NHỮNG VỤ ÁN DÂN SỰ KHÔNG Được HÒA GIẢI VÀ KHÔNG TIẾN HÀNH HÒA GIẢI được - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VỤ ÁN DÂN SỰ KHÔNG ĐƢỢC HÒA GIẢI,
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT .....6
1.1. Vụ án dân sự yêu cầu đòi bồi thƣờng vì lý do gây thiệt hại đến tài sản
của Nhà nƣớc....................................................................................................7
1.2. Vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của
luật hay trái đạo đức xã hội.........................................................................13
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...................................................................................25
CHƢƠNG 2. NHỮNG VỤ ÁN DÂN SỰ KHÔNG HÒA GIẢI ĐƢỢC,
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ...26
2.1. Vụ án dân sự không hòa giải đƣợc vì bị đơn, ngƣời có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đã đƣợc Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố
tình vắng mặt..................................................................................................27
2.2. Vụ án dân sự không hòa giải đƣợc vì đƣơng sự có lý do chính đáng.32
2.3. Vụ án dân sự không hòa giải đƣợc vì vợ hay chồng trong vụ án ly
hôn là ngƣời mất năng lực hành vi dân sự ..................................................39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................................................................42
KẾT LUẬN .........................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
i. Lý do chọn đề tài
Hòa giải là thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự đã xuất hiện từ rất sớm và
được các bên đương sự cũng như Tòa án áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trong
nhiều biện pháp giải quyết tranh chấp, hòa giải là một biện pháp quan trọng để
giải quyết kịp thời các tranh chấp, hướng tới mục đích bình đẳng và hòa hợp
trong các mối quan hệ xã hội. Hòa giải đã trở thành một nét đẹp truyền thống,
đạo lý của dân tộc Việt Nam giúp giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp góp
phần giữ gìn sự hòa thuận cho từng gia đình, bình yên cho từng xóm làng, giữ
trật tự, kỹ cương, an toàn xã hội, củng cố khối đoàn kết cộng đồng.
Trên tinh thần đó, chế định hòa giải về những vụ án dân sự đã được quy
định khá chi tiết và đầy đủ trong trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và sửa
đổi, bổ sung năm 2011. Mới đây, Quốc hội đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015. Trong đó, chế định hòa giải là cơ sở để các cơ quan tòa án tiến hành
hòa giải góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự. Thông qua hòa
giải Tòa án có thể giúp các đương sự giải quyết mâu thuẫn khi thỏa thuận giải
quyết vụ việc dân sự mà không phải kéo dài phiên tòa xét xử, giảm tốn kém thời
gian, tiền bạc của Nhà nước của các đương sự góp phần xây dựng tình đoàn kết
trong nhân dân. Ngoài ra, thông qua hoạt động hòa giải Tòa án còn có thể giải
thích pháp luật cho các đương sự góp phần nâng cao nhận thức pháp luật trong
nhân dân.
Trong bối cảnh hiện nay Bộ luật tố tụng dân sự nói chung và những quy
định về những vụ án dân sự không được hòa giải và không tiến hành hòa giải
được trong chế định hòa giải đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Có những quy
định mang tính chất chung chung, chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng, có những trường
hợp chưa thống nhất, còn thiếu sót chưa được nghiên cứu bổ sung và còn có
những cách hiểu khác nhau, nhiều quy định chưa phù hợp hay không còn phù
hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật nên rất cần hoàn thiện cho phù hợp.
Ngoài ra, hiện nay số vụ án dân sự hòa giải thành nhưng bị kháng nghị, bị hủy
do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng liên quan đến những trường hợp không
được hòa giải và không tiến hành hòa giải được dẫn đến vụ án kéo dài phải giải
quyết nhiều lần gây khó khăn phiền hà trong nhân dân.
Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu tìm ra những
giải pháp sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó kiến nghị biện pháp thống nhất thực tiễn áp dụng pháp luật về
những vụ án dân sự không được hòa giải và không tiến hành hòa giải được để
chế định hòa giải được áp dụng một cách hiệu quả.
Chính vì vậy, việc chọn vấn đề “Những vụ án dân sự không được hòa
giải và không tiến hành hòa giải được” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học là
hết sức cần thiết và có tính thời sự, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi ngành
Tòa án đang thụ lý giải quyết các vụ án ngày càng tăng về số lượng và phức tạp
về nội dung.
ii. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát, thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học
có liên quan đến đề tài này như sau:
- Huỳnh Tất Ngọc Trân (2009), Hòa giải vụ án kinh doanh thương mại tại
Tòa án, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh.
Công trình này có nghiên cứu liên quan đến hòa giải vụ án kinh doanh thương
mại tại Tòa án, nêu lên được một số quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự nhưng
chủ yếu nghiên cứu chuyên biệt về hòa giải trong các vụ án kinh doanh thương
mại tại Tòa án chưa đi sâu nghiên cứu về những vụ án dân sự không được hòa
giải và không tiến hành hòa giải được.
- Lê Hữu Nghĩa (2013), Hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án
nhân dân, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Thành Phố Hồ Chí
Minh. Công trình này cũng nghiên cứu về hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự tại
Tòa án nêu lên được khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hướng hoàn thiện. Tuy
nhiên, công trình chưa đề cập sâu về những vụ án dân sự không được hòa giải và
không tiến hành hòa giải được.
- Nguyễn Thị Thúy (2014), Hoàn thiện chế định hòa giải trong pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật- Đại học quốc gia
Hà Nội. Công trình này cũng đã nêu lên được những khó khăn vướng mắc và kiến
nghị về thiện chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, tuy
nhiên công trình chỉ mới bước đầu nêu sơ qua về những vụ án dân sự không
được hòa giải và không tiến hành hòa giải được chưa đi sâu nghiên cứu toàn diện
về những vụ án dân sự không được hòa giải và không tiến hành hòa giải được.
- Nguyễn Thị Hương (2014), Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Khoa luật- Đại học quốc gia Hà Nội. Công trình này đã nêu được
một số khó khăn vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về hoà giải trong giải quyết vụ
án hôn nhân và gia đình, tuy nhiên công trình nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về hòa
giải vụ án hôn nhân và gia đình không đề cập nhiều về những vụ án dân sự không
được hòa giải và không tiến hành hòa giải được.
Nếu như các công trình nghiên cứu về hòa giải nói chung là khá nhiều, thì
hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về những vụ án dân sự
không được hòa giải và không hòa giải được. Trước thực trạng tình hình nghiên
cứu trên, tác giả nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu một cách toàn diện
từ lý luận đến thực tiễn để hoàn thiện các quy định về những vụ án dân sự không
được hòa giải và không hòa giải được. Trên cơ sở đó tác giả nghiên cứu đề tài
một cách riêng biệt có chiều sâu và toàn diện về những vụ án dân sự không được
hòa giải và không hòa giải được dựa trên những thành quả nghiên cứu của các
công trình khoa học đã công bố.
iii. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này tác giả muốn làm sáng tỏ những
quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật về những vụ
án dân sự không được hòa giải và không hòa giải được trên cơ sở đó kiến nghị
các giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện các quy định về những vụ án dân sự
không được hòa giải và không hòa giải được trong pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành.
Để đạt được mục đích trên đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ các quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định về
những vụ án dân sự không được hòa giải và không hòa giải được.

http://www.mediafire.com/file/ip2su9hz4 ... 281%29.pdf
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status