Đánh giá khái quát tiềm năng và đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế biển - đảo - pdf 28

Download miễn phí Đánh giá khái quát tiềm năng và đánh giá khái quát thực trạng phát triển kinh tế biển - đảo



Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế biển thật sự chưa tương xứng với với tiềm năng
to lớn mà biển mang lại cho tổ quốc Việt Nam. Chúng ta mới tập trung ở khâu đánh bắt,
nuôi trồng thuỷ sản nhưng hầu hết cũng với những phương tiện thô sơ do nguồn vốn của
ngư dân còn hạn chế; Du lịch biển chỉ phát triển tương đối khá ở Nha Trang, Tuần Châu
- Hạ Long nơi tổ chức những cuộc thi mang tính quốc tế, còn những bãi biển khác hình
như vẫn còn nằm im chờ đợi cơn gió mới; Thể thao biển với những cuộc đua thuyền,
lướt ván vẫn còn nằm trong kế hoạch và việc du lịch “ Long cung, đảo nổi” với các nàng
tiên cá như ở Xingapore chỉ là những điều mơ ước.
Trong thời gian qua, ngành khai thác dầu khí đã có một bước tăng trưởng tương
đối khá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên, tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, hiện cũng chỉ đang khai
thác ở dạng thô, yếu tố rủi ro còn nhiều và phụ thuộc mạnh mẽ vào công nghệ nước
ngoài; quá trình khai thác dầu khí cũng như một số tài nguyên khác đã làm ô nhiễm
biển.Giao thông vận tải thì phát triển chưa đủ mạnh, các loại hình giao thông còn rất
thô sơ, kém chất lượng không thể cạnh tranh lại với các nước khác trong khu vực và
thế giới như: Hoa Kì, Nhật Bản, Singrapore Việc tận dụng các nguồn năng lượng
mới từ biển như: sóng, thủy triều thì chưa thực hiện đượ





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ất ra các sản phẩm mỹ
nghệ và sử dụng nhiều trong lĩnh vực y học. Bên cạnh đó khu vực quần đảo Trường Sa
còn có trữ lượng dầu khoảng 6 tỷ thùng, trong đó khí chiếm khoảng 70 %. Đây là một
nguồn năng lương dự trữ tương đối lớn để giúp Việt Nam trong tương lai có thể phát
triển một nền công nghiệp toàn diện.
3.4 Huyện đảo Phú Quý:
Gồm 8 đảo lớn, nhỏ với diện tích khoảng 16 km2 và dân số hơn 18.000 người là
huyện đảo có mật độ dân số rất cao hơn 1000 người/km2, đây là một nguồn lao động
rất dồi dào đáp ứng tốt chương trình phát triển kinh tế của huyện đảo. Phú quý nằm
Trang 23
trong phạm vi của một ngư trường lớn Ninh Thuận – Bình Thuận nên có một nguồn
lợi thủy hải sản vô cùng phong phú, vùng biển này còn là nơi cư trú của nhiều loài cá
mập – một loài cá quý hiếm và có giá trị rất cao, chính vì thế ngư dân ở đây còn có
nghề câu cá mập và nghề bán vây cá đem lại lợi nhuận to lớn. Huyện đảo Phú Quý còn
có vị trí quan trọng là nằm trên trục đường biển quốc tế thuận lợi trong việc phát triển
các hoạt động dịch vụ hàng hải, đã được xác định là một trung tâm kinh tế biển, khu
công nghiệp chế biến và dịch vụ hàng hải. Trong tương lai Phú Quý sẽ trở thành khu
kinh tế đầu tiên được xây dựng theo mô hình đặc khu kinh tế biển.
3.5 Huyện Côn Đảo:
Côn Đảo nằm
cách thành phố Vũng
Tàu khoảng 180 km với
diện tích khoảng 76
km2 và dân số khoảng
6000 người. Xung
quanh đảo có ngư
trường rộng lớn với
tiềm năng lớn về khai
thác, đánh bắt thủy hải
sản xa bờ, dịch vụ hậu
cần nghề cá và là nơi
phục vụ tránh trú bão
cho tàu thuyền của cả
khu vực rộng lớn. Với
chiều dài đường bờ
biển hơn 200 km bao
quanh, vùng biển Côn
Đảo còn có tiềm năng
lớn về dầu khí. Hiện tại
trong khu vực này đã
được tiến hành khai
thác ở một số mỏ và thu
về nguồn ngoại tệ rất
cao. Côn Đảo còn có vị
trí thuận lợi về giao
thương trong nước và quốc tế, nằm trên vùng biển phía Nam, cửa ngỏ ra vào của các
tỉnh Nam Bộ, gần đường hàng hải quốc tế (từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam) và
nhiều tuyến đường bay quốc tế đi ngang khu vực này. Có cơ sở hạ tầng tương đối mới
và đồng bộ thuộc loại khá cao so với các huyện đảo khác và mang dáng dấp của một
đô thị. Bên cạnh đó với hệ thống di tích lịch sử cách mạng và khu Vườn quốc gia Côn
Đảo với hệ động thực vật nguyên sinh, đa dạng phong phú với nhiều loài đặc hữu,
nhiều cảnh quan thiên nhiên rừng, biển đã mở ra tiềm năng to lớn cho việc phát triển
một nền kinh tế toàn diện ở huyện đảo này.
4. Các đảo và quần đảo thuộc vùng biển Tây Nam:
Đây là khu vực có nhiều đảo thứ hai ở nước ta với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ
như: Phú Quốc (568 km2), Thổ Chu ( 17,5 km2), Các đảo ở đây được tổ chức thành
Trang 24
Bản đồ 2.1: Quần đảo Côn Đảo
2 huyện đảo là huyện đảo Phú Quốc (gồm đảo Phú Quốc và quần đảo Thổ Chu), và
huyện đảo Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang.
4.1. Huyện đảo Phú Quốc:
Huyện đảo Phú Quốc
có diện tích 593 km2 với số
dân hơn 50.000 người-là
huyện đảo có số dân đông
nhất, cách thị xã Hà Tiên 46
km. Phú Quốc có nhiều điều
kiện thuận lợi hơn các đảo
khác nên trong những năm
gần đây đã được đầu tư phát
triển một cách mạnh mẽ. Là
một đảo lớn, trên đảo có tầng
đất rất dày, nguồn nước ngọt
phong phú (bao gồm cả
nguồn nước mặt và nước
ngầm) nên rất thuận lợi để
phát triển ngành trồng trọt
đặc biệt là trồng cây công
nghiệp như: tiêu, dừaNơi đây còn thích hợp để phát triển chăn nuôi và trồng rừng.
Mặc dù Phú Quốc nằm trong một vùng biển nông nhưng một số nơi cũng có những
vũng, vịnh tương đối kín và độ sâu vừa phải- đó là một điều kiện thuận lợi để xây
dựng các cảng biển (cảng An Thới). Phú Quốc được mệnh danh là “Đảo Ngọc” vì
xung quanh đảo có rất nhiều bãi biển đẹp, cát trắng mịn rất hấp dẫn với du khách như:
Bãi Khem, Bãi Sao, Bãi Vòng, Bãi Dương Đông...kết hợp với vườn quốc gia Phú
Quốc đây là một tiềm năng to lớn để Phú Quốc kết hợp mô hình du lịch giữa nghĩ
dưỡng và nghiên cứu khoa học rất độc đáo. Không những thế, Phú Quốc còn nằm
trong một vùng rất giàu có về nguồn lợi mà thiên nhiên đã ban tặng cho đó chính là
thủy hải sản, trữ lương hải sản ở đây không nhiều nhất cả nước nhưng bù lại nơi này
có trữ lượng cá nổi rất cao và hầu hết là những loài có giá trị kinh tế như: cá thu, cá
chim, tôm, sò, mực
Không chỉ thuận lợi về vị trí tự nhiên mà ngay cả về vị trí kinh tế - xã hội Phú
Quốc cũng hội tụ biết bao là điều kiện thuận lợi. Nằm trong vùng tiếp cận với các quốc
gia có nền kinh tế phát triển năng động như: Singapore, Malaysia, Thái Lanvì vậy,
Phú Quốc sớm có điều kiện để phát triển và hội nhập kinh tế. Đặc biệt, khi kênh đào
Kra thực hiện thì Phú Quốc sẽ là nơi trung chuyển và quá cảnh cả về tuyến hàng hải và
giao thông quốc tế.
4.2. Huyện đảo Kiên Hải:
Gồm một hệ thống các đảo ven bờ với tổng diện tích 39 km2 và số dân hơn
20.000 người. Dù nằm trên vùng vịnh Thái Lan như đảo Phú Quốc nhưng Kiên Hải
không hội đủ những điều kiện thuận lợi như Phú Quốc vì bản thân là các đảo nhỏ nên
mạng lưới cơ sơ hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải đòi hỏi khi xây dựng là rất tốn
kém. Kiên Hải tuy không so bằng Phú Quốc về tiềm năng nhưng bù lại có một nguồn
thủy hải sản phong phú và một số đảo có phong cảnh đẹp – đây cũng là một động lực
lớn trong quá trình phát triển và hội nhập của huyện.
Trang 25
Bản đồ 2.2 Huyện đảo Phú Quốc
III. Tiềm năng về phát triển kinh tế của biển – đảo Việt Nam:
1. Tiềm năng về phát triển kinh tế:
Bản đồ 2.3: Tìềm năng phát triển kinh tế biển – đảo Việt Nam
Trang 26
Cũng như nhiều vùng biển và nhiều quốc gia có vùng biển khác, biển Việt Nam
tạo cho đất nước có vị thế địa kinh tế quan trọng, không gian biển chứa đựng nguồn tài
nguyên phong phú và to lớn bao gồm cả biển quốc gia và biển quốc tế, cả vùng trời,
mặt nước, lòng biển và lòng đất dưới đáy biển.
Biển chứa đựng trong lòng nhiều loại tài nguyên có ý nghĩa kinh tế to lớn. Đó là
tài nguyên địa kinh tế với ý nghĩa mặt tiền mở cửa hướng ra quốc tế. Lịch sử nhân loại
cho thấy các quốc gia công nghiệp phát triển đều đã lợi dụng thành công yếu tố biển-
đảo cho sự phát triển. Sự hùng mạnh của kinh tế biển – đảo, khoa học công nghệ chính
là một bộ phận hợp thành của sức mạnh kinh tế và tiềm lực khoa học – công nghệ
quốc gia.
Vùng trời trên biển là tài nguyên phát triển du lịch hàng không Ngoài ra, biển
còn là nhân tố có ý nghĩa lớn điều hòa khí hậu, là nơi chứa đựng các nguồn năng lượng
thủy triều, năng lượng gió, năng lượng sóng biển Có thể khai thác trong tương lai.
Tiềm năng to lớn của biển kết hợp với việc hình thành các đồng bằng châu thổ
và đồng bằng ven biển khá màu mỡ đã tạo nên nét đặc thù của nền nông nghiệp “ châu
Á gió mùa”, những ngành nghề kinh tế đặc trưng thuần biển, làm muối, hàng hải
cùng với những lễ hội của ngư dân vùng ven biển, vùng đảo đã tạo nên một sắc thái
độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Là một trong những quốc gia biển, yếu tố biển đã không chỉ có ảnh hưởng
mạnh đến đời sống của con người Việt Nam mà còn gắn với “Văn minh lúa nước”.
Biển, đã, đang và sẽ còn tiếp tục góp phần cùng với các lưu vực của hệ thống sông Mê
Kông, sông Hồng kiến tạo nên 2 đồng bằng phì nhiêu ở 2 đầu đất nước. Đặc biệt, nền
văn minh sông Hồng lâu đời của người Việt chịu tác động sâu sắc và liên tục của dòng
chảy sông Hồng nơi chắn sóng – bồi tụ đến đâu con người ra đến đấy. Lớp lớp những
truyền đê quay chắn sóng vươn về phía biển nối thành đường đi để được thay bằng con
đê mới, để tạo nên một nét đặc sắc trong lịch sử phát triển của đồng bằng châu thổ
sông Hồng. Có lẽ “ văn hóa đê điều” là một trong những nét độc đáo và lâu đời nhất
mà yếu tố biển đã góp phần tạo ra cho cư dân nông nghiệp vùng ĐBSH gắn với truyền
thuyết 50 người con trai theo cha là Lạc Long Quân xuống biển mỡ ra bờ cõi dựng
nên cơ nghiệp. Đồng thời, những ngành nghề kinh tế “thuần biển” và trên biển cũng
từng bước dần dần hình thành và phát triển tồn tại cho đến tận ngày nay.
Nói chung, biển đã mang lại cho tổ quốc ta nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú và đa dạng :
1.1. Tài nguyên sinh vật:
Tài nguyên sinh vật của vùng biển – đảo Việt Nam được đánh giá là khá phong
phú. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao
như: cá thu, cá chim, cá nục, cá trích trong đó các loài cá nổi chiếm tới 63% tổng
lượng cá biển. Ngoài ra biển nước ta còn có 1647 loài giáp xác, trong đó có 70 loài
tôm, có loài có giá trị xuất khẩu cao như: tôm hùm, tôm he, tôm rồngcó hơn 2500
loài nhuyễn thể và hơn 600 loài rong biển. Theo đánh giá mới nhất của Bộ thủy sản
Việt Nam thì vùng biển Việt Nam có tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn
và cho phép khai thác hàng năm là 1,9 triệu tấn, trong đó vùng gần bờ khoảng 500.000
tấn, còn lại là vùng biển xa bờ.
Trang 27
• Động vật:
Theo tài liệu
nghiên cứu về “đặc điểm
nguồn lợi cá biển Việt
Nam, trữ lượng và khả
năng khai thác”, cho biết:
vùng biển nước...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status