các năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt trong dạy học - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC 1
I. MỞ ĐẦU 2
II. NỘI DUNG 2
2.1. Năng lực 2

2.1.1. Khái niệm 4
2.1.2. Phân loại 5
2.1.2.1. Năng lực chung 5
2.1.2.2. Năng lực riêng 9
2.1.2.2.1. Năng lực chuyên biệt trong giáo dục 9
2.1.2.2.2. Năng lực chuyên biệt của môn Sinh học 9
2.1.2.2.2.1. Tri thức về sinh học (Biology knowledge) 9
2.1.2.2.2.2. Năng lực nghiên cứu 10
2.1.2.2.2.3. Năng lực thực địa 10
2.1.2.2.2.4. Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm 11
2.2. Kỹ năng và kỹ năng tư duy 11
2.2.1. Kỹ năng 11
2.2.2. Các kỹ năng tư duy 11
2.2.2.1. Kỹ năng quan sát 11
2.2.2.2. Kỹ năng phân tích – tổng hợp 12
2.2.2.3. Kỹ năng so sánh 13
2.2.2.4. Kỹ năng khái quát hóa 13
2.2.2.5. Kỹ năng suy luận 14
2.3. Phát triển năng lực thông qua dạy học bộ môn sinh học 14
3. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực 15
4. Mối quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kỹ năng và thái độ 18
5. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thông qua phương pháp seminar 19
III. KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
3
I. MỞ ĐẦU
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển
năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ
những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế.
Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người
học.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy
học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng
năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con
người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương
trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận
thức.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng
phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là ”sản
phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ

việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.
II. NỘI DUNG
2.1. Năng lực
Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về năng lực
4
Theo P.A. Rudich, năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi phối các
quá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một
hoạt động nhất định.
Gerard và Roegiers (1993) đã coi năng lực là một tích hợp những kĩ năng cho
phép nhận biết một tình huống và đáp ứng với tình huống đó một cách tchs hợp và
một cách tự nhiên.
De Ketele (1995) cho rằng năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng (các hoạt
động) tác động lên một nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết
các vấn đề do tình huống này đặt ra.
Xavier Roegiers (1996) quan niệm năng lực là một vấn đề tích hợp ở chỗ nó bao
hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong
đó diễn ra các hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó diễn ra các
hoạt động.
Theo John Erpenbeck, năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả
năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và thực hiện hóa
qua chủ định .
Weitnert (2001), năng lực là những khả năng và kỉ xảo học được hay sẵn có của
cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sang về động cơ,
xã hội…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm
và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.
Nếu lấy dấu hiệu tố chất tâm lý để định nghĩa, thì năng lực được định nghĩa như
sau: năng lực là một thuộc tính tích hợp của nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lý
của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho
hoạt động đó có kết quả tốt đẹp.
Nếu lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định nghĩa , thì
năng lực được định nghĩa như sau: “ Năng lực là khả năng vận dụng những kiến
thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng mộ cách hợp lý
vào thực hiện thành công nhiệm vụ hay giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc
sống”. Hay một quan niệm khác: “Năng lực là một tích hợp các kĩ năng (tập hợp
trật tự các kĩ năng/hoạt động) cho phép nhận biết một tình huống và co sự đáp ứng
tình huống đó tương đối tự nhiên và thích hợp (sự tác động lên các nội dung trong
5
một loại tình huống cho trước có ý nghĩa đối với cá nhân để giải quyết vấn đề do
tình huống này đặt ra); thể hiện một năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ
năng trong một tình huống có ý nghĩa, có năng lực có nghĩa là làm được.
Tóm lại, dù diễn đạt cách nào cũng thấy năng lực có một số đặc điểm chung, cơ
bản là:
- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do một
con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý
bản thân,… Như vậy không tồn tại năng lực chung chung.
- Có sự tác động của một tác nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức,
quan hệ xã hội,…) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này
với người khác.
- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn
tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì thế, năng lực
vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động, nhưng
cũng phát triển trong chính hoạt động đó. Quá trình dạy học, giáo dục nhằm hình
thành, rèn luyện, phát triển năng lực ở cá nhân tất yếu phải đưa cá nhân tham gia
vào hoạt động.
Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ
chức hợp lý các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng
những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả
tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định. Biểu hiện của năng lực là biết sử
dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở
tiếp thu lượng tri thức rời rạc.
Như vậy có thể thấy dù cách phát biểu có khác nhau, nhưng các cách trên đều
khẳng định: Khi đề cập đến năng lực là phải nói đến năng lực thực hiện, là phải biết
và làm (Know – how), chứ không chỉ biết và hiểu (Know – what)
2.1.1. Khái niệm
Năng lực là sự kết hợp 1 cách linh hoạt có tổ chức về kiến thức, kỹ năng, thái độ,
tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm giải quyết có hậu quả 1 nhiệm vụ cụ thể.
Đặc điểm của năng lực: đề cập đến xu thế đặt được 1 kết quả nào đó của 1 công
việc cụ thể do 1 con người thực hiện.
6
7
2.1.2. Phân loại
2.1.2.1. Năng lực chung
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hay cốt lõi, làm nền tảng
cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp như:
năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính toán; năng lực
giao tiếp, năng lực vận động,…Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa
trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc
sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau.
Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển. đối chiếu với yêu


o16WCY7tOksmd1Y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status