Thẩm định các dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Thẩm định các dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG – BIỂU
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Khái quát công tác thẩm định các dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội 2
I. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội và một số hoạt động kinh doanh chủ yếu 2
1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội (NH No&PTNT Nam Hà Nội) 2
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội 3
3. Một số hoạt động kinh doanh của NH Nno&PTNT Nam Hà Nội 8
3.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng 8
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT Việt Nam từ năm 2007 đến đầu năm 2009 11
II. Khái quát công tác thẩm định các dự án đầu tư nói chung của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội 16
1. Những quy định của Ngân hàngNo&PTNT đối với hình thức cho vay theo dự án đầu tư 16
2. Số lượng và qui mô các dự án đầu tư được thẩm định tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội 18
2.1. Thẩm định dự án đầu tư theo loại hình cho vay 19
2.2. Thẩm định các dự án đầu tư theo ngành kinh tế 19
2.3.Thẩm định các dự án đầu tư theo thành phần kinh tế 20
2.4 Thẩm định các dự án đầu tư theo loại tiền gửi 20
Chương II : Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà Nội 22
I. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng NNo&PTNT và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà Nội 22
1. Dự án đầu tư mua sắm tàu biển mua sắm tàu biển và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà Nội 22
1.1. Số lượng và quy mô các dự án đầu tư mua sắm tàu biển được thẩm định tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội 23
1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư mua sắm tàu biển và yêu cầu cầu đối với công tác thẩm định 23
2. Quy trình và thẩm quyền thẩm định 24
2.1. Mục đích thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn 24
2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 27
2.3.Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư 28
3. Phương pháp thẩm định 29
3.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự 30
3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu 30
3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy 31
3.4. Phương pháp dự báo 32
3.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro 32
4. Đội ngũ cán bộ thẩm định và phương tiện phục vụ công tác thẩm định 33
5. Nội dung thẩm định 33
5.1. Thẩm định khách hàng 33
5.2. Thẩm định dự án đầu tư 38
5.3. Điều kiện đảm bảo tiền vay 48
5.4. Lập báo cáo thẩm định và ra quyết định cấp vốn 49
II. Thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển đối với một dự án cụ thể - dự án mua tàu chở dầu GANMUR 47.084 DWT. 49
A. Thẩm định khách hàng vay vốn 50
B. Thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn 55
C. Kết luận và đề xuất 72
III. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội 73
1. Những kết quả đạt được 74
2. Một số mặt hạn chế và nguyên nhân 77
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội 80
I. Định hướng phát triển của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội 80
1. Những thuận lợi và khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và của NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói riêng trong bối cảnh hiện nay 80
2. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh năm 2009 81
3. Định hướng chung cho công tác thẩm định 83
II. Một số giải pháp chủ yếu nhắm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển 84
1. Phát triển nhận thức về vị trí và vai trò của công tác thẩm định trong ngân hàng 84
2. Hoàn thiện quy trình thẩm định 85
3. Hoàn thiện nội dung thẩm định 85
4. Đào tạo cán bộ thẩm định 86
5. Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin 88
III. Một số kiến nghị 89
1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan. 89
2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 90
3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội 91
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 94
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 114
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 115
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t phần thu nhập ứng với mỗi đồng chi phí cho cả thời kỳ hoạt động của dự án.
Nhược điểm: đây là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối, tỷ lệ B/C có thể dẫn đến sai lầm khi lựa chọn những dự án loại trừ nhau vì những dự án nhỏ có tỷ lệ B/C lớn song tổng lợi nhuận vẫn nhỏ, phương pháp này cũng phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu.
- Phân tích độ nhạy của dự án: Đây là phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa các đại lượng đầu vào không an toàn và đại lượng đầu ra của dự án.
Các đại lượng đầu vào mà cán bộ thẩm định đánh giá là không an toàn gồm có:
Mức lãi suất tính toán: chọn mức lãi suất tính toán thấp làm cho các chỉ tiêu giá trị tương đương trở thành hấp dẫn. Thực tế mức lãi suất đó có thể cao hơn.
Mức giá và sản lượng : hai chỉ tiêu này càng cao thì doanh thu càng lớn, các chỉ tiêu đầu ra mang tính hấp dẫn hơn.Vì vậy để đả bảo độ tin cậy cao, cán bộ thẩm định pahri đưa ra nhiều phương án khác nhau để khẳng định hiệu quả của dự án.
Các yếu tố chi phí sản xuất: mỗi yếu tố này đều ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Để tăng tính hấp dẫn nhiều doanh nghiệp đã giảm chi phí xuống hay tính toán chi phí không đầy đủ. Nên để xem xét xem trong trường hợp xấu hơn, dự án có trụ lại được không, có giữ được mức hiệu quả yêu cầu không thì việc xem xét sự biến động giá của các chi phí là rất cần thiết trong mọi trường hợp.
Chi phí vốn đầu tư: chi phí vốn đầu tư thấp làm cho dự án hấp dẫn hơn và ngược lại. Các dự án thường dự toán chi phí đầu tư thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư thực tế là cho dự án từ chỗ có hiệu quả thành phi hiệu quả.
Các đại lượng đầu ra của dự án đầu tư có thể là:
Giá trị hiện tại thuần NPV
Tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR
Thời gian thu hồi vốn T
Phân tích độ nhạy của dự án cho phép cán bộ thẩm định nhận biết được những nhân tố đầu vào có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu ra của dự án, từ đó có những chú ý đặc biệt trong việc tính toán quản lý các yếu tố này về sau. Những dự án được coi là an toàn nếu nó chịu ít ảnh hưởng từ các yếu tố đầu vào. Tức là nếu những nhân tố đầu vào bất định thì kết quả dự án vẫn nằm trong khung có thể chấp nhận được.
h) Phân tích rủi ro của dự án
Ngoài ra, cán bột hẩm định còn đánh giá những khó khăn, rủi ro có khả năng xảy ra với dự án, từ đó chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác hại của những rủi ro đó. Tuỳ mức độ phức tạp của dự án và khả năng của bản thân mà cán bộ thẩm định có thể chủ động tư vấn cho khách hàng hay báo cáo lên trưởng phòng tín dụng để cùng tìm hướng giải quyết. Các rủi ro xảy ra đối với một dự án đầu tư thông thường là:
- Về cung cấp: sự sẵn có của nguyên nhiên liệu, của loại hàng hóa vận tải
- Về sản xuất: thay đổi công nghệ, thiết bị, khoa học kỹ thuật, thay đổi về bộ máy quản lý, lãnh đạo công ty như: mâu thuẫn nội bộ, rủi ro bất khả kháng xảy ra đối với các lãnh đạo chủ chốt, tài năng của công ty
- Về cung cấp dịch vụ vận tải biển: khó khăn không tiêu thụ được sản phẩm theo dự kiến, mức độ cạnh tranh găy gắt hơn dự kiến vì có các đối thủ cạnh tranh mới, có các sản phẩm mới thay thế làm ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm,
Rủi ro do
- Rủi ro do nguyên nhân khách quan: tác động của các yếu tố thiên nhiên, xã hội: Mưa, động đất, lũ, hoả hoạn, trộm cướp, lừa đảo;do các chính sách thay đổi của Nhà nước: thuế, xuất, nhập khẩu, đầu tư, đất đai
i) Thẩm định về phương diện môi trường
Sự phát triển không ngừng của ngành vận tải biển trên thế giới đã làm cho số lượng tàu hoạt động trên các đại dương ngày càng nhiều và do đó biển ngày càng bị ô nhiễm do các chất thải của tàu thải ra biển (dầu, chất lỏng độc hại, rác thải) hay các sự cố tràn dầu do tai nạn trên biển. Do đó bên cạnh việc thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án, cán bộ thẩm định còn xem xét đến hiệu quả kinh tế xã hội, đặc biệt về mặt môi trường sinh thái của dự án.
Cán bộ thẩm định khi xem xét hồ sơ vay vốn đã kiểm tra đối chiếu với các văn bản hiện hành xem dự án có nằm trong diện phải lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không. Nếu có thì phải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp nhận, phê duyệt
Trong quá trình khảo sát, cán bộ thẩm định đã xem xét đến mức độ gây ô nhiễm môi trường của dự án, những giải pháp và phương tiện doanh nghiệp áp dụng trong việc xử lý các chất thải, những giải pháp đó có phù hợp với các quy định của luật bảo vệ môi trường, của các Bộ ngành liên quan hay không, chi phí là bao nhiêu...
5.3. Điều kiện đảm bảo tiền vay
Để tránh những tổn thất xảy ra do khách hàng không trả được nợ như đã cam kết, một trong những quy định mà ngân hàng đưa ra đối với khách hàng muốn vay vốn là phải có tài sản đảm bảo. Tài sản dùng để đảm bảo cho khoản vay có thể là tài sản thuộc sở hữu của người vay, của bên thứ 3 bảo lãnh hay là tài sản hình thành từ chính nguồn vốn vay của ngân hàng. Tài sản đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ 2 khi thu nhập từ hoạt động của dự án không đảm bảo để trả nợ. Tài sản đảm bảo phải được đánh giá 1 cách chính xác làm cơ sở xác định hạn mức tín dụng và đảm bảo khả năng phát mại tài sản khi cần thiết. Đối với các dự án đầu tư mua sắm tàu biển thì tài sản đảm bảo thông thường chính là con tàu xin đầu tư. Vì vậy, trong nội dung thẩm định tài sản đảm bảo thường bao gồm :
* Về nguồn thông tin để thẩm định: Cán bộ thẩm định sử dụng thông tin từ 3 nguồn sau :
+ Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp : danh sách các thiết bị trên tàu, năm sản xuất và khấu hao của tàu...
+ Khảo sát thực tế : biên bản giám định tàu, ý kiến của các chuyên gia...
+ Các nguồn khác : công an, tòa án, báo chí, cơ quan đăng ký tàu...
* Thẩm định về tính pháp lý của tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo tín dụng trước hết phải có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định, nghĩa là tài sản đó phải:
+Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay hay người bảo lãnh: Đối với trường hợp dự án mua sắm tàu biển thì tài sản đảm bảo thường chính là con tàu dự án dự định mua
+ Không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng
+ Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật
* Thẩm định tính dễ chuyển nhượng của tài sản
Con tàu dùng làm tài sản đảm bảo phải đảm bảo điều kiện có thể chuyển nhượng được trên thị trường. Những tài sản không được chấp nhận làm tài sản đảm bảo tín dụng là các loại tài sản ứ đọng, kém phẩm chất, các loại hàng hoá đặc chủng dễ bị phá huỷ do tác động của môi trường, thời gian Cán bộ tín dụng có trách nhiệm khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng trên thị trường về loại tàu mà doanh nghiệp dùng làm tài sản đảm bảo để kết luận về tính dễ tiêu thụ của nó.
* Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo: công việc này do cán bộ thẩm định tài sản đảm bảo trực tiếp đảm nhiệm. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay được xác định bao gồm cả hoa lợi lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản đó.
Hạn mức cho vay là 1 tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên giá trị tài sản đảm bảo, được ngân hàng quy định tuỳ theo tính chất rủi ro của dự án nhằm đảm bảo nguyên tắc giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn số tiền xin vay. Tuy nhiên, ngân hàng không quy định rõ ràng tỷ lệ phần trăm nhất định dựa trên khả năng rủi ro của dự án, mà cán bộ thẩm định sẽ xác định tỷ lệ này dựa vào khả năng trả nợ của dự án, tiềm lực tài chính và lịch sử tín dụng của khả hàng.
Đối với loại dự án đầu tư mua sắm tàu biển thì tài sản đảm bảo là con tàu nên cán bộ thẩm định căn cứ vào giá trị ghi trên hóa đơn mua sắm, giá trị còn lại ghi trên sổ sách sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao, giá công bố trên báo chí, giá chào bán của đại lý... để thỏa thuận với khách hàng vay/ bên bảo lãnh về giá trị tài sản bảo đảm.
5.4. Lập báo cáo thẩm định và ra quyết định cấp vốn
Sau khi tiến hành thẩm định các nội dung của dự án như trên, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành lập báo cáo thẩm định để đưa ra kết luận, nhận xét về dự án và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định xem có cho vay vốn không. Mỗi mẫu báo cáo thẩm định thường gồm các nội dung sau :
Tóm lược về dự án
Thẩm định về chủ đầu tư : tư cách pháp lý, năng lực kinh doanh, năng lực quản lý, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
Thẩm định dự án đầu tư : hồ sơ dự án, sự cần thiết phải đầu tư, thị trường đầu vào đầu ra, kỹ thuật, tài chính, môi trường, đảm bảo tiền vay của dự án.
Những rủi ro cơ bản của dự án
Những thuận lợi và khó khăn của dự án
Kết luận và đề xuất của tổ thẩm định
II. Thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển đối với một dự án cụ thể - dự án mua tàu chở dầu GANMUR 47.084 DWT.
Đây là dự án được 5 Ngân hàng cùng tham gia thẩm định đồng tài trợ vốn, Chi nhánh Nam Hà Nội là ngân hàng đầu mối và thu xếp vốn. Danh sách các Ngân hàng cùng thẩm định như sau:
1. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
2. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầy Giấy.
3. Ngân Hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội
4. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà Nội – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh .
5. Ngân hàng Liên...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status