con nuôi cho thấy, hầu như người dân
nhìn nhận vấn đề về con nuôi còn khá sơ sài, đa số còn làm theo cảm tính, chưa thấy
hết các quyền , nghĩa vụ của người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Một
số gia đình nhận nuôi con nuôi cho rằng việc nhận nuôi con nuôi chỉ thể hiện tình
cảm, nếu khi nào không muốn cha mẹ nuôi và con nuôi của nhau thì có thể chấm dứt
được hay có trường hợp về mặt thực tế họ có mối quan hệ là cha mẹ nuôi và con
nuôi thực thụ, có công nuôi dưỡng, chăm sóc từ nhỏ đến lớn nhưng về mặt pháp lý họ không có bất cứ giấy tờ nào thể hiện là cha mẹ nuôi và con nuôi của nhau. Khi chấm
dứt việc nuôi con nuôi giữa cha mẹ nuôi và con nuôi xảy ra thì nhiều yếu tố pháp lý
không chứng minh được mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Từ đó, để làm
căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa họ gây nhiều khó khăn cho Tòa án thụ lý và
giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi. Vì thế, khác với quan hệ cha mẹ đẻ với con
đẻ không bao giờ chấm dứt, việc nhận con nuôi phải có sự công nhận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền (đăng ký việc nuôi con nuôi) thì mới có giá trị pháp lý nên
việc chấm dứt nuôi con nuôi cũng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định. Trên thực tế việc chấm việc nuôi con nuôi được hiểu là việc chấm dứt quan hệ
pháp luật cha mẹ và con giữa cha mẹ nuôi và con nuôi thông qua những quyết định
mang tính quyền lực Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành, trong trường
hợp này là Tòa án. Việc ban hành các quyết định này khi có những căn cứ mà pháp
luật quy định theo yêu cầu của những người có quyền yêu cầu quy định tại khoản 5
Điều 29 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi
của cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên hay các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu
chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định tại Luật Nuôi con nuôi, Luật Hôn nhân gia
đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời, việc chấm dứt nuôi
con nuôi phải đảm bảo thống nhất giữa mặt chủ quan và khách quan của các chủ thể
khi xét xử việc chấm dứt nuôi con nuôi trong nước và chấm dứt nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài. Hành vi tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi của cha mẹ nuôi
và con nuôi đã thành niên phải đảm bảo sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Hay
nói cách khác phải đảm bảo sự thống nhất giữa mặt chủ quan và khách quan của các
chủ thể. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án có tiến hành xem xét thẩm quyền
giải quyết hay không.
Hiện nay, vai trò của nuôi con nuôi có ý nghĩa quan trọng bởi dù trên thực tế
mang tính pháp lý song vẫn được điều chỉnh bằng các quy phạm đạo đức xã hội nên
cần ban hành các quy định pháp luật về xác lập, duy trì và đặc biệt là chấm dứt nuôi
con nuôi theo pháp luật Việt Nam. Nhất là khi chúng ta tham gia và tuân thủ các
quy định của Công ước quốc tế về chế định này. Do đó, các quy định về chấm dứt
nuôi con nuôi cần được quy định một cách chặt chẽ, đảm bảo sự thống nhất cơ bản
về hệ thống pháp luật quy định hiện hành.
Trên cơ sở là đề cao tính nhân đạo, đảm bảo việc cho trẻ em làm con nuôi là vì
lợi ích tốt nhất của trẻ em, tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em nói chung, chế
định về nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tôn trọng các quyền cơ bản
của trẻ em nói chung. Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về vấn đề này
có vị trí quan trọng trong tổng thể khung pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ
em trong xã hội hiện nay. Vấn đề nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi quốc tế
nói riêng là vấn đề mang tính nhân đạo cao. Song, nếu xảy ra tình trạng chấm dứt về
mặt pháp lý về tình trạng nuôi con nuôi nghĩa là chấm dứt trên phương diện pháp
luật về các mối quan hệ về nhân thân và tài sản theo quy định.
Có thể nói rằng việc chấm dứt nuôi con nuôi theo quy định pháp luật là một
chế định vừa mang tính xã hội vừa mang tính đạo đức. Đây là một chế định mang
lại ý nghĩa điều tiết mối quan hệ trong gia đình, cụ thể là quan hệ giữa cha mẹ nuôi
và con nuôi. Điều này cho thấy tầm quan trọng khi thi hành pháp luật liên quan đến
trẻ em về quyền và lợi ích để chấm dứt việc nuôi con nuôi. Trong những quy định
về nuôi con nuôi thì năm 2012, Việt Nam đã trở thành thành viên Công ước La Hay
số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế (Công ước
La Hay). Công ước được áp dụng trực tiếp nhằm điều chỉnh việc cho, nhận con nuôi
quốc tế tại Việt Nam không qua giai đoạn chuyển tiếp. Ngay sau khi Công ước La
Hay có hiệu lực thi hành, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án triển khai thực
hiện Công ước La Hay giai đoạn 2012-2015 nhằm nâng cao nhận thức về Công ước
La Hay và tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi. Có thể nói
rằng, Công ước La Hay chính là công cụ pháp lý quốc tế với nhiều thành viên, điều
chỉnh một cách toàn diện về nguyên tắc, yêu cầu đối với việc nuôi con nuôi quốc tế
để đảm bảo việc nuôi con nuôi quốc tế được thực hiện vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Là một thành viên của Liên Hợp Quốc bên cạnh việc tuân thủ Công ước của La hay
về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế thì Việt Nam đã có
những quy định pháp luật riêng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động nuôi con nuôi phù hợp với sự phát triển xã hội ở nước ta trong những năm
trở lại đây. Thông qua hoạt động này thì đã điều chỉnh mối quan hệ phát sinh trong
lĩnh vực nuôi con nuôi nói chung và chấm dứt hoạt động nuôi con nuôi trong thực tế
hạn chế cũng như hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về hôn nhân gia đình ở nước ta
đáp ứng yêu cầu trước thềm hội nhập. Theo tinh thần trên, tại khoản 3 điều 6 Luật
ký kết gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 của Việt Nam ghi nhận như
sau: “ Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế



http://www.mediafire.com/file/4mb3e1bvb ... %C5%A8.pdf

xem thêm

Đề tài những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status