Bài giảng Nhiệt luyện thép - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG 4:
NHIỆT LUYỆN THÉP

4.1. KHÁI NIỆM VỀ NHIỆT LUYỆN THÉP
4.1.1. Sơ lược về nhiệt luyện thép
4.1.1.1. Định nghĩa: là nung nóng thép đến nhiệt độ xác định, giữ nhiệt một thời gian thích hợp rồi sau đó làm nguội với tốc độ xác định để nhận được tổ chức,
do đó tính chất theo yêu cầu.
Đặc điểm:
- Không làm nóng chảy và biến dạng sản phẩm thép
- Kết quả được đánh giá bằng biến đổi của tổ chức tế vi và tính chất.
4.1.1.2. Các yếu tố đặc trưng cho nhiệt luyện
Ba thông số quan trọng nhất (hình 4.1):
- Nhiệt độ nung nóng:
- Thời gian giữ nhiệt:
- Tốc độ nguội Vnguội sau khi giữ nhiệt
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả:
+ Tổ chức tế vi bao gồm cấu tạo pha, kích thước hạt,
chiều sâu lớp hóa bền...là chỉ tiêu gốc, cơ bản nhất.
+ Độ cứng, độ bền, độ dẻo, độ dai.
+ Độ cong vênh, biến dạng.
4.1.1.3. Phân loại nhiệt luyện thép
1. Nhiệt luyện: thường gặp nhất, chỉ có tác động nhiệt làm biến đổi tổ chức và tính chất gồm nhiều phương pháp: ủ, thường hoá, tôi, ram.
2. Hóa - nhiệt luyện: Nhiệt luyện có kèm theo thay đổi thành phần hóa học ở bề mặt rồi nhiệt luyện tiếp theo để cải thiện hơn nữa tính chất của vật liệu: Thấm đơn hay đa nguyên tố: C,N,..
3. Cơ - nhiệt luyện: là biến dạng dẻo thép ở trạng thái sau đó tui và ram để nhận được tổ chức M nhỏ mịn có cơ tính tổng hợp cao nhất,
thường ở xưởng cán nóng thép, luyện kim.
4.1.2. Tác dụng của nhiệt luyện đối với sản xuất cơ khí
4.1.2.1. Tăng độ cứng, tính chống mài mòn và độ bền của thép: phát huy triệt để các tiềm năng của vật liệu: bền, cứng, dai… do đó giảm nhẹ kết cấu, tăng tuổi thọ,..
4.1.2.2. Cải thiện tính công nghệ
Phù hợp với điều kiện gia công: cần đủ mềm để dễ cắt, cần dẻo để dễ biến dạng,…
4.1.2.3. Nhiệt luyện trong nhà máy cơ khí
- Nặng nhọc, độc cơ khí hóa, tự động hóa, chống nóng, độc
- Phải được chuyên môn hóa cao bảo đảm chất lượng sản phẩm và năng suất
- Tiêu phí nhiều năng lượng phương án tiết kiệm được năng lượng
- Là khâu sau cùng, thường không thể bỏ qua, do đó quyết định tiến độ chung, chất lượng và giá thành sản phẩm của cả xí nghiệp.
4.2. CÁC TỔ CHỨC ĐẠT ĐƯỢC KHI NUNG NÓNG VÀ LÀM NGUỘI THÉP
4.2.1. Các chuyển biến xảy ra khi nung nóng thép - Sự tạo thành austenit
4.2.1.1. Cơ sở xác định chuyển biến khi nung
Dựa vào giản đồ pha Fe - C, hình 4.2: ở nhiệt độ thường mọi thép đều cấu tạo bởi hai pha cơ bản: F và Xê (trong đó P =[F+Xê]).
-Thép cùng tích: có tổ chức đơn giản là P
-Thép trước và sau cùng tích: P+F và P+XêII
Khi nung nóng:
+ Khi T< A1 chưa có chuyển biến gì;
+ Khi T= Ac1, P theo phản ứng: Thép CT: [Fea + Xê]0,80%C 0,80%C
Thép TCT và SCT: F và XêII không thay đổi:
+ Khi T> Ac1: F và XêII tan vào nhưng không hoàn toàn;
+ Khi T> Ac3 và Acm: F và XêII tan hoàn toàn vào
Trên đường GSE mọi thép đều có tổ chức
4.2.1.2. Đặc điểm của chuyển biến peclit thành austenit
Nhiệt độ & thời gian chuyển biến: (hình 4.3) Vnung càng lớn thì T chuyển biến càng cao.
Tnung càng cao, khoảng thời gian chuyển biến càng ngắn.
Tốc độ nung V2 > V1, thì nhiệt độ bắt đầu và kết thúc chuyển biến ở càng cao và thời gian chuyển biến càng ngắn.
Kích thước hạt austenit:
Ý nghĩa:
Hạt càng nhỏ M(hay tổ chức khác) có độ dẻo, dai cao hơn.
Cơ chế chuyển biến: P : cũng tạo và phát triển mầm như kết tinh (hình 4.4), nhưng do bề mặt phân chia giữa F-Xê rất nhiều nên số mầm rất lớn hạt ban đầu rất nhỏ mịn (<cấp 8-10, hình 4.4d)
chuyển biến peclit austenit bao giờ cũng làm nhỏ hạt thép, phải tận dụng


rhtwd4F9h9V8qX8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status