phân lập và xác định mầm bệnh vi khuẩn trên cá lóc (channa striata) nuôi thương phẩm - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

TÓM TẮT
Đề tài nhằm khảo sát một số loài vi khuẩn thường gây bệnh trên cá lóc nuôi thâm
canh trong ao ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp và
Trà Vinh). Tổng số có 52 mẫu cá được thu trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4
năm 2014. Mẫu cá có dấu hiệu bệnh lý như bơi lờ đờ, lở loét, xuất huyết, thận và tỳ
tạng có nhiều đốm trắng, vây tưa rách. Kết quả phân lập được 98 chủng vi khuẩn và
định danh được 12 chủng thuộc giống Edwardsiella, 4 chủng thuộc giống
Streptococcus, 42 chủng Aeromonas và 11 chủng Aeromonas hydrophila thuộc giống
Aeromonas. Bên cạnh đó, kết quả kháng sinh đồ cho thấy các chủng vi khuẩn A.
hydrophila vẫn còn nhạy cao với florfenicol và doxycycline, chiếm 72,2%, cotrim
chiếm 45,5% và nhưng kháng với erythromycin và gentamin, chiếm tới 90,9%,
cefazolin chiếm 63,6%, neomycin chiếm 45,3%.
1 GIỚI THIỆU
Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã không ngừng phát triển và
ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành Thủy sản nói riêng và kinh tế đất
nước nói chung. Trong đó, đối tượng cá lóc (Channa striata) với những ưu điểm như
là loài cá có kích thước lớn, thịt thơm ngon, sinh trưởng nhanh, giá thành cao, thị
trường tiêu thụ ổn định, thức ăn không đòi hỏi chất lượng quá cao và giá thành sản
xuất thấp nên các quốc gia đang phát triển đặc biệt chú trọng đến phát triển nuôi loài

2
cá này. Tuy nhiên, nuôi cá lóc cũng gặp không ít khó khăn về con giống, thức ăn, đặc
biệt khi nghề nuôi được thâm canh hóa nhất là nuôi với mật độ cao thì vấn đề dịch
bệnh xảy ra thường xuyên hơn, thiệt hại cũng nhiều hơn và ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng thực phẩm. Một số bệnh thường xuất hiện trên cá lóc như bệnh do vi
khuẩn, bệnh ký sinh trùng và bệnh do nấm gây ra (Lư Trí Tài, 2010). Theo kết quả
khảo sát của Phạm Đăng Phương (2010) cho thấy có 7 loại bệnh xuất hiện trong quá
trình nuôi cá lóc: bệnh xuất huyết (50,7%), bệnh ký sinh trùng (49,6%), bệnh lở loét
(19,5%), bệnh gan thận mủ (13,3%), bệnh đẹn họng (đỏ xoang miệng) (15%), bệnh
chướng hơi sình bụng (8,8%) và bệnh nấm trên thân cá (3,5%). Theo điều tra của
Nguyễn Thanh Phương và ctv (2007) thì số nông hộ nuôi cá tra ghi nhận bệnh xuất
huyết xuất hiện vào mùa lũ chiếm tới 88%. Theo Từ Thanh Dung (2005) tần số xuất
hiện trên động vật thủy sản do vi khuẩn chiếm tới 50,9%. Tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn
lên tới 100% (Bùi Quang Tề, 2008). Qua những nghiên cứu trên, có thể nói bệnh cá
chủ yếu là do vi khuẩn, nấm, và ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn gây ra là
nguyên nhân gây nên thiệt hại lớn cho cá lóc nói riêng và cá nước ngọt nói chung,
làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành NTTS. Do vậy, tiến hành thực hiện
đề tài “Phân lập và định danh vi khuẩn trên cá lóc (Chana striata) nuôi thƣơng
phẩm” là rất cần thiết nhằm cung cấp đầy đủ và khái quát hơn về bệnh vi khuẩn trên
cá lóc. Từ đó, đưa ra được các biện pháp phòng và trị bệnh trên đối tượng này được
hiệu quả hơn.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp thu mẫu bệnh phẩm cá lóc
Mẫu cá lóc bệnh được thu từ 8 ao nuôi thâm canh ở An Giang (Long Xuyên và Châu
Phú), 3 ao nuôi thâm canh ở Đồng Tháp (Tam Nông) và 4 ao ở Trà Vinh. Mẫu được
thu trong khoảng thời gian có cá bệnh xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2014.
Mỗi ao thu 3 mẫu cá khỏe (không có dấu hiệu bệnh lý) và 3-5 mẫu cá có dấu hiệu
bệnh lý. Mẫu cá được phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh học Thủy sản -
Khoa thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.
Phƣơng pháp phân lập vi khuẩn
Quan sát và ghi nhận dấu hiệu bệnh lý bên ngoài. Dùng cồn 70% sát trùng bên ngoài
cá, lau sạch, mổ xoang bụng, quan sát và ghi nhận dấu hiệu bên trong. Phân lập vi
khuẩn bằng cách rạch một đường ở gan, thận và tỳ tạng bằng dao tiệt trùng, dùng que
cấy lấy mẫu bệnh phẩm từ điểm vừa rạch và cấy trên môi trường NA hay TSA. Mẫu
cấy được ủ ở nhiệt độ 28°C. Sau 24 đến 48 giờ, ghi nhận màu sắc, hình dạng, kích
thước khuẩn lạc và tiến hành tách ròng đến khi đạt đĩa cấy thuần (Từ Thanh Dung,
2012).



3
Phƣơng pháp định danh vi khuẩn
Các chỉ tiêu về hình thái, một số chỉ tiêu về sinh lý và sinh hóa được chọn để xác
định vi khuẩn phân lập được trên cá lóc bệnh theo các chỉ tiêu định danh vi khuẩn
mô tả bởi John (1999) và Barrow and Feltham (1993). Hình dạng, kích thước và tính
ròng của vi khuẩn được xác định bằng phương pháp nhuộm Gram (Barrow and
Feltham, 1993). Đặc điểm sinh lý sinh hóa được xác định theo cẩm nang của Cowan
và Steels (Barrow and Feltham, 1993) và bộ kít API 20E (BioMerieux).
Phƣơng pháp lập kháng sinh đồ
Phương pháp lập kháng sinh đồ được thực hiện theo tài liệu The Clinical and
Laboratory Standards Institute (CLSI) (2006), sử dụng môi trường Mueller-Hinton
Agar (MHA, Merck, Darmstadt, Germany), chọn 7 loại kháng sinh (Bio-Rad,
Marnes-la-Coquette, France): Doxycycline (DO/30µg), Florfenicol (FFC/30µg),
Cefazolin (KZ/10µg), Neomycin (N/30µg), Gentamycin (GM/10µg), Erythromycin
(E/30µg), Cotrim (COT/1.25/23.75/µg). Dòng vi khuẩn chuẩn Escherichia coli
ATCC 25922 được sử dụng làm chủng tham chiếu. Đo đường kính vòng vô trùng
(mm): Dựa vào chuẩn đường kính của vòng vô trùng theo tài liệu (CLSI) (2006)
nhằm xác định loại kháng sinh nhạy, nhạy trung bình và kháng.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Dấu hiệu bệnh lý
Qua 4 đợt thu mẫu, tổng cộng đã thu được 52 mẫu cá (An giang: 24 mẫu; Đồng
Tháp: 13 mẫu; Trà Vinh: 15 mẫu) trong đó có 9 mẫu cá giống và 43 mẫu cá thịt.
Nhìn chung, các mẫu cá lóc có dấu hiệu bệnh lý như: bơi lờ đờ trên mặt nước, màu
sắc nhợt nhạt, thân, vây và xoang miệng xuất huyết (Hình 1A), đặc biệt ở An Giang
cá lóc có dấu hiệu bệnh lý nặng hơn như có các vết loét ăn sâu vào cơ, mòn, cụt vi
đuôi và xuất hiện các búi bông gòn trên vết loét (Hình 1B). Bên cạnh đó, khi giải
phẫu thấy có nhiều đốm trắng li ti trên gan, thận và tỳ tạng (Hình 1C); xoang bụng có
dịch đỏ, gan bầm đen, gan và tỳ tạng bị sưng to (Hình 1D).
Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu khảo sát mầm bệnh trên cá lóc nuôi
thâm canh ở An Giang và Đồng Tháp của Phạm Minh Đức và ctv (2012). Nghiên
cứu này cũng đã xác định cá lóc nhiễm mầm bệnh vi khuẩn thường có một số dấu
hiệu bệnh lý đặc trưng như xuất huyết, lở loét, có đốm trắng trên gan, thận và tỳ tạng,
nội tạng có mùi hôi…. Đồng thời các dấu hiệu cá bơi lờ đờ, ăn ít; thân, vây và đầu bị
xuất huyết; nội quan sẫm màu, có chất dịch màu đỏ bầm trong xoang bụng ở cá lóc
giống trong đề tài nghiên cứu của Nguyễn Tín Trọng (2011) và Nguyễn Văn Út
(2013).

4

Hình 1: A: Cá lóc bị xuất huyết toàn thân (mũi tên),
B: Lở loét trên thân, mang, mòn cụt vi đuôi và có búi bông gòn xung quanh
loét (mũi tên),
C: tỳ tạng có đốm trắng, gan vàng-xanh (mũi tên),
D: xoang bụng có dịch, gan bầm, tỳ tạng sƣng to (mũi tên).
3.2 Kết quả phân lập và định danh
Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 98 chủng vi khuẩn trên cá lóc bị bệnh nuôi
thâm canh trong ao. Tất cả các chủng vi khuẩn này đều được kiểm tra các chỉ tiêu
sinh lý sinh hóa cơ bản như: nhuộm Gram, oxidase, catalase, di động, O/F. Dựa vào
đặc điểm hình thái và chỉ tiêu sinh lý đã xác định hai nhóm vi khuẩn là: nhóm Gram
dương, hình cầu và nhóm Gram âm, hình que. Nhóm vi khuẩn Gram dương được
định danh đến giống, riêng các chủng vi khuẩn Gram âm được định danh bằng bộ Kít
API 20E để xác định đến loài (Bảng 2).
Theo Tonguthai et al. (1999), kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hình thái, sinh lý của vi
khuẩn xác định được 3 nhóm vi khuẩn: Nhóm 1 có 4 chủng thuộc nhóm
Streptococcus có hình cầu, gram dương, catalase âm tính, màu trắng hơi đục, khuẩn
lạc nhỏ li ti; nhóm 2 có 12 chủng thuộc giống Ewardsiella có hình que, gram âm,
khuẩn lạc màu trắng đục, đường kính khoảng 0,02 - 0,035 mm, oxidase âm tính;
nhóm 3 có 42 chủng thuộc giống Aeromonas có hình que, gram âm, khuẩn lạc vàng
nhạt, đường kính khoảng 0,015 - 0,03 mm, dạng nguyên, oxidase dương tính.

5
Bảng 1: Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn phân lập trên cá lóc nuôi
thƣơng phẩm.

Chỉ tiêu
Vi khuẩn
Streptococcus
Edwardsiella
Aeromonas
Gram
+
-
-
Hình dạng
Cầu
Hình que
Hình que
Tính di động
-
+
+
Oxidase
-
-
+
Catalase
-
+
+
O/F
+/+
+/+
+/+
O/129


-
Nhóm 1: Vi khuẩn Streptococcus
Kết quả kiểm tra theo phương pháp Cowan and Steel’s (bảng 1) đề tài đã xác định
được 4 chủng Streptococcus là vi khuẩn Gram dương, có dạng hình cầu, không di
động, không tạo bào tử, khuẩn lạc nhỏ màu trắng đục, oxidase và catalase âm tính, có
khả năng lên men O/F. Theo Buller (2004), Streptococcus là vi khuẩn Gram dương,
có dạng hình cầu hay hình oval, các vi khuẩn thường kết nối lại tạo thành chuỗi dài
nên được gọi là liên cầu khuẩn. Phát triển tốt trong môi trường máu. Bệnh do vi
khuẩn Streptococcus spp. đã được ghi nhận lần đầu tiên trên cá hồi tại Nhật Bản bởi
Hoshina et al. 1958. Sau đó, có rất nhiều loài cá được báo cáo là nhiễm vi khuẩn này
như: cá bơn Nhật Bản, cá Koi, cá chẽm, cá rô phi (Inglis et al., 1993; Noga, 2010).
Ngoài ra, kết quả của Phạm Văn Thanh Thoán (2011) cho biết vi khuẩn
Streptococcus spp. là tác nhân gây bệnh trên cá rô phi (Oreochromis sp.) và theo
Phạm Minh Đức và ctv (2012) cũng xác định vi khuẩn Streptococcus vi khuẩn Gram
dương, có dạng hình cầu, không di động, khuẩn lạc nhỏ màu trắng đục, oxidase và
catalase âm tính, có khả năng lên men O/F, gây bệnh cho cá lóc với tần số xuất hiện
là 14,8%. Dựa vào những ghi nhận của nhiều tác giả trên có thể kết luận loài vi
khuẩn Streptococcus có khả năng gây bệnh trên cá lóc ở An Giang, Đồng Tháp và
Trà Vinh.

Hình 2: A: khuẩn lạc Streptococcus trên môi trƣờng NA;
B : Vi khuẩn Streptococcus là vi khuẩn Gram dƣơng, hình cầu (100X)
A
B

6
Nhóm 2: Vi khuẩn Edwardsiella
Dựa vào các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa ở bảng 1 kiểm tra theo phương pháp Cowan
and Steel’s đề tài đã xác định được 12 chủng vi khuẩn Gram âm thuộc giống
Edwardsiella cùng với những đặc điểm như sau: vi khuẩn có dạng hình que, khuẩn
lạc nhỏ, trắng đục sau 24 giờ trên môi trường NA và có khả năng di động.
Edwarsiella phản ứng dương tính với catalase, âm tính với oxidase, có khả năng lên
men O/F. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với Barrow and Feltham, 1999 và kết quả
của Phạm Minh Đức và ctv (2012) vi khuẩn Edwardsiella được phân lập từ cá lóc
nuôi thâm canh. Bên cạnh đó, cá các dấu hiệu bơi lờ đờ, giải phẫu nội tạng thấy xuất
hiện nhiều đốm trắng đục cỡ 1-3 mm trên gan và tỳ tạng giống như nghiên cứu của
Phạm Minh Đức và ctv (2012). Như vậy, có thể kết luận rằng vi khuẩn Edwardsiella
có khả năng gây bệnh trên cá lóc ở giai đoạn nuôi thương phẩm.

Hình 3: A: khuẩn lạc Edwardsiella trên môi trƣờng NA;
B : Vi khuẩn Edwardsiella là vi khuẩn Gram âm, hình que (100X)
Nhóm 3: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila
Từ kết quả kiểm tra hình thái, sinh lý tiến hành chọn 20 chủng định danh bằng bộ kít
API 20E trong số 42 chủng thuộc giống Aeromonas. Kết quả đã xác định được 11
chủng vi khuẩn A. hydrophila, 9 chủng còn lại có sự sai khác và không phù hợp với
một số chỉ tiêu trong bộ kít API 20E.
Qua bảng 2 cho thấy 11 chủng vi khuẩn đều cho kết quả dương tính ADH, LDC,
IND, VP, GEL, GLU; âm tính với chỉ tiêu ODC, H
2
S, URE, SOR, INO, RHA, MEL
các chỉ tiêu còn lại có sự khác nhau giữa các chủng. Mặc dù không thống nhất về tất
cả chỉ tiêu ở cả 11 chủng, tuy nhiên dựa vào cẩm nang của Cowan và Steels (Barrow
and Feltham, 1993) vẫn có thể khẳng định 11 chủng đều là vi khuẩn A. hydrophila
gây bệnh trên cá lóc ở An Giang và Trà Vinh.
Vi khuẩn A. hydrophila là vi khuẩn Gram âm, hình que, di động, đường kính 0,1-1,0
µm, có thể phát triển ở 37
o
C, hiếu khí và yếm khí không bắt buộc, có khả năng lên
men, oxidase dương tính, kháng với O/129. Kết quả này phù hợp với kết quả đặc
điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn trong nghiên cứu của Inglish et al.
(1993) và Từ Thanh Dung (2005). Theo Nguyễn Thị Thu Hằng (2005), A.
A
B

7
hydrophila khi phát triển trên môi trường TSA thì khuẩn lạc có màu vàng nhạt, tròn,
hơi lồi, nhẵn. Đồng thời, các dấu hiệu bệnh lý của những mẫu cá bệnh do nhóm vi
khuẩn này đều có dấu hiệu có đốm đỏ ở dưới da, xuất huyết vây lưng và hậu môn.
Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa và ctv (2004). Ngoài ra,
đuôi và vây bị hoại tử, cá có các khối u trên bề mặt cơ thể, vẩy dễ rơi rụng, nội tạng
bị sưng và xung huyết giống với những mô tả về dấu hiệu bệnh lý do vi khuẩn
Aeromonas spp. gây ra trên cá (Austin and Austin, 1987; Inglis et al., 1993; Aoki,
1999; Noga, 2010. Bên cạnh những mẫu bệnh có dấu hiệu bệnh lý cũng có mẫu chưa
có biểu hiện bệnh rõ ràng, thậm chí ở mẫu khỏe kết quả cũng phân lập và định danh
được chủng vi khuẩn A. hydrophila. Điều này chứng tỏ vi khuẩn A. hydrophila
không chỉ hiện diện ở cá bệnh mà còn ở cá khỏe.

Hình 4: A: khuẩn lạc A. hydrophila trên môi trƣờng NA;
B : Vi khuẩn A. hydrophila là vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn (100X)
Bệnh do vi khuẩn Aeromonas spp. được nghiên cứu đầu tiên bởi Scaperclous (1930)
và nhóm vi khuẩn này đã được biết đến là nguyên nhân gây bệnh xuất huyết trên cá
chình (Anguilla anguilla) và cá chép (Cyprinus carpio) ở nhiều nước trên thế giới
(Inglis et al., 1993; Aoki, 1999; Cipriano, 2001). Theo báo cáo của Tanasomwang
and Saitanu (1979) đã tìm thấy vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh xuất huyết do nhiễm
trùng máu trên cá basa nuôi trong bè gỗ. Ngoài ra, một số tác giả cũng nhận định
chính A. hydrophila là tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá chép và cá trê trắng
giống (Saitanu et al., 1982; Angka, 1990). Bên cạnh đó, nghiên cứu gần đây của
Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv (2012) đã xác định loài vi khuẩn này cũng gây xuất
huyết trên lươn đồng (Monopterus albus) và cũng chính là tác nhân gây bệnh trên cá
rô (Anabas testudineus) (Đặng Thụy Mai Thy và ctv, 2012). Ngoài những nghiên cứu
trên, theo Lư Trí Tài (2010), vi khuẩn A. hydrophila chiếm cao nhất 38,3% gây bệnh
trên cá lóc. Tương tự, đến năm 2012 tác giả Phạm Minh Đức và ctv xác định được 4
loài vi khuẩn gây bệnh trên cá lóc nuôi thâm canh, trong đó vi khuẩn A. hydrophila
cũng có tần số xuất hiện cao nhất chiếm 54,3%. Từ những ghi nhận trên cho thấy,
loài vi khuẩn A. hydrophila đã có sự mở rộng phổ loài cảm nhiễm trên các đối tượng
cá đồng tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.



U696DeBAb1k3haK
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status