Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta – Thực trạng và một số giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta – Thực trạng và một số giải pháp



MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH) 5
I/ Những nội dung cơ bản về BHXH 5
1. Bản chất của BHXH 5
1.1. Khái niệm BHXH 5
1.2. Bản chất của BHXH 6
2. Đối tượng của BHXH 8
3. Chức năng của BHXH 8
4. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển BHXH 9
4.1. Tính tất yếu khách quan của BHXH 9
4.2. Quá trình hình thành và phát triển BHXH trên thế giới 10
4.3. Quá trình hình thành và phát triển BHXH ở nước ta 12
 II/ Vai trò của BHXH 13
PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TRONG CÁC DNNQD
Ở NƯỚC TA 15
I/ Khái quát về DNNQD 15
1. Nhận diện DNNQD 15
2. Vai trò kinh tế xã hội của DNNQD 16
3. Thực trang phát triển các DNNQD ở nước ta hiện nay 17
II/ Tình hình thực hiện BHXH trong các DNNQD ở nước ta 20
1. Sự cần thiết phải thực hiện BHXH trong các DNNQD 20
2. Thực trạng thực hiện BHXH trong các DNNQD 21
2.1. Những kết qủa đạt được 21
2.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện 23
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đòi giới chủ phải quan tâm đến những người lao động khi họ bị ốm đau hay mất khả năng lao động.
Năm 1883, nước Phổ (Cộng hoà Liên bang Đức ngày nay) đã ban hành luật bảo hiểm ốm đau đầu tiên trên thế giới đánh dấu sự ra đời của BHXH. Năm 1884, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ra đời. Năm 1889 phát triển thêm bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật.
Tiếp theo Đức, BHXH lan sang các nước châu âu khác như Anh (1877), Pháp (1899), Liên Xô (1917) BHXH đã trở thành một trong những quyền của con người và được xã hội thừa nhận. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc (10/12/1948) đã ghi “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH”. Ngày 04/06/1952, tổ chức lao động quốc tế (ILO) ký công ước số 102 về “BHXH cho người lao động” đã khẳng định tất yếu các nước phải tiến hành BHXH cho người lao động và gia đình họ, đồng thời công ước cũng khuyến khích các BHXH trên thế giới phải bao gồm 09 chế độ sau:
Chăm sóc y tế
Trợ cấp ốm đau
Trợ cấp thất nghiệp
Trợ cấp tuổi già
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Trợ cấp gia đình
Trợ cấp sinh đẻ
Trợ cấp khi tàn phế
Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng).
Tuỳ theo điều kiện kinh tế – xã hội, các chế độ trên được thực hiện ở mỗi nước là khác nhau. Tuy nhiên, một nước được gọi là có hệ thống BHXH thì phải thực hiện ít nhất ba chế độ, trong đó ít nhất phải có một trong năm chế độ là: Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp khi tàn phế, trợ cấp cho người còn sống.
4.3. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH ở nước ta
BHXH nước ta có mầm mống dưới thời phong kiến Pháp thuộc. Tuy nhiên, trong thời kỳ này nó chỉ được áp dụng cho các công chức, quân nhân Việt nam và các lực lượng vũ trang của Pháp ở Đông dương.
Sau cách mạng tháng tám, trên cơ sở hiến pháp năm 1946 của nước Việt nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ đã quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước.
Tuy nhiên, do chiến tranh và khả năng kinh tế có hạn nên chỉ một bộ phận lao động xã hội được hưởng quyền lợi BHXH.
Ngày 27/12/1961, Nhà nước ban hành nghị định 128/CP của Chính phủ về “Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức” và được thi hành từ ngày 01/01/1962. Sau hơn 20 năm thực hiện chế độ BHXH đã bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, ngày 15/05/1985 Chính phủ đã ban hành Nghị định 236/HĐBT về việc sửa đổi, bổ sung chính sách và chế độ BHXH đối với người lao động. Nội dung chủ yếu của Nghị định này là điều chỉnh mức đóng và mức hưởng.
Tuy vậy, chính sách BHXH ở Việt nam vẫn còn nhiều hạn chế, không phù hợp với cơ chế mới. Vì vậy, ngày 22/06/1993 Chính phủ đã ban hành nghị định 43/CP quy định tạm thời các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế, đánh dấu bước đổi mới của BHXH nước ta.
Sau khi bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 16/06/1994, Chính phủ đã ban hành nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 về điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế. Nội dung của bản điều lệ này đã góp phần thực hiện công bằng xã hội, làm lành mạnh hoá thị trường lao động, đồng thời đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả nước.
Theo điều 02 của nghị định này, BHXH nước ta gồm năm chế độ sau đây:
Chế độ trợ cấp ốm đau
Chế độ trợ cấp thai sản
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chế độ hưu trí
Chế độ tử tuất.
II/ Vai trò của BHXH:
Kể từ khi ra đời, BHXH đã không ngừng được mở rộng, số đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng. Cho đến nay, khái niệm BHXH đã trở nên quen thuộc và gần gũi với mọi người lao động thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Có được kết quả đó là nhờ vai trò hết sức to lớn của BHXH. Vai trò đó được thể hiện:
Thứ nhất, người tham gia BHXH được trợ cấp một phần thu nhập bị giảm hay mất đi do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sinh đẻ, tuổi già hay chết. Nhờ đó mà người lao động và gia đình họ có thể ổn định cuộc sống ở mức bình thường khi những sự kiện đó xảy ra. Đặc biệt, khi lao động chính trong gia đình không may gặp phải những rủi ro như: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn đến mất khả năng lao động tạm thời hay vĩnh viễn, hay trong trường hợp người lao động tử vong thì lúc này trợ cấp BHXH là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là vai trò cơ bản, quan trọng và bao trùm nhất của BHXH.
Thứ hai, BHXH là chỗ dựa tinh thần cho người lao động, giúp họ yên tâm trong cuộc sống, trong sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần làm cho sản xuất kinh doanh phát triển ổn định. BHXH là loại bảo hiểm có tính cộng đồng, tương trợ và nhân văn sâu sắc nhất trong các loại hình bảo hiểm.
Thứ ba, BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách bảo đảm xã hội của nước ta, thực hiện BHXH có nghĩa là đã góp phần đảm bảo an toàn xã hội, đồng thời thể hiện được sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thứ tư, BHXH làm cho mối quan hệ giữa chủ và thợ được hài hoà hơn, hạn chế những mâu thuẫn phát sinh, đồng thời giải quyết lợi ích cơ bản giữa ba bên : người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, từ đó góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Thứ năm, BHXH còn tập hợp được một lượng tiền lớn thông qua sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của nhà nước tạo thành quỹ BHXH. Quỹ này ngoài việc sử dụng cho hai mục đích chính là chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH, phần quỹ nhàn rỗi còn được đem đầu tư sinh lời, từ đó góp phần phát triển kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm.
Ngoài ra, hoạt động BHXH còn thu hút một số lao động nhất định, góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã hội.
Phần II
Tình hình thực hiện BHXH trong các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt nam
I/ Khái quát về Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD)
1/ Nhận diện DNNQD
Để có thể nhận diện DNNQD một cách chính xác, chúng ta sẽ đi từ việc phân định các thành phần kinh tế ở nước ta.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc xác định các thành phần kinh tế trong nền kinh tế ở nước ta đã có sự thay đổi nhất định. Đại hội Đảng lần thứ VI và VII xác định có kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế gia đình và kinh tế tư nhân. Đại hội Đảng lần thứ VIII xác định có: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân.
Với chủ chương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định “Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và phát triển lành mạnh. Théo đó các thống kê chính thức của Nhà nước Việt nam gần đây sử dụng cách phân chia: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. đồng thời có sự phân chia tổng hợp hơn thành khu vực kinh tế trong nước (gồm khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh) và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Với cách phân định hiện nay có thể xác định thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chỉ bao gồm: kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp.
Đứng trên giác độ khác cũng có thể nói thành phần kinh tế ngoài quốc doanh gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và các hộ cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông qua việc xác định thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đồng thời kết hợp với định nghĩa về doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp chúng ta có thể xác định DNNQD bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân (không bao gồm các hộ cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh).
2/ Vai trò kinh tế xã hội của DNNQD
DNNQD là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong nền kinh tế ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trước đây trong một thời gian khá dài chúng ta đã không công nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế này làm cho nó phải hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau hay dưới dạng kinh tế tập thể.
Những năm gần đây, với sự thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, các DNNQD đã thực sự khởi sắc và thể hiện vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế. Đặc biệt với điều kiện của nước ta hiện nay: kinh tế kém phát triển, ngân sách bội chi, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong điều kiện phải chịu nhiều áp lực, thêm vào đó tình trạng thất nghiệp gia tăng đang là một gánh nặng cho xã hội. Trong điều kiện đó, vai trò của NDNQD càng trở nên quan trọng, vai trò đó thể hiện:
Một là, các DNNQD có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Chúng đóng góp rất lớn vào sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội. ở Việt nam, theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì hiện nay các DNNQD của cả nước đóng góp khoảng 7% GDP của cả nước.
Hai là, tác động kinh tế – xã hội lớn nhất của các DNNQD là giải quyết một số lượng lớn chỗ làm việc cho dân cư, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Theo thống kê thì số ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status