Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự vận động của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của nước
ta đang trên đà phát triển. Có nhiều chình sách của Nhà nước về khuyến khích
phát triển kinh tế không ngừng được cải thiện nên ngày càng nhiều doanh
nghiệp được thành lập và mở rộng kinh doanh, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế
ngày càng tăng lên. Do đó, tín dụng ngân hàng là hết sức quan trọng nhằm đáp
ứng kịp thời vốn đầu tư cho cá nhân và tổ chức. Bên cạnh các ngân hàng quốc
doanh thì ngân hàng thương mại cổ phần cũng đẩy mạnh công tác tiếp thị,
cạnh tranh gay gắt thông qua chính sách khác hàng thông thoáng hơn, giảm
phí, thủ tục đơn giản Ngoài các mục tiêu thu hút khác hàng, khuyến khích
khách hàng cũ nâng nhu cầu vượt bật, còn là tìm kiếm lợi nhuận trong thời
gian nhanh nhất, quan trọng hơn đó cũng là biện pháp giải quyết tình trạng ứ
đọng nguồn vuốn. Ngày nay, trong mọi hoạt động sản xuất hay kinh doanh, rủi
ro được xem là một hiện tượng tất yếu. May mắn là cái mà mọi người đều
mong muốn đạt được, đi kèm theo may mắn luôn là sự phồn vinh, phát triển
mạnh mẽ của nước nhà. Ngược lại, rủi ro là cái mà mọi người không mong
muốn vấp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Một khi rủi ro xảy ra, ở
nhiều cấp độ khác nhau, rủi ro có thể gây ra mọi sự đảo lộn và nếu ở cấp độ
nặng hơn thì nó sẽ mang đến thảm họa cho nền kinh tế nếu ta không kịp thời
phát hiện và tìm cách khắc phục nó. Khi rủi ro xảy ra thì những ảnh hưởng của
nó thường dẫn đến những hậu quả khó lường. Nó luôn là đầu mối của mọi tổn
thất về kinh tế xã hội
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị
trường là hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế - xã hội
đều nhanh chóng tác động đến hoạt động ngân hàng, gây nên những xáo động
bất ngờ và làm cho hiệu quả của ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng.
Do vậy, trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng phải đối đầu với hàng loạt các
rủi

ro: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản… Trong
các loại rủi ro trên thì rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất và gắn liền với hoạt
động của ngân hàng vì phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là đầu tư tín dụng
3
cho vay. Cho nên khi rủi ro xảy ra nếu ở mức độ thấp sẽ ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng; còn xảy ra ở mức độ cao
sẽ dẫn đến nguy cơ ngân hàng có thể bị phá sản.
Trong những năm gần đây Sacombank nổi lên như một ngân hàng
thương mại lớn nhất Việt Nam, với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ, đa
năng, hiện đại tốt nhất Việt Nam nên Sacombank cung cấp vốn đáp ứng kịp
thời cho cá nhân, tổ chức hỗ trợ vốn cho việc đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới
công nghệ, xây dựng nhà xưởng để mở rộng hoạt dộng sản xuất kinh doanh,
phục vụ tốt hơn cho đời sống người dân. Do đó, công tác tín dụng là công tác
quan trọng mang lại lợi nhuận cao nhất và cũng gặp phải nhiều rủi ro nhất.
Chính vì vậy cần có những giải pháp thích ứng, phù hợp trong việc đầu tư có
lợi và hạn chế rủi ro cho các chủ thể tham gia, đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của các bên. Nhận định được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này,
chính vì thế mà tui quyết định chọn đề tài “Phân tích rủi ro tín dụng tại
ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình nợ xấu, tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro, Từ
những nguyên nhân đó có thể đề xuất các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn
chế được rủi ro trong việc cho vay, giúp ngân hàng đứng vững trong nền kinh
tế thị trường đang cạnh tranh gay gắt., phù hợp với xu thế phát triển kinh tế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Phân tích tình hình nợ xấu của hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng
-Đánh giá rủi ro tín dụng thông qua một số chỉ tiêu
-Phân tích các nguyên nhân ảnh hưỏng đến rủi ro tín dụng
-Đề xuất những biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng
1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu tại ngân hàng Sacombank. Do giới hạn về
thời gian va kiến thức hiện có còn hạn chế nên đề tài này chỉ nghiên cứu ở
phạm vi nhất định chỉ lấy số liệu phản ánh về tình hình rủi ro tín dụng những
vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng tại Sacombank qua 3 năm 2011-2013 và
định hướng phát triển ngân hàng trong năm 2013.
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về rủi ro
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và 18/2007/QĐ-NHNN của
Ngân hàng Nhà Nước. Rủi ro là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn, những
biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan và
thường dẫn đến thiệt hại hay thua lỗ.
2.1.2 Phân loại rủi ro
2.1.2.1 Rủi ro lãi suất
Là rủi ro gắn liền với sự biến động của lãi suất trên thị trường. Lãi suất
của ngân hàng khác với lãi suất của thị trường gây bất lợi cho ngân hàng.
2.1.2.2 Rủi ro hối đoái
Xảy ra do sự biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường. Sự thay đổi giá
cả của đồng ngoại tệ trong quá trình huy động vốn, cho vay và thu hồi nợ làm
cho lợi nhuận của ngân hàng giảm.
2.1.2.3 Rủi ro thanh khoản
5
Là rủi ro ngân hàng mất khả năng chi trả do mất cân đối giữa nguồn
vốn và sử dụng vốn, khi ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, nếu không được
giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán.
2.1.2.4 Rủi ro tín dụng
Rủi ro xảy ra khi cho vay mà ngân hàng thương mại không thu hồi
được hay thu hồi không đầy đủ cả gốc và lãi sau khi đáo hạn. Do một hay
một nhóm khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ tài chính đối với ngân
hàng.
2.1.3 Những quy định của ngân hàng nhà nước về rủi ro
2.1.3.1 Phân loại nợ
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và 18/2007/QĐ-NHNN của
Ngân hàng Nhà Nước nợ được phân làm 5 nhóm:
-Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn: Gồm các khoản nợ trong hạn và các khoản
nợ quá hạn dưới 10 ngày
-Nhóm 2: nợ cần chú ý
+Các khoản nợ quá hạn từ 10- 90 ngày
+Các khoản nợ nhóm 1 được ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
-Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn
+Các khoản nợ từ 91-180 ngày
+Các khoản nợ được ngân hàng miễn, giảm lãi vay một phần hay toàn bộ Giá



aZkC4d5ru9lr3dk
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status