Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới nhân cách trẻ vị thành niên - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG 1...........................................................................................4
ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỚI SỰ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................................4
1.1. Tình trạng bạo lực gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh ..........................................5
1.1 .1. Nhậ n t hứ c c hu ng về bạo lự c gia đình ....................................................................................5
1.1 .2. T ì nh t rạ ng bạ o lự c gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh ..................................................9
1.1. 3. Nguyê n nhâ n c ủa bạo lự c gia đình ......................................................................................11

1.2. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với nhân cách trẻ vị thành niên trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................16
1.2 .1. Nhậ n t hứ c c hu ng về trẻ vị thành niên .....................................................................16
1.2 .2. Ảnh hư ở ng c ủa bạ o lự c gia đình đối vớ i sự hình thành và phát triển nhân cách
t rẻ vị t hà nh ni ê n .......................................................................................................................................22

CHƯƠNG 2.........................................................................................31
DỰ BÁO VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT...............................31
2.1. Dự báo về tình hình bạo lực gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong những
năm tới...........................................................................................................................................31
2.2. Một số ý kiến đề xuất ......................................................................................................32

2.2 .1. Đối vớ i c á c bậ c c ha mẹ trẻ vị thành niên .........................................................................32
2.2 .2. Đối vớ i c á c c ơ qua n chứ c năng, các tổ chứ c và toàn xã hội .....................................41

KẾT LUẬN..............................................................................................48

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết


Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nhưng muốn xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa, bởi vì con
người là trung tâm của mọi vấn đề. Vì thế, trong quá trình đổi mới và phát
triển, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề con người lên hàng đầu, đặc
biệt là giáo dục thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai kế cận của đất nước.
Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tiếp thu những
thành tựu vượt bậc của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông
tin, xu hướng phát triển kinh tế quốc tế… Những mặt trái của nó đã để lại
những tác động không hề nhỏ và trực tiếp đến con người đặc biệt là thế hệ
trẻ. Rất nhiều những tệ nạn xã hội, tình trạng phạm tội một cách phổ biến ở
trẻ vị thành niên hiện nay phải chăng phần lớn nảy sinh từ nguyên nhân gia
đình. Gia đình là tế bào xã hội – cái nôi nuôi dưỡng và phát triển nhân cách
trẻ.
Trong những năm gần đây, bạo lực gia đình nổi lên như là một trong
những vấn đề được nhiều sự quan tâm, e sợ của dư luận xã hội. Có một
thời gian, gia đình vẫn được xem là chốn bình lặng của xã hội. Con người
trước những biến động lớn của xã hội, những phức tạp trong các mối quan
hệ vẫn tìm thấy một nơi yên tĩnh để ẩn nấp – đó là gia đình. Nhưng sự xuất
hiện ngày càng mạnh mẽ của hiện tượng bạo lực đưa con người vào trạng
thái bất ổn thật sự. Chốn ẩn nấp cuối cùng không còn bình lặng, ngọn lửa
gia đình không còn nồng ấm kéo theo biết bao tổn thương cho con người,
để lại hậu quả nặng nề đặc biệt đối với trẻ em, ảnh hưởng đến việc hình
thành nhân cách trẻ sau này. Bạo lực đã và đang làm cho các giá trị đạo đức
nhân cách tốt đẹp trong gia đình mất dần, nó là tác nhân ảnh hưởng một
cách nghiêm trọng đến sự phát triển xã hội.
Những ảnh hưởng tự giác, chủ động có mục đích và có kế hoạch của
xã hội lên thế hệ đang lớn lên được thể hiện thông qua sự nghiệp giáo dục
thế hệ trẻ. Sự giáo dục sớm ở gia đình có ý nghĩa vạch đường định hướng
cho sự hình thành, phát triển nhân cách và có ý nghĩa thúc đẩy quá trình
hình thành và phát triển đó. Cụ thể là phát triển nhận thức và xã giao ở tuổi

trưởng thành. Khi trẻ là nhân chứng của bạo lực gia đình của những người
bố mẹ hay là nạn nhân trực tiếp của những vụ bạo hành trẻ em, những ánh
mắt ngây thơ vô tình chứng kiến được đó sẽ làm cho tâm hồn không còn
trong sáng. Nó trở thành “nỗi ám ảnh khó phai”, “nỗi khiếp sợ” và để lại
2


những “vết thương tâm hồn”. Điều đó làm tổn hại rất lớn đến tư tưởng,
tình cảm trong sáng và ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ. Số liệu
thống kê của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho thấy 71% trẻ vị thành
niên phạm pháp do không được quan tâm chăm sóc đến nơi đến chốn từ
phía gia đình. Con số này là điều đáng lo ngại cho thế hệ trẻ mà các bậc
phụ huynh và toàn xã hội cần quan tâm. Bất kì một hành vi bạo lực gia
đình nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý trẻ, có thể dẫn đến tổn
thương tâm hồn có thể kéo dài suốt cuộc đời.
Thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm kinh tế thương
mại lớn nhất nước ta là cửa ngõ thông thương với các nước nên ảnh hưởng
của các nền văn hóa ngoại nhập, các trào lưu văn hóa xấu là không ít.
Chúng đang ngày một hòa tan vào truyền thông văn hóa tốt đẹp của dân
tộc. Sự tác động xấu của nền kinh tế thị trường vào thế hệ trẻ là không
tránh khỏi, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên đã và đang để lại những hậu
quả không tốt, bên cạnh đó còn là địa bàn báo động về tình trạng bạo lực
gia đình.
Thiết nghĩ, đây là vấn đề nóng bỏng của thời đại, là mối nguy lớn
cho tương lai của dân tộc. Tuy vậy để chấn chỉnh thực trạng này không phải
là vấn đề ngày một ngày hai. Muốn thế, phải nghiên cứu thực trạng này và
đề ra giải pháp chấm dứt. Từ những nhận định trên tác giả mạnh dạn chọn
đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới nhân cách trẻ vị
thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dự báo và một số ý
kiến đề xuất”
2. Đối tượng nghiên cứu:
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới sự hình thành và phát triển nhân
cách trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.Mục tiêu nghiên cứu:
− Làm rõ tình trạng ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sự hình thành
và phát triển nhân cách trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
− Dự báo và đưa ra ý kiến đề xuất.
4.Phạm vi nghiên cứu:

3


− Phạm vi nội dung: Những tác động của bạo lực gia đình tới sự phát
triển nhân cách trẻ ở tuổi vị thành niên.
− Phạm vi không gian : Thành phố Hồ Chí Minh.
− Phạm vi thời gian : Từ 2005 đến nay.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và một số phương pháp cụ thể như:
− Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập sách, báo, internet,…
− Phương pháp quan sát trực tiếp.
− Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp.
6. Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục ra đề tài được chia làm hai
chương có bố cục như sau:
Chương 1: Ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới sự phát triển nhân
cách trẻ vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chương 2: Dự báo và một số ý kiến đề xuất

CHƯƠNG 1
ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỚI SỰ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4


1.1. Tình trạng bạo lực gia đình ở thành phố Hồ Chí
Minh
1.1.1. Nhận thức chung về bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn
hại hay có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các
thành viên khác trong gia đình.
Bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức cưỡng bức khác nhau
như: đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng
bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước các mối quan hệ gia đình cũng như xã
hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc…
Có thể chia những hành vi bạo hành làm bốn dạng: bạo lực thể chất
(đánh đập), bạo lực kinh tế (đập phá, cắt thu nhập), bạo lực tình dục, bạo
lực tinh thần. Nói chung có muôn hình vạn trạng với các dạng bạo hành
trên.
Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây
là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình
và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trường hợp
nhiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về
cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn
và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội.
Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương mà là
một vấn nạn toàn cầu, ở đâu cũng có, từ các nước nghèo, đang phát triển
cho đến giàu có, phát triển cao độ. Mọi gia đình thuộc mọi tầng lớp của xã
hội đều có thể gặp phải tệ nạn này. Đối tượng của các hành vi bạo lực trong
gia đình thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong
hầu hết các trường hợp là phụ nữ, người già và trẻ em.
Bạo lực trong gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng
sức lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể chất cho các
thành viên khác; dùng quyền lực để kiểm soát, khống chế, cấm đoán các
thành viên khác về nhiều mặt; cưỡng bức trong quan hệ tình dục, nhất là ép
buộc người phụ nữ làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong
muốn của họ; dùng lời nói nhục mạ, chửi mắng, đe dọa hay có hành vi
ruồng rẫy, bỏ rơi, không quan tâm lẫn nhau cho đến cố tình đập phá, làm hư
hỏng tài sản chung; tiêu xài hoang phí không nhằm mục đích phục vụ đời
sống gia đình, … đều ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của
5


mỗi cá nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em bạo lực còn ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự hình thành nhân cách, hạn chế những cơ hội để trẻ em có một cuộc
sống bình thường và nhất là tương lai của các em sau này.
Một số quan điểm cho rằng : Bạo lực gia đình có vẻ như không dự
báo được, chỉ đơn giản là sự bộc phát đúng lúc và đúng hoàn cảnh trong
cuộc đời của những người liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, bạo lực gia
đình luôn có dạng tiêu biểu, bất kể xảy ra khi nào hay có ai liên quan.
Kiểu mẫu – hay chu kỳ sẽ lập đi lập lại, và mỗi lần như vậy mức độ bạo lực
lại có thể tăng thêm. Ở mọi giai đoạn của chu kỳ, kẻ hành hung đều hoàn
toàn tự chủ và cố gắng điều khiển rồi làm suy yếu nạn nhân. Việc thấu hiểu
chu kỳ bạo lực và ý nghĩ của kẻ hành hung sẽ giúp người bị hành hung
nhận thức được là họ không có lỗi đã gây ra bạo hành mà mình phải chịu,
và kẻ hành hung chính là người chịu trách nhiệm. Chu kỳ bạo hành gồm
sáu giai đoạn khác biệt: gài bẫy, bạo hành, kẻ hành hung cảm giác "có lỗi"
và sợ bị trả thù, hắn giải thích duy lý, hắn chuyển sang không bạo hành
hay có cả hành vi rất tốt, hắn mộng tưởng và hoạch định cho lần bạo hành
kế tiếp.
- Các hành vi bạo lực gia đình
+ Đánh đập, hành hạ hay hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính
mạng.
+ Cưỡng ép lao động quá sức.
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục hay có hành vi khác xâm phạm đến đời sống
tình dục.
+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín.
+ Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn hay cản trở hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ hay cưỡng ép thực hiện hành vi khác trái pháp luật.
+ Ghen tuông gây hậu quả nghiêm trọng, cô lập, xua đuổi, quấy rối, gây áp
lực thường xuyên về tâm lý hay gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền hợp pháp của ông, bà, cha, mẹ, con, cháu.
+ Chiếm đoạt, huỷ hoại, làm hư hỏng tiền, giấy tờ có giá trị và các tài sản
khác là tài sản riêng hay tài sản chung của các thành viên gia đình mà
không có lý do chính đáng.
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
+ Các hành vi bạo lực khác trong gia đình theo quy định của pháp luật.
(Nguồn: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình)
6



ByJ5Ki24mvFX5g7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status