Báo cáo nghiên cứu khoa học Lý thuyết" khoa học - xã hội Tây Nghệ An - pdf 28

Link tải miễn phí cho ae ketnoi
Lý thuyết “cực phát triển” và vấn đề phát triển
kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An
Miền Tây Nghệ An là vùng trung du miền núi, có diện tích 13.750,1km2, tương
đương với tổng diện tích của 9 tỉnh, thành phố trung bình của cả nước. Đây là tiền
đề cho các thế mạnh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khoáng
sản…), cũng như đa dạng về sự lựa chọn chiến lược phát triển, thiết kế quy hoạch
của vùng. Tuy nhiên, sự kém phát triển của miền Tây hiện nay là một thách thức
lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Tiếp cận lý thuyết
“Cực phát triển” để đề ra chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của mảnh đất
trọng yếu này là một gợi ý nhằm vượt qua thách thức đó.
1. Lý thuyết “Cực phát triển”
1.1. Khái niệm lý thuyết “Cực phát triển”
Người khởi xướng lý thuyết “Cực phát triển” là nhà kinh tế học người Pháp -
Francois Perroux vào năm 1950, sau đó được tiếp tục phát triển bởi Myrdan,
Friedman, Hisrhman, Hary Richardson, Bejnamin và Philip Mc. Cann. Theo lý
thuyết này, một vùng không thể có sự phát triển đồng đều ở tất cả các điểm trên
lãnh thổ theo cùng một thời gian mà có xu hướng tăng trưởng/ phát triển nhanh ở
một số điểm nào đó, trong khi các điểm khác có xu hướng tăng trưởng chậm hoặc
trì trệ. Sự tăng trưởng/ phát triển nhanh ở các điểm cực đó sẽ tạo ra những ảnh
hưởng trực tiếp tác động đến sự phát triển của các lãnh thổ xung quanh gọi là các
cực phát triển.
Các điểm có sự tăng trưởng/ phát triển nhanh và mạnh là những điểm có lợi thế
so với toàn vùng, thường tập hợp một số ngành công nghiệp có khả năng tạo sự
tăng trưởng cho nền kinh tế, có quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau qua các mối
quan hệ trong sản xuất - công nghệ - kinh doanh (ví dụ quan hệ đầu vào - đầu ra)
xung quanh một ngành công nghiệp dẫn đầu hay mũi nhọn. Ngành công nghiệp
này nhờ những ưu thế về công nghệ hiện đại, tốc độ đổi mới cao, sản phẩm có độ
co dãn của cầu theo thu nhập và có phạm vi thị trường rộng lớn trên nhiều vùng
hay toàn quốc nên sẽ phát triển rất nhanh và kéo theo các ngành có liên quan đến
nó tăng trưởng, tạo ra sự tác động lan tỏa đối với các bộ phận khác của nền kinh tế.
Xét về mặt lãnh thổ, sự phát triển của công nghiệp mũi nhọn sẽ làm cho lãnh
thổ nơi nó phân bố phát triển và hưng thịnh theo bởi số lượng việc làm, thu nhập
tăng dẫn đến sức mua tăng; các ngành công nghiệp mới, các hoạt động dịch vụ
kinh tế - xã hội và các hoạt động phát triển mới được thu hút vào lãnh thổ ngày
càng nhiều hơn. Sự tập trung hóa về lãnh thổ đạt tới một mức nhất định và sau đó
hiệu ứng lan tỏa sẽ làm cho các cơ hội phát triển mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều
điểm khác. Kết quả là sự phát triển của một cực như là một lãnh thổ trọng điểm sẽ
có tác dụng như “đầu tàu” lôi kéo sự phát triển của cả vùng, tạo điều kiện cho nền
kinh tế vùng phát triển nhanh và mạnh hơn.
1.2. Tác động của “Cực phát triển”
Theo nghiên cứu của Hary Richardson, Hisrhman, Salvatore và Myrdal tác
động của “cực phát triển” được xác định bởi các mặt sau:
- Sức hút về trao đổi hàng hóa với tư cách là nguồn cung cấp lớn nhất hay thị
trường lớn nhất.
- Sức lôi cuốn về đầu tư để thiết lập những hoạt động mới, đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng sản xuất và xã hội, đầu tư phát triển đô thị.
- Lan truyền những đổi mới về kỹ thuật, vật chất và thúc đẩy các nghiên cứu,
triển khai khoa học công nghệ.
- Lan truyền những đổi mới về văn hóa, giáo dục, thể chế, những đổi mới về tư
tưởng và tâm lý của người sản xuất và người tiêu dùng.
- Hiệu ứng lan tỏa: Đây là những tác động tích cực của sự tăng trưởng tại điểm
cực tới sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân theo đầu người, cơ cấu kinh tế

Er1YNRs4rwm7InB
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status