Lãi suất tín dụng ngân hàng và sự điều hành lãi suất tín dụng ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Lãi suất tín dụng ngân hàng và sự điều hành lãi suất tín dụng ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam



 
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về lãi suất tín dụng ngân hàng 2
I. Khái niệm, phân loại lãi suất và vai trò của lãi suất trong nền kinh tế thị trường 2
1. Khái niệm: 2
2. Phân loại lãi suất 2
3- Vai trò của lãi suất (trong nền kinh tế thị trường) 6
II- Ngân hàng Trung ương – Sự điều hành lãi suất tín dụng ngân hàng của ngân hàng trung ương. 9
1- Các mô hình Ngân hàng TW và mô hình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 9
2. Sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và mục tiêu, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 11
3- Nguyên tắc hoạt động của NHTW trong thực hiện chính sách lãi suất 12
4- Các công cụ điều tiết lãi suất thị trường của NHTW 12
chương II : Thực trạng chính sách lãi suất 14
I. Giai đoạn từ 1992 trở về trước: 14
II. Giai đoạn cuối năm 1992 đến năm 1995: 15
III. Giai đoạn từ 1/1/1996 đến nửa đầu năm 2000. 18
IV- Giai đoạn từ 5/8/2000 đến nay. 23
Chương III-Giải pháp điều hành lãi suất ở Việt Nam hiện nay 25
I. Những nguyên tắc cần quán triệt khi đổi mới chính sách lãi suất 25
1. Điều chỉnh lãi suất phải xuất phát từ quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ. 25
2. NGâN HàNG Việc điều chỉnh lãi suất phải đảm bảo lợi ích giữa cả 3 bên: người đi vay, người cho vay và Ngân hàng Thương mại dựa trên nguyên tắc tài sản. 25
3. Điều chỉnh lãi suất phải đảm bảo lợi ích của toàn nền kinh tế nói chung 25
II. Phương hướng và giải pháp điều hành lãi suất ở Việt Nam 25
Kết luận 27
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
Sau 2 năm thí điểm đổi mới hoạt động Ngân hàng và thực hiện Nghị định 53/HĐBT, ngày 24 tháng 5 năm 1990 Nhà nước ta ban hành 2 pháp luật về Ngân hàng. Đó là “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” và “ Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty tài chính”. Đó là bước tiến quan trọng về mặt pháp lý trong hoạt động Ngân hàng, nhằm tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện công tác Ngân hàng ở nước ta. Thực hiện 2 pháp lệnh đó khẳng định lại về tổ chức hệ thống Ngân hàng nước ta theo mô hình 2 cấp và hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia; tăng cường hơn nữa quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Nhà nước, góp phần phát triển hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Ngày 26/12/1997 Nhà nước ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam `1(có hiệu lực từ ngày 1/10/1998). Từ đây mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được chi phối bởi luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thể hiện như sau:
Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NH Trung ương ( NHTW ) hoạt động theo luật NHNN VN và thực hiện hai chức năng cơ bản:
* Là ngân hàng của Quốc gia
+ NHTW là ngân hàng độc quyền phát hành tiền.
+ Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng cho các ngân hàng thương mại.
* NHTW là ngân hàng của nhà nước và thực hiện chức năng quản lý vĩ mô các hoạt động tiền tệ tín dụng nhằm đảm bảo sự ổn định tiền tệ và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, qua đó thực hiện các mục đích kinh tế vĩ mô của nền kinh tế .
Để thực hiện mục tiêu của mình NHNN VN cũng như các NHTW khác không thể bằng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để tác động trực tiếp và ngay lập tức bởi vì hầu hết những ảnh hưởng của chính sách tiền tệ chỉ xuất hiện sau một thời gian nhất định từ 6 tháng đến 2 năm và điều này sẽ là quá muộn và không hiệu quả. Vì vậy, NHTW của các nước thường xác định các chỉ tiêu cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng. Các mục tiêu này được chia làm hai loại:
Mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động và mục tiêu về lãi suất được lựa chọn với mục tiêu lượng trên cung ứng làm mục tiêu trung gian và làm căn cứ để lựa chọn mục tiêu cuối cùng. Sau đây ta hãy xem NHTW điều hành lãi suất như thế nào:
3- Nguyên tắc hoạt động của NHTW trong thực hiện chính sách lãi suất
Thứ nhất, NHTW không trả lãi tiền gửi cho bất cứ NHTM, tổ chức tín dụng nào.
Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW luôn là chủ nợ của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vị trí chủ nợ đó cần thiết để NHTW có thể điều tiết việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng cung ứng tiền tệ. Nếu NHTW trả lãi tiền gửi, nghĩa là người nợ của hệ thống NHTM, thì NHTW không có khả năng tác động trực tiếp vào sự gia tăng khối tiền tệ, vì bất cứ lúc nào các NHTM cũng có thể rút tiền gửi của họ. Mối quan hệ hữu cơ giữa thị trường tiền tệ với thị trường tín dụng bị phá vỡ và NHTW mất đi khả năng điều tiết của mình. Chính vì lý do đó các NHTM, Kho bạc Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác, không bao giờ được phép gửi tiền có lãi tại NHTW, vì điều đó sẽ chôn vùi vị trí chủ nợ của NHTW. Các NHTM gửi tiền tại NHTW thì đó chỉ thuần tuý là việc dự trữ không có lãi. Nếu muốn hưởng lãi, NHTM có thể mua tín phiếu NHNN hay tín phiếu Kho bạc Nhà nước.
Thứ hai, NHTW chỉ được phép cho các NHTM vay ngắn hạn.
Đây là vấn đề cốt lõi đối với khả năng điều tiết của NHTW vì chỉ như vậy NHTW mới có thể phản ứng nhanh với những rối loạn có thể xảy ra trong hệ thống tiền tệ bằng việc thay đổi chi phí tái cấp vốn. điều đó có nghĩa là chỉ NHTM mới được cấp tín dụng dài hạn. Nếu một khi NHTW có những khoản nợ phải đòi dài hạn, thì khác nào họ tự chôn vùi khả năng điều tiết của mình và thúc đẩy sự bất ổn trong thị trường tiền tệ.
4- Các công cụ điều tiết lãi suất thị trường của NHTW
Thứ nhất, gọi cho vay theo hình thức đấu thầu
Đây là hình thức quan trọng để NHTW cung ứng tiền trung ương cho các NHTM. Thời hạn cho vay thường ngắn (khoảng 10 - 15 ngày) và được tổ chức thường xuyên 1-2 lần/tuần. Giả sử sau khi NHTW thông báo gọi thầu (chỉ công bố thời hạn cho vay, chứng phiếu thế chấp, không bao giờ công bố lãi suất) và nhận được đơn xin vay của các NHTM như sau:
NHTM 1 xin vay 20 tỷ với lãi suất 10%/năm
NHTM 2 xin vay 35 tỷ với lãi suất 9.75%/năm
NHTM 3 xin vay 5 tỷ với lãi suất 9.5%/năm
NHTM 4 xin vay 10 tỷ với lãi suất 9.4%/năm
NHTM 5 xin vay 20 tỷ với lãi suất 9.3%/năm
Căn cứ số tiền cần phát hành, NHTW quyết định cho vay 30 tỷ với lãi suất 9.5%/năm. Có 3 ngân hàng trúng thầu với lãi suất 9.5% nhưng số tiền xin vay là 60 tỷ. Như vậy mỗi ngân hàng sẽ được vay 1/2 lượng tiền yêu cầu (=30tỷ/60tỷ) với cùng lãi suất 9.5%/năm. Lãi suất 9.5% này cực kỳ quan trọng, qua đó đánh tín hiệu với thị trường rằng NHTW không muốn lãi suất giảm xuống dưới 9.5%/năm. Căn cứ vào đó, các NHTM tự định liệu lãi suất thị trường.
Thứ hai, lãi suất tái chiết khấu hay tạm ứng trên chứng từ.
Hình thức gọi thầu cho vay được thực hiện định kỳ hay theo quyết định của NHTW với thời hạn cố định, vì vậy không đáp ứng nhu cầu xin vay bất thường với thời gian không quy định trước của các NHTM. Hình thức cho vay tạm ứng trên cơ sở thế chấp chứng từ cho phép khắc phục điều đó. Loại hình cho vay này được thực hiện bất cứ lúc nào với thời hạn thoả thuận giữa NHTW và NHTM (thường từ 5-10 ngày), lãi suất cao hơn cho vay đấu thầu 0.5-0.6%. Đây là cánh cửa thường xuyên mở rộng cho các NHTM với điều kiện có chứng từ thế chấp tốt. Đó là lãi suất chỉ đạo thứ hai của NHTW.
Với hai hình thức trên, NHTW có thể tác động hướng lãi suất thị trường dao động trong khung tạo bởi hai mức lãi suất đó. Lãi suất cho vay đấu thầu(ví dụ trên là 9.5%) là lãi suất thấp nhất của thị trường, đóng vai trò như lãi suất sàn, còn lãi suất tạm ứng chứng từ (ví dụ trên là 10%) là lãi suất chặn đứng thị trường, đóng vai trò là lãi suất trần. Lãi suất thị trường dao động trong khung mong muốn của NHTW (từ 9.5% - 10%), còn khung lãi suất này dao động tuỳ theo mục tiêu NHTW theo đuổi lượng cung tiền, tỷ giá hối đoái.
Một số nước, thường có thị trường tài chính chưa phát triển, NHTW có thể quy định trực tiếp lãi suất trần và lãi suất sàn bằng cách ra các sắc lệnh bắt buộc các NHTM phải tuân thủ.
Thứ ba, lãi suất can thiệp cụ thể của NHTW.
Nếu lãi suất trên thị trường, vì lý do không dự kiến được, tăng quá cao đột xuất (ví dụ lãi suất vay nóng 1 ngày tăng đột ngột 10.25%), NHTW sẽ can thiệp bằng cách thông báo lãi suất cho vay 1 ngày là 9.75% chẳng hạn, la thị trường sẽ xuống theo. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường xuống thấp quá mức lãi suất chặn dưới, NHTW sẽ công bố lãi suất cho vay bằng hay cao hơn lãi suất chặn trên một chút. Đó là các lãi suất can thiệp.
Trong 3 hình thức trên, lãi suất cho vay đấu thầu và lãi suất cho vay tạm ứng là quan trọng nhất, đóng vai trò lãi suất chỉ đạo của NHTW. Còn lãi suất can thiệp chỉ là phụ và tuỳ từng trường hợp diễn biến thị trường. Ngoài ra NHTW còn can thiệp vào lãi suất thị trường thông qua kỹ thuật thị trường mở, nghĩa là NHTW mua bán các chứng khoán trên thị trường để điều tiết việc bơm hay rút tiền khỏi lưu thông.
chương II : Thực trạng chính sách lãi suất
ở việt nam thời gian qua
Cũng như các nước khác trên thế giới, tại Việt nam lãi suất cũng là một trong những công cụ vô cùng quan trọng mà NHNN VN sử dụng để thực hiện những mục tiêu của chính sách tiền tệ của mình. Cùng với những bước biến chuyển tích cực trong hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam thì chính sách lãi suất ( CSLS ) cũng có những bước điều chỉnh thay đổi để hoàn thiện và tiến đến một lãi suất tiền tệ theo hướng tự do lãi suất theo quan hệ cung cầu vốn theo đúng bản chất của lãi suất.
Từ khi thành lập cho đến nay NHNN VN đã nhiều lần điều chỉnh chế độ lãi suất của mình. những sự thay đổi CSLS này được mang tính tích cực về mặt lí thuyết. Tuy nhiên , chính sách đó khi đi vào thực tế đem lại hiệu quả đến đâu là một chuyện hoàn toàn khác. Sau đây ta hãy xem xét sự điều hành CSLS qua các thời kỳ cụ thế sau.
I. Giai đoạn từ 1992 trở về trước:
Đây là thời kỳ NHNN VN thực hiện CSLS cố định, NHNN VN đẫ qui định quá chi tiết các mức lãi suất khác nhau. Tại lãi suất ban hành theo quyết định số 125/NH-QĐ ngày 04/9/1986 ta thấy có ngót 30 mức lãi suất khác nhau. Chúng được phân biệt rõ rệt bởi hình thức sở hữu ( Quốc doanh và tập thể ), bởi nghành nghề ( Nông, công , thương nghiệp .. ), bởi sự thực hiện cái gọi là hạn mức kế hoạch ( trong hạn mức kế hoạch, trên hạn mức kế hoạch)... Và một điều ta không thể không nhận thâysự bất hợp lý trong CSLS này là mức lãi suất tiền gửi và cho vay được quy định ở biểu quá nhỏ bé so với mức lãi suất huy động tiết kiệm, cho vay tư nhân, cá thể và nó càng nhỏ bé khi so sánh với tỉ lệ lạm phát tháng của năm 1986 ( Khoảng 14% / tháng ) ( Để biết thêm về biểu lãi suất tiền gửi cho vay của NHNN xem phụ lục 1. )
Đây là thời kỳ lãi suất thực âm đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status