Quản trị rủi ro tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh ngân hàng phát triển Gia Lai - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ngân hàng phát triển Gia Lai. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ngân hàng phát triển Gia Lai.
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như
hiện nay việc cho vay theo chính sách của nhà nước là hết sức cần thiết, đặt
biệt là đối với cho vay trong tín dụng đầu tư. Việc thành lập ngân hàng phát
triển Việt Nam là phù hợp với quá trình phát triển trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lậptheo Quyết định số
108/2006/QĐ – TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng chính phủ “Về việc
thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam” trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ
phát triển (được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7
năm 1999) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước.
Trong những năm qua, nhờ chính sách cho vay vốn tín dụng ĐTPT của
Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện đã thu hút được nhiều
nhà đầu tư, tạo ra nhiều ngành, lĩnh vực thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong
thời kỳ nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Nhờ nguồn
vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã góp phần tạo việc làm cho nhiều đồng
bào dân tộc tại chỗ, góp phần đảm bảo an ninh chính trị trên các địa bàn, đặt
biệt là địa bàn Tây nguyên và vùng sâu, vùng xa, vùng núi và hải đảo. Với
mục tiêu khuyến khích các nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội nên
các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi
như: Thời gian vay vốn tương đối dài, tài sản thế chấp cơ bản chỉ là tài sản
hình thành từ tương lai (vốn vay), tỷ lệ thế chấp ít,... Do đó, hoạt động cho
vay đầu tư mang nhiều yếu tố rủi ro.
Trong tình hình thực tế hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng phát

triển là tương đối cao, đặc biệt các dự án vay vốn thuộc đối tượng là: thủy
điện, đóng tàu,….
Xuất phát từ thực tế trên, tui chọn đề tài nghiên cứu là:
Quản trị rủi ro tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Ngân hàng phát triển Gia Lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa các lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu
tư của Nhà nước.
- Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
đầu tư tại Chi nhánh NHPT Gia Lai, đánh giá những những kết quả, những
tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đầu tư.
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng
đầu tư trong cho vay của Nhà nước.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Về lý luận, quản trị rủi ro tín dụng bao hàm những nội dung gì? Các
tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh
hưởng công tác này?
- Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Chi nhánh
NHPT Gia Lai từ năm 2011 – 2013 diễn ra như thế nào? Những kết quả, hạn
chế trong việc quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHPT Gia Lai là gì?
- Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tín dụng trong cho vay đầu
tư tại Chi nhánh là gì?.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 .Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Những lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu
tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ngân hàng phát triển Gia
Lai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài tập trung nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư
tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ngân hàng phát triển Gia Lai
trong thời kỳ tử năm 2011 đến năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, đề tài
sử dụng các phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số
liệu, tổng hợp, xử lý, phân tích thống kê để đánh giá, kết luận tình hình thực
tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về mặt lý luận: Tập hợp những kết quả nghiên cứu lý luận về rủi ro
tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua. Từ đó
đưa ra những bài học kinh nghiệm và những vấn đề cần tiếp tục phải nghiên
cứu.
- Về mặt thực tiễn: Tổng kết và nêu lên bài học kinh nghiệm cho việc
quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ngân
hàng phát triển Gia Lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
trình bày theo 3 chương gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu
tư của Ngân hàng Phát triển.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại
Ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ngân hàng phát triển Gia Lai.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong
cho vay đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ngân hàng
phát triển Gia Lai.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay thì sự biến động của
nền kinh tế là không thể lường trước được cho nên quản trị rủi ro tín dụng
được quan tâm hàng đầu, đặt biệt là trong các Ngân hàng, bởi nếu quản trị rủi
ro không tốt thì nó có thể dẫn đến hệ thống ngân hàng hoạt động không hiệu
quả và có thể dẫn đếp khả năng mất vốn. Chính vì vậy, số lượng nghiên cứu
về công tác quản trị rủi ro tín dụng khá phong phú và đa dạng, có thể kể đến
một số luận văn tiêu biểu là:
Luận văn “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại NHNo&PTNT Việt Nam khu vực Tp Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị
Thanh Nga công bố năm 2010. Về cơ bản luận văn đã giải quyết được những
vấn đề:
- Luận văn đã đưa ra các lý nâng cao chất lượng tín dụng đối với
DNNVV tại một số nước làm cơ sở cho các NHTM Việt Nam có thể học hỏi
để phát triển.
- Luận văn đã phân tích được thực trạng hoạt động tín dụng, chất lượng
tín dụng đối với DNNVV và những đặc điểm chủ yếu của hệ thống Agribank
Việt Nam. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế
còn tồn tại và tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng,
là cơ sở nhằm đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối
với DNNVV góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội.
- Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng, vì vậy công
tác nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là đối với các DNNVV là rất quan
trọng.
Luận văn “Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần ngoại thương Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong
quá trình hội nhập quốc tế” của Nguyễn Thị Ánh Thùy công bố năm 2009.


Về cơ bản luận văn dựa trên cơ sở đánh giá, phân tích các rủi ro của Chi
nhánh, nhìn nhận những mặt hạn chế và nguyên nhân của từng loại rủi ro để
đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng quản trị rủi ro ngân hàng trong
thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, góp phần vào sự nghiên cứu tìm biện
pháp quản trị rủi ro và nâng cao tính cạnh tranh của các ngân hàng trên địa
bàn với các ngân hàng khác trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng" Lê Hồng Tuấn năm 2012, Trường đại
học kinh tế Đà Nẵng - Đại học Đà Nẵng. Đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận
về quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại, thực
trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh và đưa ra
các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Chi
nhánh. Điểm nổi bật của luận văn này là hệ thống được cơ sở lý luận của công
tác quản trị rủi ro tín dụng.
Trong nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Thanh Trà năm 2010 về đề tài
“Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương
Chi nhánh Nam Sài gòn”, tác giả chỉ ra nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là
đo các yếu tố sau:
- Cán bộ tín dụng sai sót khi thực hiện quy trình cấp tín dụng, công tác
thu thập thông tin tín dụng không đầy đủ và chính xác.
- Lạm dụng tài sản thế chấp, như: Do thiếu thông tin hay thông tin
chưa chính xác về khách hàng nên ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản thế
chấp.
- Công tác kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh chưa hiệu quả
- Rủi ro do cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, tập trung quá
cao cho một mục tiêu tăng trưởng tín dụng, tất yếu dẫn đến việc giảm thấp
điều kiện cấp tín dụng, nới lỏng kiểm soát cho vay.
- Nguyên nhân từ phía tài sản đảm bảo: Việc định giá tài sản đảm bảo
là bất động sản, cổ phiếu đều do cán bộ tín dụng tự định giá theo giá thị
trường, việc định giá chủ yếu tham khảo trên báo, đài, internet,... mà chưa có
bộ phận chuyên định giá tài sản trước khi cho vay để lường trước những biến
động của thị trường để dự báo chính xác trong tương lai.
Chính những yếu tố trên đã gây ra những rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Từ đó tác giả đã đề xuất các giải pháp cụ thể phù hợp nhằm hoàn thiện quản
trị rủi ro tín dụng với ngân hàng mà tác giả trực tiếp ngiên cứu.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ
NƯỚC
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là việc đưa một lượng vốn nhất định vào quá trình hoạt động
kinh tế nhằm thu lại một lượng giá trị lớn hơn sau một khoảng thời gian xác
định.
Đầu tư có hai đặc trưng cơ bản là tính sinh lợi và thời gian kéo dài.
Tính sinh lợi là đặc trưng hàng đầu của đầu tư. Không thể coi là đầu tư nếu
việc sử dụng tiền vốn không nhằm mục đích thu lại một khoản tiền có giá trị
lớn hơn khoản tiền đã bỏ ra ban đầu. Đặc trưng thứ hai của đầu tư là chỉ có
thể thu hồi giá trị ứng ra sau thời gian khá dài nên thường gánh chịu nhiều rủi
ro.
b. Đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là loại đầu tư nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế,
làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực hoạt động của xã hội.
ĐTPT là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, cải thiện chất lượng sống của
người dân trong xã hội.
ĐTPT thường thể hiện dưới các hình thức bỏ tiền ra để xây dựng, sửa
chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm lắp đặt trang thiết bị, bồi dưỡng
đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt
động của các tài sản này nhằm duy trì năng lực hoạt động và tạo năng lực mới
cho nền kinh tế.
ĐTPT khác biệt với các loại hình đầu tư khác ở chỗ:
- Đòi hỏi một số vốn lớn, khó thu hồi do mục tiêu chủ yếu là đầu tư vào
tài sản cố định (TSCĐ).
- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư từ khi bắt đầu đến khi
các thành quả của nó phát huy tác dụng thường kéo dài nhiều năm tháng với
nhiều biến động xảy ra. Do đó, hoạt động ĐTPT không tránh khỏi sự tác động
hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên (địa lý,
địa chất, môi trường khí hậu...), về xã hội, chính trị, kinh tế...
- Các thành quả của hoạt động ĐTPT có giá trị sử dụng lâu dài nhiều
năm, có khi hàng trăm, hàng ngàn năm, gắn liền với địa danh xây dựng.
- Để đảm bảo cho công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao
phải làm tốt công tác chuẩn bị. Cũng chính vì những đặc điểm nêu trên nên
hoạt động ĐTPT đòi hỏi phải được tổ chức thực hiện một cách chu đáo, bài
bản dưới hình thức các dự án đầu tư, còn gọi là dự án ĐTPT hay dự án phát
triển.
c. Tín dụng ĐTPT của Nhà nước
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các
hình thức tín dụng cho các dự án phát triển thuộc lĩnh vực được Nhà nước
khuyến khích. Về mặt hình thức, tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng dựa trên
các quan hệ vay mượn có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Nhưng về nội dung, tín dụng
ĐTPT của Nhà nước không phải là hoạt động kinh doanh về tiền tệ của Nhà
nước mà là kênh hỗ trợ các nhà đầu tư huy động được vốn cho ĐTPT. Ngày
nay, ngoài đầu tư trực tiếp, Chính phủ các nước thường sử dụng tín dụng
ĐTPT của Nhà nước như một công cụ khuyến khích đầu tư.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
a. Đặc điểm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Là một loại hình tín dụng trong hệ thống tín dụng của nền kinh tế quốc
dân, tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng mang những đặc điểm vốn có của tín
dụng nói chung (quan hệ ba bên trong đó tổ chức tín dụng đóng vai trò trung
gian giữa người có tiền tạm thời nhàn rỗi và người có nhu cầu sử dụng tiền;
quan hệ tài chính dựa trên sự tín nhiệm; quan hệ nhượng quyền sử dụng tiền
trong một thời gian nhất định; lãi suất là giá của quyền sử dụng tiền theo thời
gian…). Tuy nhiên, do được tổ chức thực hiện bởi các cơ quan được Nhà
nước uỷ quyền nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của Nhà nước,
đồng thời lại hướng đến đối tượng phục vụ là hoạt động ĐTPT, nên tín dụng
ĐTPT nhà nước mang những đặc trưng riêng, phản ánh sự đan xen giữa đặc
điểm của tín dụng và đặc điểm của sử dụng NSNN. Những đặc trưng này là:
- Nhà nước can thiệp vào các quyết định tín dụng. Nếu trong tín dụng
thương mại, tổ chức tín dụng có toàn quyền quyết định huy động vốn ở đâu,
cho ai vay, lãi suất như thế nào, thì trong tín dụng ĐTPT của Nhà nước, Nhà
nước can thiệp sâu vào các quyết định tín dụng trên nhiều phương diện như
cung cấp nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh hay tổ chức phát hành trái
phiếu chính phủ huy động vốn để cho vay đầu tư, quy định ai được vay, vay
với lãi suất như thế nào….
- Tính hiệu quả kinh tế đan xen hiệu quả chính trị, xã hội. Khác với
mục đích của các loại hình tín dụng khác trong nền kinh tế thị trường là tìm
kiếm lợi nhuận, mục đích của tín dụng ĐTPT của Nhà nước là hỗ trợ các dự
án ĐTPT thuộc đối tượng mà Nhà nước muốn khuyến khích phát triển. Do đó
hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước không vì mục đích lợi nhuận, không
đặt mục đích lợi nhuận do khoản tín dụng đó đem lại lên hàng đầu, mà nhấn
mạnh hiệu quả kinh tế - chính trị - xã hội.
- Tính kế hoạch - chỉ định. Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước
mang tính kế hoạch - chỉ định rõ ràng. Kế hoạch tín dụng ĐTPT hàng năm là
một bộ phận của kế hoạch ĐTPT của Nhà nước nhằm thực hiện những mục
tiêu chiến lược về phát triển KT-XH trong từng thời kỳ và được Nhà nước
thông báo hàng năm.
- Ưu đãi về khối lượng, thời hạn và lãi suất. Tín dụng ĐTPT của Nhà
nước hàm chứa sự ưu đãi của Nhà nước đối với các đối tượng thụ hưởng. Sự
ưu đãi của Nhà nước có thể được thể hiện trên phương diện khối lượng, thời
hạn và lãi suất cho vay. Cụ thể:
+ Về khối lượng: Các dự án ĐTPT thuộc đối tượng vay vốn tín dụng
ĐTPT có thể được Nhà nước cho vay một số lượng vốn rất lớn theo ý chí của
Nhà nước, không bị ràng buộc bởi các giới hạn về tỷ lệ an toàn như trong tín
dụng của ngân hàng thương mại.
+ Về thời hạn: Các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thường
được hưởng thời hạn rất dài, có thể lên đến 10 - 15 năm hay dài hơn; thời kỳ
ân hạn đối với các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT nhà nước cũng thường dài
hơn so với tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Về lãi suất vay vốn: Về cơ bản, lãi suất cho vay trong tín dụng ĐTPT
của Nhà nước thường thấp hơn so với tín dụng của ngân hàng thương mại.
Đặc điểm này xuất phát từ mục đích phi lợi nhuận của tín dụng ĐTPT của
Nhà nước.
b. Vai trò tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là cách sử dụng tài
chính Nhà nước hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư của tư nhân
không phải bao giờ cùng phủ lấp đầy các nhu cầu của các ngành và lĩnh vực
nên Nhà nước phải bổ sung bằng đầu tư của mình.
Mặt khác, do phải hoàn trả số vốn vay (cả gốc và lãi) nên chủ đầu tư
phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương án đầu tư có khả năng
sinh lời cao, đồng thời tìm cách giảm thiểu chi phí đầu tư bằng cách cắt giảm
những khoản chi không cần thiết. Điều đó cũng có nghĩa là việc tài trợ cho


các dự án thông qua tín dụng ĐTPT góp phần hạn chế tình trạng dàn trải, thất
thoát, lãng phí trong đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là công cụ thực hiện chức năng của
Nhà nước trong việc khắc phục các khiếm khuyết của kinh tế thị trường.
Mặc dù kinh tế thị trường là bước phát triển cao của nền kinh tế sản
xuất hàng hoá với rất nhiều điểm ưu việt nhưng bên cạnh đó nó cũng có khá
nhiều khiếm khuyết mà bất cứ quốc gia nào trong quá trình xây dựng nền kinh
tế thị trường cũng đều phải đối mặt như ô nhiễm môi trường, tình trạng phân
hoá giàu nghèo, bất công xã hội, phát triển không cân đối giữa các vùng
miền… Để khắc phục những khiếm khuyết này, Nhà nước có thể sử dụng
nhiều công cụ (thuế, chi NSNN, tín dụng ĐTPT nhà nước…) trong việc điều
tiết, phân bổ các nguồn lực, đảm bảo cho các vùng, các ngành, hay thành
phần kinh tế phát triển một cách đồng đều, trong đó tín dụng ĐTPT được sử
dụng như là công cụ chủ yếu để tài trợ cho các dự án ĐTPT có khả năng thu
hồi vốn trực tiếp.
c. Tín dụng ĐTPT của Nhà nước góp phần thực hiện các mục tiêu
kinh tế - xã hội
Có rất nhiều mục tiêu và quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô mà bất kỳ một
quốc gia nào cũng phải hướng tới như mục tiêu về sản lượng, việc làm, lạm
phát, lãi suất..., cân đối tiết kiệm - tiêu dùng - đầu tư, cân đối xuất khẩu - nhập
khẩu... Để đạt được những mục tiêu và quan hệ cân đối này, Nhà nước phải sử
dụng kết hợp nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác nhau mà trong đó chủ yếu
là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Là một bộ phận cấu thành trong
hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, tín dụng ĐTPT của Nhà
nước có tác động rất lớn trên các mặt:
+ Thông qua việc hỗ trợ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng và các cơ
sở sản xuất, tín dụng ĐTPT của Nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, tạo công ăn việc làm.


734c7ES3z0GC909
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status