Tổng quan về cây cà phê và các sản phẩm - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


CHƯƠNG I : NGUYÊN LIỆU
1.1. sơ lược về nguyên liệu
1.1.1 Lịch sử của cà phê
1.1.1.1 lịch sử trồng cà phê trên thế giới [1] [2]
• Trên thế giới cây cà phê chè đầu tiên mọc hoang dại ở cao nguyên Etiopia (Châu phi). Sau được đội quân xâm lược Etiopia đưa sang Ả-rập từ thế kỷ 13-14.
• Năm 1554 cà phê từ Ả-rập tràn sang Thổ Nhĩ Kỳ
• Năm 1573 được trồng ở Syria
• Năm 1600 cà phê được trồng ở các nước Châu Âu như Ý, Anh, Pháp. Cũng trong thời gian này cà phê còn phát triển ở Ấn Độ.
• Năm 1614 người Hà Lan từ cảng Macha của Ả-rập lấy hạt và đưa cây con về Hà Lan
• Sau đó chỉ trong vòng nữa thế kỷ cà phê đã xuất hiện vòng quanh thế giới ( Bắc Mỹ, Brazil).
• Năm 1868 một trận dịch Hemileia vastatrix phát triển ghê gớm, cà phê chè (Arabia) khó trồng ở xứ nóng ẩm, do đó người ta bắt đầu nghiên cứu và phát hiện ra những loại cây khác thay thế cà phê như C canephora, C.Liderica mọc hoang dại ở miền rừng núi ẩm của Châu Phi.
• Cuối thế kỉ 18, cà phê phát triển khắp các vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới thuộc Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ.
1.1.1.2 Lịch sử trồng cà phê ở Việt Nam [1]
• Năm 1857 cà phê được trồng đầu tiên ở Quảng Trị và Bố Trạch (Quảng Bình )
• Năm 1870 đã thấy một số cây cà phê chè trồng ở Kẻ Sở ( Hà Nam Ninh ) do các nhà truyền đạo công giáo mang đến
• Năm 1888 thực dân Pháp đã thành lập những đồn điền cà phê ở trung du như ChiNê, Xuân Mai, Sơn Tây làm theo cách du canh, năng suất cao nhất những năm đầu là 400-500kg /ha. Sau thấp dần còn 100-150kg/ha.
• Để cứu vãn tình hình ấy, năm 1905 thực dân Pháp đã đưa vào Việt Nam loại cà phê vối (C.Robusta) và cà phê mít (C. excelsa) thay thế cà phê chè ở vùng thấp.
• Năm 1910 những đồn điền cà phê mới lại tiếp tục mọc lên ở Hà Tĩnh,
• Năm 1911 được trồng ở Yên Mỹ (Thanh Hóa).
• Năm 1915 được trồng ở Nghĩa Đàn (Nghệ An). Đồng thời cũng thăm dò khả năng thích nghi của cà phê ở Tây Bắc.
• Năm 1925 cà phê được phát triển ở Tây Nguyên.
1.1.2 Phân loại [4]
Cà phê thuộc:
• Lớp: Magnoliopsida
• Bộ: Rubiales
• Họ: Rubiaceae
• Giống: coffea
• Loài: 4 loài
- Coffea arabica
- Coffea canephora
- Coffea liberica
- Coffea stenophylla.
• Ba dòng chín:
- Cà phê Arabica ( cà phê chè)
- Cà phê Robusta (cà phê vối )
- Cà phê Excelsa( cà phê mít )
1.1.2.1 Cà phê chè Arabica [4] [5]
Nguồn gốc: cà phê chè có nguồn gốc ở cao nguyên Jimma, thuộc nước Ethiopia, vùng nhiệt đới phía đông Châu Phi. Gồm các chủng như: Typica, Bourbon, Moka, Catuai, Caturra, Catimor…
Đây là cây cà phê được trồng lâu đời nhất và tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới vì thơm ngon, dịu. Hàm lượng caffeine trong hạt trung bình 1,3%.
• Cây thuộc dạng bụi, thân cao 3 – 4m, cành đối xứng, mềm rủ xuống.
• Lá mọc đối xứng, hình trứng dài, đầu dài, đầu nhọn, rìa lá quăn. màu xanh đậm .
• Quả cà phê thuộc dạng quả thịt, hình trứng, khi chín có màu đỏ tươi ( chủng Caturra amrello cho quản màu vàng )
• Hạt cà phê hình tròn dẹt, có màu xanh xám hay xám xanh, xanh lục, xanh cốm, tùy theo giống và điều kiện bảo quản và chế biến.
• Cây cà phê Arabica có đặc tính tự thụ phấn.











Hình 1.1 cây cà phê Arabica


1.1.2.2 Cà phê vối Robusta [4] [5]
Nguồn gốc: cà phê vối có nguồn gốc từ khu vực sông Công-gô, miền vùng xích đạo và nhiệt đới Tây Châu Phi .
Cà phê vối có hàm lượng caffeine trung bình trong hạt 1,5 – 3% ( cao nhất trong 3 loại cà phê).
• Cây có một hay nhiều thân, thân cao khoảng 8-12m.
• Lá có hình trứng hay hình lưỡi mác, mũi nhọn, phiến lá gợn sóng.
• Quả hình tròn hay hình trứng, núm quả nhỏ. Trên quả có nhiều gân dọc, quả chín có màu đỏ hay hồng.
• Kích thước hạt nhỏ hơn hạt cà phê Arabica. Hạt có dạng hình tròn, dày, màu xanh bạc, xanh lục hay xanh nâu tùy chuẩn loại hay cách chế biến.
• Là cây không tự thụ phấn được.

Hình 1.2 cây cà phê Robusta

1.1.2.3 Cà phê mít Excelsa (Chari )
Nguồn gốc: cà phê mít có nguồn gốc ở xứ Ubangui-Chải, xứ Biển Hồ Sát, sa mạc Sahara
Hàm lượng caffeine trong hạt là 1,02 – 1,15.
Cây cao từ 6-15m
• Lá to, hình trứng hay hình lưỡi mác.
• Quả có hình trứng, hơi dẹt, núm quả lồi. Quả to, khi chín có màu đỏ sẫm.
• Hạt có màu xanh ngã vàng, có lớp vỏ lụa bám chặt vào hạt, khó làm tróc hết ra
• Cà phê mít ít thơm, có vị chua, chất lượng uống ít được ưa chuộng.


aAMLSFpZ8M50R4I
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status