Tài liệu tập huấn Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THCS môn Vật lí - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Phần I 5
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ 5
I. VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 5
1. Những kết quả bước đầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá 5
2. Những mặt hạn chế của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá 8
3. Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá 9
II. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TRUNG HỌC 11
III. ĐỔI MỚI CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 12
1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học 13
2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực 14
IV. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC 27
1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của HS 27
2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học 29
V. ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HS 34
1. Đánh giá theo năng lực 35
2. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 37
3. Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực HS 39
Phần II 46
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC 46
1. Xác định các năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn Vật lí cấp THCS 46
1.1. Dạy học định hướng phát triển năng lực 46
1.2. Các năng lực chuyên biệt trong bộ môn Vật lí 48
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học vật lí nhằm hướng tới những năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt của môn học. 57
2.1. Các phương pháp và hình thức dạy học vật lí tạo điều kiện phát triển năng lực 57
2.2. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề 58
Phần III 63
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC 63
1. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực 63
2. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực 65
2.1. Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình 65
2.2. Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí 66
2.3. Tự suy ngẫm và tự đánh giá 67
2.4. Đánh giá đồng đẳng 68
2.5. Đánh giá qua thực tiễn 72
2.6. Một số phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập truyền thống 73
2.7. Một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển năng lực 75
3. Hướng dẫn biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của các chủ đề trong chương trình GDPT hiện hành 81
4. Xây dựng bài tập đánh giá năng lực trong dạy học một chương 98
5. Xây dựng ma trận đề kiểm tra 103
Phần IV 107
TỔ CHỨC THỰC HIỆN TẠI ĐỊA PHƯƠNG 107
I. NỘI DUNG TRIỂN KHAI TẠI ĐỊA PHƯƠNG 107
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DIỄN ĐÀN VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 109
PHỤ LỤC 119
I. MỘT SỐ KIỂU TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS 119
PHỤ LỤC 1. Dạy học theo trạm (learning by station): 119
PHỤ LỤC 2. Dạy học nghiên cứu tình huống 124
PHỤ LỤC 3. Dạy học dự án 133
PHỤ LỤC 4. Học dựa trên tìm tòi, khám phá khoa học (inquiry based learning) 148
PHỤ LỤC 5. Dạy học ngoại khóa 157
PHỤ LỤC 6. Dạy học phân hóa 170
PHỤ LỤC 7. Dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” 172
II. VÍ DỤ MINH HỌA VỀ VIỆC XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS 182
TÀI LIỆU THAM KHẢO 191




Phần I
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục.
I. VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Những kết quả bước đầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của giáo dục phổ thông, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đã được quan tâm tổ chức và thu được những kết quả bước đầu thể hiện trên các mặt sau đây:
1.1. Đối với công tác quản lý
- Từ năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của HS.
- Các sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học thông qua tổ chức các hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo cụm chuyên môn, cụm trường; tổ chức hội thi GV giỏi các cấp, động viên khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và các hoạt động hỗ trợ chuyên môn khác.
- Triển khai việc “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”. Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy hoạt động của HS làm trung tâm, ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: HS học như thế nào? HS đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?
- Triển khai xây dựng thí điểm Mô hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Mục tiêu của mô hình này là đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng khoa học, hiện đại; tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; thực hiện trung thực trong thi, kiểm tra. Góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phục vụ đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015.
- Triển khai thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT tại các trường và các địa phương tham gia thí điểm. Mục đích của việc thí điểm là nhằm: (1) Khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hoạt động giáo dục của các trường phổ thông tham gia thí điểm; (2) Củng cố cơ chế phối hợp và tăng cường vai trò của các trường sư phạm, trường phổ thông thực hành sư phạm và các trường phổ thông khác trong các hoạt động thực hành, thực nghiệm sư phạm và phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; (3) Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông cho đội ngũ giảng viên các trường/khoa sư phạm, GV các trường phổ thông tham gia thí điểm; (4) Góp phần chuẩn bị cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.
- Triển khai áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013; sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Triển khai sâu rộng Cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp dành cho GV.
- Quan tâm chỉ đạo đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức thi, kiểm tra đánh giá như: Hướng dẫn áp dụng ma trận đề thi theo Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH, ngày 30/12/2010 về việc Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra vừa chú ý đến tính bao quát nội dung dạy học vừa quan tâm kiểm tra trình độ tư duy. Đề thi các môn khoa học xã hội được chỉ đạo theo hướng "mở", gắn với thực tế cuộc sống, phát huy suy nghĩ độc lập của HS, hạn chế yêu cầu học thuộc máy móc. Bước đầu tổ chức các đợt đánh giá HS trên phạm vi quốc gia, tham gia các kì đánh giá HS phổ thông quốc tế (PISA). Tổ chức Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung học; Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học nhằm khuyến khích HS trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực HS.
- Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã hạn chế được nhiều tiêu cực trong thi, kiểm tra.
1.2. Đối với GV
PHỤ LỤC 7. Dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

1. Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Phương pháp "Bàn tay nặn bột" (BTNB), tiếng Pháp là La main à la pâte - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Phương pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak (Giải Nobel Vật lí năm 1992). Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
Đứng trước một sự vật hiện tượng, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS.
2. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB
Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB được đề xuất bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp:
1. Nguyên tắc về tiến trình sư phạm
a) HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó.
Sự vật ở đây được hiểu rộng bao gồm cả những vật có thể sờ được bằng tay (thấu kính, quả bóng) và tiến hành các thí nghiệm với nó và cả những sự vật không thể tiếp xúc được ví dụ như bầu trời, mặt trăng, Mặt Trời, phân tử…
Đối với HS trung học cơ sở, vốn sống của các em còn ít, vì vậy các sự vật hiện tượng càng gần gũi với HS càng kích thích sự tìm hiểu, khuyến khích sự tìm tòi của các em.
b) Trong quá trình tìm hiểu, HS lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên.
Nguyên tắc này nhấn mạnh đến sự khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra những lập luận để bảo vệ cho ý kiến cá nhân của mình, nhấn mạnh đến vai trò của hoạt động nhóm trong học tập. Chỉ khi trao đổi những suy nghĩ cá nhân của HS với những HS khác, HS mới nhận thấy những mâu thuẫn trong nhận thức. Việc trình bày của HS là một yếu tố quan trọng để rèn luyện ngôn ngữ. Vai trò của GV là trung gian giữa kiến thức khoa học và HS. GV sẽ tác động vào những thời điểm nhất định để định hướng sự thảo luận và giúp HS thảo luận xung quanh vấn đề mà các em đang quan tâm.
c) Những hoạt động do GV đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho HS một phần tự chủ khá lớn.
Mức độ nhận thức được hình thành theo quy luật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Để HS hiểu sâu sắc kiến thức, yêu cầu của sự hình thành kiến thức cũng theo quy tắc này. Từ hiểu biết cơ bản, rồi nâng dần lên theo cấp độ tương ứng với khả năng nhận thức của HS sẽ giúp HS tiếp thu kiến thức hiệu quả và chắc chắn.
GV dành sự tự chủ cho HS có nghĩa là tôn trọng và lắng nghe ý kiến của HS, chấp nhận các lỗi sai và sự hiểu lầm ban đầu, HS được chủ động làm thí nghiệm, chủ động trao đổi, thảo luận… GV dành sự tự chủ cho HS cũng chính là thay đổi vai trò của GV trong quá trình dạy học từ GV đóng vai trò trung tâm chuyển sang HS đóng vai trò trung tâm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
d) Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Sự liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt thời gian học tập.
Một chủ đề khoa học được giảng dạy trong nhiều tuần sẽ giúp cho HS có thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng và hình thành kiến thức. Điều này cũng có lợi cho HS trong việc khắc sâu, ghi nhớ kiến thức thay vì giảng dạy ồ ạt, nhồi nhét kiến thức, "cưỡi ngựa xem hoa".


39I9t01Pz7W65v7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status