Giáo trình Tiếng Việt Sony Vegas - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

A - Giới Thiệu
Bản chất của Video – phim trong phần mềm làm phim:
Giới thiệu về phần mềm dựng phim Sony Vegas Pro:
B - Cách sử dụng phần mềm Sony Vegas Pro.
I - Khởi động phần mềm và thiết lập ban đầu
II - Tìm hiểu cách bố trí các công cụ bên trong phần mềm Sony Vegas:
 Giới thiệu công cụ
 Điều chỉnh không gian làm việc
III - Thực hành cắt ghép phim:
1. Tắt và khởi động lại phần mềm Vegas Pro:
2. Đưa file video – hình ảnh – nhạc nền… vào Sony Vegas để xử lý:
3. Học cách tạo ra các Track Video và Track Audio:
4. Làm quen với kim thời gian:
5. Học cách cắt tách 1 đoạn phim ra làm nhiều phần và cắt bỏ phần dư:
6. Học cách phục hồi 1 đoạn phim bị cắt lố:
7. Học cách làm mềm âm thanh và hình ảnh:
8. Học cách tạo hiệu ứng xuất hiện, hiệu ứng kết thúc và hiệu ứng chuyển cảnh cho video:
9. Học cách chỉnh ánh sáng cho video:
10. Học cách chỉnh màu sắc cho video:
11. Học cách phóng to, thu nhỏ video, xử lý các video bị nghiêng hay lộn ngược:
12. Học cách tua nhanh, tua chậm và tua ngược video:
13. Tách âm thanh gốc của video và chèn vào đó một đoạn âm thanh khác:
14. Học cách chèn chữ cho video:
15. Cách Lưu bàn làm việc:
16. Cách xuất phim – xuất ra file video:
17. Phím tắt quan trọng cần ghi nhớ
C - Một số ứng dụng mở rộng của Sony Vegas:
D - Một số vấn đề cần lưu ý và cách khắc phục những sự cố thông thường.
E - Cách chuyển đổi video
F - Tư vấn tin học cho người mới sử dụng máy tính
*****Hướng dẫn: Dương Khắc Tuấn Anh Trang 3
A - Giới Thiệu (bạn nên đọc qua hay bạn có thể bỏ qua phần này và chuyển thẳng sang
phần B nếu thấy phần này không cần thiết.)
Bản chất của Video – phim trong phần mềm làm phim: (trở về trang 1).
Phim là một loạt những khung hình sắp xếp liên tiếp nhau theo một hàng ngang giống
như 1 một đường ray xe lửa và cứ 2 thanh ray liên tiếp nhau sẽ là giới hạn của một khung
hình (hay còn gọi là 1 frame). Trong phần mềm làm phim Sony Vegas, cây kim thời gian sẽ
lướt nhanh qua nhiều khung hình trong 1 khoảng thời gian rất ngắn và khi kim chạy đến
đâu thì trên màn hình hiển thị sẽ hiện lên hình ảnh của khung hình mà cây kim thời gian
chạm tới. Thông thường thì 1 bộ phim sẽ có số khung hình trên giây là 25 (hay 30), có
nghĩa là cứ 1 s thì sẽ trình chiếu hết 25 khung hình suy ra mỗi khung hình chỉ được chiếu
trong thời gian 1/25 = 0,04s. Vậy nếu mỗi khung hình được kéo dài thời gian trình chiếu ra
thì trong vòng 1 s sẽ có ít hơn 25 khung hình được trình chiếu và nếu thời gian trình chiếu
mỗi khung hình đủ dài để mắt ta phân biệt được từng tấm thì điều này gây ra hiện tượng
giật trên phim. Còn đối với ảnh khi cho chạy thành video thì cũng tương tự bản chất của
video có điều khi ảnh ở dạng video thì ảnh là một loạt những khung hình giống nhau sắp
xếp liên tiếp nhau.
 1 đoạn phim được đánh giá qua các thông số chính như: Độ phân giải, tỉ lệ khung hình,
số khung hình trên giây…
+ Độ phân giải, ví dụ: 1280x720 (có nghĩa là số dòng kẻ dọc là 1280, và số dòng kẻ
ngang là 720), 1920x1080, 720x480, 640x480… Trên cùng 1 màn hình máy tính , khi chiếu
1 đoạn phim có độ phân giải 1280x720 sẽ sắc nét hơn 1 đoạn phim 720x480 (cùng để ở chế
độ full màn hình, phim tỉ lệ 16:9)
+ Tỉ lệ: Có 2 loại tỉ lệ khung hình của video thường gặp là tỉ lệ 16:9 và tỉ lệ 4:3, trên
cùng 1 màn hình máy tính đời mới hình chữ nhật thì khi chiếu phim 16:9 và phóng to hết cỡ
ta thấy nó chiếm hết diện tích màn hình, còn nếu là phim 4:3 thì nó để lại 2 viền đen 2 bên.
+ Số khung hình/giây: Thông thường có các con số 24, 25 (Pal), 30 (NTSC), 60….Một
bộ phim nhựa thông thường có thông số là 24 khung hình/giây ( f/s, Frame Per Second),

/file/d/1TyUQgu ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status